7. Cấu trúc của luận văn
2.5.4. Trong việc xây dựng nhân vật
Sự mở rộng không gian và thời gian đó đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hành động và tính cách nhân vật, tạo ra những khoảng không bao la cho sự sáng tạo nghệ thuật. Diện mạo, tính cách, tâm tƣ tình cảm cũng nhƣ ƣớc nguyện của con ngƣời trong cuộc sống, thậm chí là thần tiên, là ma, là tinh vật… đã đƣợc Nguyễn Dữ thể hiện một cách chân thực, sinh động. Mỗi nhân vật đề có một hoàn cảnh riêng, tính cách riêng, tâm sự riêng (dẫu tâm lí nhân vật chƣa đƣợc khắc họa sắt nét nhƣ các tác phẩm tự sự hiện đại sau này) nhƣng nhân vật đã để lại dấu ấn đậm nét nhƣ chính con ngƣời ngoài đời thực. Ẩn bên trong thế giới nghệ thuật ấy là cả một tấm chân tình rất thắm thiết của tác giả.
Ta bắt gặp trong “Truyền kì mạn lục” một thế giới nhân vật đa dạng: từ con ngƣời trần thế với đủ giai cấp, thành phần nhƣ quan lại, nho sinh, lái buôn, ca nữ …đến nhân vật trong thế giới siêu nhiên nhƣ ma, quỷ, tinh vật, thần tiên… Mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận riêng đƣợc xây dựng một cách khéo léo, sinh động, phản ánh đƣợc hiện thực nhiều mặt của xã hội với đầy đủ tốt, xấu; thiện, ác… Có ngƣời là quan thanh liêm, thƣơng dân nhƣ Dƣơng Đức Công (Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh) Có ngƣời là nho sinh nhƣng
63
không lo học hành, mải mê yêu đƣơng (nhƣ Hà Nhân trong Chuyện kì ngộ ở
Trại Tây)... Có kẻ là hồn ma của ngƣời chết nhƣ hồn ma Nhị Khanh trong
Chuyện cây gạo, hồn ma Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), có kẻ
lại là các tinh vật nhƣ Liễu Nhu Nƣơng và Đào Hồng Nƣơng (Chuyện kì ngộ
ở Trại Tây), Có khi nhân vật lại là thần Thuồng luồng dƣới thủy cung
(Chuyện đối tụng ở Long cung), là tiên cõi trời nhƣ Giáng Hƣơng (Chuyện Từ
Thức lấy vợ tiên)….
Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang không nói nhiều, không táo bạo và thẳng thắn đề cập đến vấn đề hoan lạc ái ân nhƣ Nhị Khanh hay Hồng Nƣơng, Nhu Nƣơng nhƣng những câu nói của nàng mang nhiều nét trí trá, ranh mãnh của một hồn ma, khiến ngƣời nghe dù có sắt đá cũng phải ỉu mềm. Lời nói của nàng luôn mang giọng điệu ngọt nhạt tinh quái: “Thiếp vốn người ở Phong Châu, cha mẹ làm nghề buôn hàng tấm. Không may bị quân cường đạo giết người cướp của, cha mẹ thiếp đều hồn chôn bụng cá, xương gửi lòng sông. Còn lại tấm thân yếu ớt trơ trọi này thoát khỏi miệng hùm lần lên bờ sông, tìm vào nhà dân ở đậu. Hôm qua nhân ra bờ sông hái dâu cho bà chủ, chợt đi qua chỗ gặp nạn cũ, bất giác đau xót mà ngồi đây khóc lóc đến
giờ”, “Chiếc thân trôi nổi, nào có đáng tiếc gì đâu, chỉ hận một điều là hài
cốt cha mẹ, chưa vớt lên được để đem về mai táng… Nếu vậy thật là lòng trời. Ngài quả giúp cho được như thế, thật là cái ơn cốt nhục sinh tử. Thiếp dù có
nát thân báo đền cũng đều không dám quản…”. Có khi lời nói của nàng lại
mang nét đanh đá, quyết liệt không giống với sự chuẩn mực, điềm đạm, nhu thuận của ngƣời phụ nữ đạo đức lý tƣởng: “Anh chàng huyễn thuật này ở đâu
