Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

Ngay từ khi mới ra đời tác phẩm đã đƣợc đón nhận với những lời đánh giá rất cao và ngày càng khẳng định đƣợc giá trị. “Truyền kì mạn lục” không chỉ là niềm tự hào của ngƣời Việt Nam mà còn đƣợc giới nghiên cứu của nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm. Tác phẩm thực sự trở thành một áng “thiên cổ kì bút” , “thiên cổ kì thƣ” (Vũ Khâm Lâm), “áng văn hay của bậc đại gia”, “ lời lẽ thanh tao tốt đẹp, ngƣời bấy giờ lấy làm ngợi khen” (Phan Huy Chú).

“Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện đƣợc chia thành 4 tập, mỗi tập 5 truyện.

Về mặt nội dung hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh ở các thời Lý- Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ trên địa bàn Nghệ An trở ra Bắc. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện trong dân gian, nhiều trƣờng hợp xuất phát từ những truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ… tác phẩm muốn gửi gắm ý tƣởng phê phán nền chính trị rối loạn. Không còn kỉ cƣơng trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian thần nịnh hót, bọn quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, nhiễu sách dân lành, thậm chí chiếm đoạt vợ ngƣời, bức hại chồng ngƣời. Xã hội rối ren, tệ nạn nảy sinh đến thần cũng trở thành yêu quái, sƣ sãi cũng đắm chìm trong sắc dục. Trong xã hội đó Nguyễn Dữ đặc biệt chú trọng hƣớng ngòi bút của mình đến hai loại nhân vật: ngƣời phụ nữ và trí thức (nho sĩ). Khi phản ánh ngƣời phụ nữ với số phận bé nhỏ, chịu nhiều đau khổ, những trang viết của ông thấm đẫm tinh thần nhân văn sâu sắc. Khi viết về ngƣời trí thức, ông trân trọng, ngợi ca nhân cách thanh cao, cứng cỏi, đề cao đạo đức phong kiến xuất phát từ khuynh hƣớng “ẩn dật” do không tìm đƣợc lối thoát trên con đƣờng hành đạo, song về cơ bản vẫn là sự gắn bó chặt chẽ với cuộc đời.

Về nghệ thuật, tác phẩm thuộc thể loại truyền kì đƣợc viết bằng văn xuôi Hán có xen những bài thơ, ca từ, biền văn. Cuối truyện (trừ truyện 19 Cuộc nói

chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình thể hiện thái độ, chính kiến và tình cảm

23

Sở dĩ “Truyền kì mạn lục” đƣợc đánh giá cao, đƣợc quan tâm nhƣ vậy là vì: mặc dù viết theo thể loại truyền kì, một loại hình văn học dùng hình thức kì ảo làm phƣơng tiện nghệ thuật nhƣng tác phẩm đã mô tả khá phong phú về hiện thực cuộc sống một giai đoạn lịch sử mang màu sắc bi kịch của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVI. Sau cái vỏ hình thức kì ảo là những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn đƣợc thông qua số phận các nhân vật trong truyện.

Tóm lại, Cù Hựu và Nguyễn Dữ tuy sống ở hai không gian địa lí khác nhau và cách nhau hàng thế kỉ nhƣng khi so sánh thời đại, cuộc đời và tác phẩm ta nhận thấy ở họ đều có nhiều điểm chung, cả hai ông đều sống vào thời kì trung đại, là tác giả của thể truyền kì. Ngay từ nhỏ cả hai đã thể hiện trí thông minh, tài giỏi, đều ra làm quan, cuộc đời không phẳng lặng đầy sóng gió. Họ là nhân chứng của thời loạn, nếu Cù Hựu sống trong quốc gia bị ngoại bang xâm lƣợc thì Nguyễn Dữ lại chịu nhiều nỗi bất hạnh của một đất nƣớc nội chiến triền miên. Hai tác giả là những nhà nho không gặp thời, bất đắc chí, chỉ còn biết thể hiện ý chí của mình trên từng trang sách.

“Tiễn đăng tân thoại” “Truyền kì mạn lục” đều đƣợc sáng tạo theo

thể truyền kì. Hai tác phẩm có nguồn gốc từ các sáng tác dân gian địa phƣơng và chịu ảnh hƣởng từ văn hóa Hán. Qua mƣời thế kỉ Bắc thuộc, cùng với quá trình Việt hóa các yếu tố lâu dài nên chắc chắn du nhập các giá trị của văn hóa dân gian Trung Hoa cổ, vì thế, có thể khẳng định sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc là điều dễ hiểu. Trong sự tiếp nhận ấy sẽ dẫn đến những điểm tƣơng đồng về đề tài, cốt truyện, nhân vật,… Đồng thời bằng chính tài năng và tinh thần dân tộc của ngƣời nghệ sĩ, Nguyễn Dữ không đơn thuần chỉ là sự tiếp nhận và mô phỏng lại. “Truyền kì mạn lục””còn là một sự sáng tạo đặc biệt trên cơ sở của cái đã có nhằm tạo ra một tác phẩm mang hơi thở thời đại và thấm đẫm tinh thần dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)