Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 64 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Trong việc xây dựng cốt truyện, tình tiết nghệ thuật

Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Cốt truyện đƣợc hiểu là hình thức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện nào, dù quy mô lớn hay nhỏ, cốt truyện nói chung đều bao gồm các thành phần chính: mở đầu (thắt nút) - phát triển - cao trào - kết thúc (mở nút). Trong bài viết “Về mối quan hệ giữa mô típ và cốt truyện”, đăng trên Tạp chí văn học số 2, năm 1987, Nguyễn Ngọc Thƣờng đã chỉ ra “Mô típ xuất hiện như là những phần tử đầu tiên tạo thành một thể thế giới hình tượng, trên cơ sở đó, qua thời đại khác nhau tạo thành những thể loại nghệ thuật khác nhau. Con người tiếp cận các sản phẩm đó và chế biến chúng theo xu thế xã hội. Và đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện cho mô típ có khả năng phát triển và biến đổi thành phần cốt truyện phù hợp với trình độ tư duy và khả năng nhận thức của

con người” [50]. Ông khẳng định: “mô típ được xem như là yếu tố, hạt nhân,

sau đó phát triển thành cốt truyện, nghĩa là mô típ là yếu tố ban đầu và cốt

58

Tìm hiểu “Truyền kì mạn lục”, ta thấy việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện.

Trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây, cách mở đầu giới thiệu nhân vật là chàng Hà Nhân, “người học trò nghèo quê ở Thiên Trường, khoảng năm

Thiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ Ức Trai”. Tiếp theo tác giả tập

trung vào việc mô tả cuộc gặp gỡ giữa chàng và hai ả Đào và Liễu. Rồi họ sớm tối ngày ngày gặp gỡ ân ái, hƣởng lạc khiến chàng Hà Nhân quên cả việc học hành. Truyện kết thúc bằng cuộc chia tay đầy nuối tiếc giữa Hà Nhân và hai nàng.

Trong Chuyện cây gạo, mở đầu bằng cách giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ nhân vật nhƣ bao truyện khác. Sau đó tác giả tập trung miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Trình Trung Ngộ và hồn ma Nhị Khanh. Trên con đƣờng làm ăn, buôn bán, Trình Trung Ngộ gặp Nhị Khanh – một cô gái xinh đẹp. Truyện kể rằng vào một đêm khuya, Trung Ngộ gặp Nhị Khanh trên cầu Liễu Khê. Họ đƣa nhau xuống thuyền rồi cùng nhau ân ái. Đƣợc hơn một tháng , khi nghe mọi ngƣời khuyên răn, Trung Ngộ mới dần tỉnh ngộ. Từ đó chàng mới biết cô gái mình gặp gỡ chính là một hồn ma. Hoảng sợ vô cùng, chàng sinh ra ốm nặng rồi chết bên quan tài Nhị Khanh. Kết thúc thiên truyện là hình ảnh hồn ma Trung Ngộ và Nhị Khanh vào những đêm tối trời vừa đi vừa hát, vừa khóc có khi tác quái làm hại con ngƣời nhƣng cuối cùng bị một đạo sĩ tiêu diệt. Nếu nhƣ kết thúc truyện Chuyện kì ngộ ở Trại Tây, Hà Nhân sực tỉnh chia tay với mộng đẹp trở về với cuộc sống đời thƣờng, anh lại tiếp tục dùi mài kinh sử những mong lập sự nghiệp, lƣu danh muôn thuở thì ở Chuyện cây gạo

cánh cửa tƣơng lai đã khép lại đối với nhân vật. Trình Trung Ngộ phải chết biến thành hồn ma lang thang. Những linh hồn không đƣợc siêu thoát thật đáng thƣơng và đáng trách. Ở đây nhân vật đã bỏ mạng vì yêu. Cách kết thúc đó đã thể hiện tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ. Chính vì vậy, có ngƣời cho rằng Chuyện cây gạo và truyện Chuyện kì ngộ ở Trại Tây là những truyện ngắn truyền kì nhƣng rất gần với truyện ngắn hiện đại.

59

Việc sử dụng các mô típ truyện có nguồn gốc dân gian có vai trò làm đầy đặn thêm cốt truyện, làm phong phú hệ thống chi tiết khiến mỗi câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, thổi vào những cốt truyện đó một sức sống mới với những vấn đề của cuộc sống sinh động. Nếu nhƣ cốt truyện đơn giản và sơ lƣợc là đặc điểm cơ bản của truyện kể dân gian, đặc điểm này do phƣơng thức sáng tác và lƣu truyền bằng miệng quy định thì cốt truyện của các truyện trong “Truyền kì mạn lục” đƣợc tác giả xây dựng phức tạp hơn nhiều. Có thể dẫn ra trƣờng hợp Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và truyện cổ tích Sự tích động

Từ Thức là cốt truyện có nhiều nét gần gũi nhau. Ta thấy cũng là câu chuyện

kể về chuyện chàng Từ Thức tình cờ đã lấy đƣợc vợ tiên, nhƣng ở truyện cổ tích Sự tích động Từ Thức, nói về nỗi nhớ quê của chàng Từ Thức sau một thời gian sống ở cõi tiên, các tác giả dân gian chỉ nói chung chung là “nhớ”, “buồn”, còn ở trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên nỗi nhớ quê của Từ Thức đƣợc Nguyễn Dữ miêu tả rất sinh động, kỹ lƣỡng những diễn biến tâm lý bên trong tâm trạng của chàng: “Từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay màu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh

chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng quấy nhiễu không sao ngủ được”. Từ

nói vợ rằng “Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng

cỏ héo hon”. Rõ ràng trong “Truyền kì mạn lục”, tình tiết cụ thể hơn, nó biểu

hiện những sự việc mang tính cá nhân rõ nét.

Nhƣ vậy, cách xây dựng cốt truyện ở mỗi thiên truyện sẽ phụ thuộc vào khả năng biến hóa, sáng tạo mô típ ở mỗi tác giả để tạo ra những thiên truyện có những cốt truyện mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 64 - 66)