ly gián vợ chồng ta, chia rẽ nhà của ta”. Hành động và lời nói của Thị Nghi
luôn đƣợc miêu tả gắn với những cử chỉ nhƣ “khép nép lau ráo nước mắt rồi nói”, “lại khóc nói”, “mừng rỡ nói”, “cả giận, lấy gậy đập vỡ cái chai rồi
mắng”… Điều đó khiến cho nhân vật trở nên sinh động, dẫu là ma nhƣng vẫn
64
Nàng Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo nhiều khi quyết liệt, ranh mãnh khiến Trình Trung Ngộ và độc giả không khỏi ghê rợn. Lời nói của nàng vừa ai oán, lại nhƣ một lời đòi hỏi đầy quả quyết và táo tợn. Khi Trung Ngộ đến Đông thôn và định bỏ chạy: “Chàng đã từ xa lại đây, quyết không có lý nào còn trở về nữa. Phương chi trong bài thơ bữa nọ, thiếp chả đã từng lấy cái chết mà hẹn hò nhau! Xin sớm theo nhau đi cho được thỏa nguyền đồng huyệt. Nằm vò võ một
mình như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về” . Câu nói phản ánh sự chủ
động táo bạo của Nhị Khanh, tô đậm tính chất ma quái của nàng và đồng thời thể hiện thái độ quyết liệt trong hành động giữ gìn hạnh phúc cá nhân của nàng.
Nguyễn Dữ thành công hơn cả so với các tác giả truyền kì chính bởi khả năng xây dựng nên những nhân vật mang diện mạo tính cách riêng, có cuộc sống riêng và có những nhân vật đƣợc khắc họa rất ấn tƣợng, trở thành nhân vật điển hình của văn học trung đại. Các tác giả truyền kì đa số nặng về ghi chép nên thƣờng ít chú ý đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật. Truyện truyền kì của Nguyễn Dữ đã khắc phục đƣợc điều này và bƣớc đầu đã quan tâm đến việc miêu tả nội tâm nhân vật. Thành công này một phần nhờ vào việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” một cách đầy sáng tạo của tác giả Nguyễn Dữ.
Tiểu kết Chƣơng 2
Mƣợn mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị”, Cù Hựu và Nguyễn Dữ đã đƣa con ngƣời vào những cuộc tình với thần tiên, ma, tinh loài vật… để từ đó gián tiếp đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời đại, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống tình cảm cá nhân của mỗi con ngƣời. Đó là khát vọng tình yêu và hạnh phúc trần thế, dù nhiều lúc phóng túng, sa đọa. Đặc biệt với Nguyễn Dữ, ông còn trực tiếp tố cáo tầng lớp thống trị và thể chế đƣơng thời, vạch trần những tƣ tƣởng thần quyền, hà khắc trói buộc tình cảm cá nhân, dồn đuổi con ngƣời vào chỗ không lối thoát.
65
Từ việc khảo sát nội dung của mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục” chúng tôi đi tìm hiểu nét độc đáo riêng của hai tập truyện cũng nhƣ sự chuyển dịch của hai mô típ qua từng tập truyện. Qua đó thấy đƣợc năng lực vận dụng những giá trị truyền thống, kế thừa tinh hoa của văn học nƣớc ngoài ở Nguyễn Dữ, giải mã những vấn đề nội dung, tƣ tƣởng đƣợc các tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm của mình. Vai trò của mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong nghệ thuật xây dựng truyện của “Truyền kì mạn lục” cũng đƣợc khai thác một cách chi tiết và cụ thể.
Sự sáng tạo của Nguyễn Dữ sẽ tiếp tục đƣợc khảo sát ở mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong chƣơng tiếp theo.
66
CHƢƠNG 3: MÔ TÍP “NGƢỜI LẠC VÀO THẾ GIỚI KHÁC” TRONG “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
3.1. Khảo sát mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong hai tác phẩm
Trong thể loại truyền kì, có một mô típ khá phổ biến với số lƣợng lớn đƣợc các nhà nghiên cứu để tâm: mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác”. Xem cách gọi tên, ta thấy điểm khác biệt nổi bật của mô típ này so với các mô típ khác chính là ở bối cảnh không gian của truyện. Ngoài không gian ở thế giới thực, trong mô típ này còn có không gian khác, không gian của tâm linh, của tƣởng tƣợng. Đó là thế giới của thủy cung, địa phủ, thế giới thần tiên hay thiên giới.
Cũng theo Toàn Huệ Khanh trong cuốn Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết
truyền kì Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam, các nhân vật chính khi đến thế
giới khác sẽ với hai mục đích: giao du, gặp gỡ hay diệt trừ. Ranh giới của hai kiểu truyện này cũng chỉ là tƣơng đối.
Về số lƣợng, trong “Tiễn đăng tân thoại” ta có thể tìm thấy 13/20 truyện có sử dụng mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác”. Trong “Truyền kì
mạn lục” có 16/20 truyện sử dụng mô típ trên.
Trong “Tiễn đăng tân thoại”, với chủ đề giao du có 9 truyện, chủ đề diệt trừ chỉ có 4 truyện.
Trong “Truyền kì mạn lục”, với chủ đề giao du, chỉ có 7 truyện trong khi chủ đề diệt trừ có tới 9 truyện. Nguyễn Dữ viết nhiều về chủ đề diệt trừ phải chăng có ý đồ. Khát vọng đấu tranh để thay đổi xã hội, đem lại những điều công bằng và tốt đẹp cho con ngƣời ở Nguyễn Dữ mạnh mẽ hơn.
Từ việc tìm hiểu về mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong các truyện của “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, chúng tôi có bảng thống kê sau:
67
Bảng 3: Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại”
Truyện Tên truyện Nhân vật Nơi đến Mục đích
1
Thủy Cung khánh hội lục
(Tiệc mừng dưới Thủy Cung)
Dƣ Thiện Văn Thủy phủ Giao du
2
Tam Sơn phúc địa chí
(Miền phúc địa ở Tam Sơn)
Nguyên Tự Thực Tiên giới Giao du
3
Hoa Đinh phùng cố nhân ký
(Gặp người cũ ở Hoa Đình)
Thạch Nhƣợc Hƣ Âm phủ Giao du
4
Lệnh Hồ Sinh minh mộng
lục (Chàng Lệnh Hồ nằm
mơ xuống âm phủ)
Lệnh Hồ Sinh Âm phủ Giao du
5
Thiên Thai phỏng ẩn lục
(Thăm người ở ẩn chốn Thiên Thai)
Từ Dật Tiên giới Giao du
6
Mẫu đơn đăng ký
(Chuyện chiếc đèn mẫu đơn)
Kiều Sinh Âm phủ Diệt trừ
7
Phú quý phát tích tƣ chí
(Ty cai quản việc phát giàu sang)
Hà Hữu Nhân Âm phủ Giao du
8
Vĩnh Châu dã miếu ký
(Ngôi miếu hoang ở Vĩnh Châu)
Tất Ứng Tƣờng Âm phủ Diệt trừ
9
Thân Dƣơng động ký
(Chuyện động Thân Dương)
Lý Đức Phùng
Ngoại lệ (Động yêu
khỉ)
68
10
Long Đƣờng linh hội lục
(Cuộc hội ngộ linh diệu ở miếu Long Vương)
Văn Tử Thuật Thủy phủ Giao du
11
Thái Hƣ Tƣ pháp truyện
(Chức Tư pháp ở điện Thái Hư)
Phùng Đại Dị Âm phủ Diệt trừ
12 Tu văn Xá nhân truyện
(Chức Xá nhân tu văn) Hạ Nhan Âm phủ Giao du
13
Giám Hồ dạ phiếm ký
(Đêm chơi thuyền trên Giám Hồ)
Thành Lệnh
Ngôn Thiên giới Giao du Nhƣ vậy, Mẫu đơn đăng ký là truyện có cả hai mô típ “tình yêu và hôn nhân kì dị” và “Ngƣời lạc vào thế giới khác” .
Bảng 4: Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Truyền kì mạn lục”.
Truyện Tên truyện Nhân vật Nơi đến Mục đích
1
Hạng Vƣơng từ ký
(Câu chuyện ở đền Hạng Vương)
Hồ Tông Thốc Âm phủ Giao du
2 Mộc miên thụ truyện
(Chuyện cây gạo) Trình Trung Ngộ Âm phủ Diệt trừ
3
Trà Đồng giáng đản lục
(Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh)
Dƣơng Đức CôngThiên giới Giao du
4
Long Đình đối tụng lục
(Chuyện đối tụng ở Long Cung)
69
5
Đào Thị nghiệp oan ký
(Chuyện nghiệp oan của Đào thị)
Hàn Than, Vô Kỷ Âm phủ Diệt trừ
6
Tản Viên từ Phán sự lục
(Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
Ngô Tử Văn Âm phủ Diệt trừ
7 Từ Thức tiên hôn lục
(Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) Từ Thức Tiên giới Giao du
8
Phạm Tử Hƣ du Thiên Tào
lục (Chuyện Phạm Tử Hư
dạo chơi Thiên tào)
Phạm Tử Hƣ Thiên giới Giao du
9
Xƣơng Giang yêu quái lục
(Chuyện yêu quái ở Xương Giang)
Thị Nghi Âm phủ Diệt trừ
10
Na Sơn tiều đối lục
(Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na)
Trƣơng Công Tiên giới Diệt trừ
11
Đông Triều phế tự truyện
(Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều)
Huyện trƣởng
Văn Tƣ Sĩ Âm phủ Diệt trừ
12
Đà Giang dạ ẩm ký
(Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang)
Tú tài họ Viên,
xử sĩ họ Hồ Tiên giới Diệt trừ
13
Nam Xƣơng nữ tử lục
(Chuyện người con gái Nam Xương)
70
14 Lý tƣớng quân truyện
(Chuyện Lý tướng quân) Lý Thúc Khoản Âm phủ Giao du
15
Kim Hoa thi thoại ký
(Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa)
Mao Tử Biên Âm phủ Giao du
16
Dạ Soa Bộ soái lục
(Chuyện tướng Dạ Soa)
Văn Dĩ Thành Âm phủ Diệt trừ
Có nhiều truyện cùng lúc có cả hai mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” và “Ngƣời lạc vào thế giới khác”, đó là: Chuyện cây gạo, Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện yêu quái ở Xương Giang.
3.2. Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” 3.2.1. Người lên thiên đình
Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” có 1 truyện viết về ngƣời lên thiên giới (thiên đình): Giám Hồ dạ phiếm ký (Đêm chơi thuyền trên Giám Hồ).
Xử sĩ Thành Lệnh Ngôn không cầu danh tiếng thành đạt, tính vốn thích sơn thủy. Một đêm đầu thu từng thả thuyền đọc thơ trên hồ Giám. Trong lúc mơ màng chàng đƣợc Chức Nữ triệu vời, cả thuyền và ngƣời đều bay lên sông Ngân. Chức Nữ nghiêm trang khẳng định không có chuyện ngoa truyền “hẹn kì đêm thu”, “Ngƣu Lang Chức Nữ gặp nhau” và tỏ vẻ bất bình với những “lời tà lẽ thô” của văn nhân hạ giới đùa cợt khinh nhờn thần linh. Nhƣng vì nàng ở tận cảnh tiên, xa xôi dẫu trăm miệng cũng không biện bạch đƣợc, nhân thế nhờ chàng khi về hạ giới giúp nàng tẩy rửa tiếng oan đó.
71
Trong truyện, Thành Lệnh Ngôn đƣợc ca ngợi hết mực ở cả cõi trần lẫn cõi tiên. Ở cõi trần, chàng là ngƣời coi thƣờng danh lợi, tâm hồn phóng khoáng, yêu thiên nhiên cảnh vật, thích làm bạn với muôn loài. Ở cõi tiên chàng đƣợc Chức Nữ đánh giá là ngƣời “nghĩa cao, đức lớn, sau này cũng sẽ
thành thực” mà thành tâm gửi gắm việc “coi thƣờng thần, xúc phạm trời” của
giới văn sĩ dƣới trần, ngu dân thích chuyện hoang đƣờng bịa đặt. Sau câu chuyện với tiên nữ, Thành Lệnh Ngôn nhận thấy cuộc đời còn nhiều uẩn khúc, ngƣời đời phần nhiều là sai ngoa. Vậy gặp tiên cũng là để chiêm nghiệm, suy ngẫm về đời, ý “khuyến thiện trừ ác” của Cù Hựu chẳng phải từ đấy mà ra hay sao?
3.2.2. Người lên cõi tiên.
Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” có 2 truyện viết về ngƣời lạc vào tiên giới: Thiên Thai phỏng ẩn lục (Thăm người
ở ẩn chốn Thiên Thai), Tam Sơn phúc địa chí(Miền phúc địa ở Tam Sơn).
Trong Thăm người ở ẩn chốn Thiên Thai, văn sĩ Từ Dật nhân tiết Đoan Ngọ vào núi Thiên Thái hái thuốc, lạc đƣờng đến một xóm của những ngƣời tránh nạn, cách biệt hẳn cõi đời. Ở đây, chàng gặp một vị lão trƣợng tự xƣng là quan Thái học Đƣờng Thƣơng Xá. Lão trƣợng bảo với chàng: “Ta ở đây từ đời Tống, chỉ biết có nhà Tống mà không biết có nhà Nguyên, càng không thể nói gì về nhà Đại Minh”. Hai ngƣời cùng nhau bàn về các sự việc đời nhà Tống, các bề tôi đƣơng thời.
Nhƣ vậy, sự lạc bƣớc đã cho Từ Dật cơ duyên để hiểu rõ về số phận và phẩm chất của một danh sĩ đời Tống. Thái học Đào Thƣợng Xá đƣợc biết đến là là một con ngƣời bản tính hiền hòa, đôn hậu, một ngƣời học rộng tài cao, có khát vọng “lập thân lƣu danh”. Trƣớc cảnh nhiễu nhƣơng của thời loạn, tạo hóa xoay vần khiến ông phải lang bạt đến nơi rừng sâu, non cao để tá túc. Cuộc sống giản dị, ung dung tự tại “nhƣ kẻ lánh đời, ngƣời tị nạn”, xa lánh bụi trần mà lòng vẫn nặng mối u hoài về thân phận của một kẻ sĩ đối với đất nƣớc, kể lại chuyện xƣa
72
mà thao thao bất tuyệt, bất giác rơi lệ. Số phận kẻ sĩ khiến ngƣời đọc không khỏi trăn trở về hiện thực xã hội đƣơng thời (đời Tống).
Trong Miền phúc địa ở Tam Sơn, Nguyên Tự Thực may mắn xuống đƣợc đất phúc Tam Sơn. Đến đấy ông mới hiểu ra cảnh nghèo khổ phiêu bạt của mình kiếp này nguyên nhân là ở sự tự cao tự đại từ kiếp trƣớc. Chàng đƣợc đạo sĩ chỉ cho con đƣờng thoát khỏi bến mê, về sau quả nhiên tai qua nạn khỏi, trở nên giàu có; còn Liêu Quân, kẻ lừa lọc vô ơn, khó dễ với Tự Thực cuối cùng không tránh khỏi sự báo ứng. Lạc vào cõi tiên chính là hành trình để nhân vật thấm thía luật nhân quả, cũng là để mọi ngƣời trông đó mà điều chỉnh hành vi thiện ác ở đời.
3.2.3. Người xuống thủy phủ
Mô típ “Ngƣời lạc vào thế giới khác” trong “Tiễn đăng tân thoại” có 2 truyện viết về ngƣời lạc đến Long cung, đó là Thủy Cung khánh hội lục (Tiệc