Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 66 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Trong việc xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật

GS. Trần Đình Sử có viết trong Những thế giới nghệ thuật thơ: “Không gian nghệ thuật là những mô hình nghệ thuật về thế giới nghệ thuật mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không

60

gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm con người và góp phần biểu hiện

quan niệm ấy” [41, 373]. Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu không gian nghệ

thuật là hình tƣợng không gian trong tác phẩm, là môi trƣờng hoạt động của nhân vật đƣợc thể hiện dƣới sự lựa chọn, sắp xếp, tổ chức sáng tạo và biểu hiện quan niệm của nhà văn.

Còn thời gian nghệ thuật là “thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua chuỗi các tình tiết liên tục biến đổi có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới

nghệ thuật” [40, 63] hay “thời gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật

được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật. Nó được được dùng làm

phương tiện nghệ thuật phản ánh đời sống” [15, 25].Nhƣ vậy, thời gian nghệ

thuật chính là hình tƣợng nghệ thuật đƣợc dùng làm phƣơng tiện phản ánh đời sống, cảm xúc, tƣ tƣởng của nhà văn. Thời gian này, có tính chất tự do so với thời gian khách quan, đƣợc cảm nhận bằng tâm lí, ý nghĩa thẩm mĩ nhằm sáng tạo ra thế giới nghệ thuật có thể trƣờng tồn với thời gian.

Có thể nói, mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục”

đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, thời gian nghệ thuật truyện truyền kì mà không phải thể loại nào cũng có đƣợc vị thế hấp dẫn này.

Không gian của truyện không còn bị bó hẹp trong phạm vi không gian trần thế chật hẹp mà đƣợc mở rộng ra nhiều không gian khác nhƣ: Thiên giới, Âm phủ, Thủy phủ, không gian hải đảo, biển, rừng… Các không gian đó thƣờng đƣợc đo bằng một kiểu thời gian khác: một ngày bằng nhiều năm ở cõi trần. Từ Thức trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên khi trở về quê hƣơng, mọi ngƣời đã không còn nhận ra ông, thấm thoắt đã 80 năm trôi qua.

Ở truyện Chuyện đối tụng ở Long cung, ta bắt gặp không gian tâm linh mà thần Thuồng luồng tồn tại là ngôi đền thờ thần thủy tộc ở men sông. Khung cảnh thật hoang vắng, ngoại trừ bến nƣớc, con thuyền chỉ có “bãi cát phẳng lặng không có nhà cửa gì, duy lèo tèo mấy khóm lau sậy đứng rung

61

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, từ thực tế nơi đền chùa đến sự gặp gỡ giữa

Giáng Hƣơng và Từ Thức ở thế giới hƣ ảo nơi tiên cảnh là cả quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ Nguyễn Dữ. Từ điểm nhìn về không gian núi non hùng vĩ và ý thích đƣợc khám phá những khung cảnh đẹp của đất nƣớc mà Từ Thức đã đến với thế giới khác lạ so với trần gian. Nguyễn Dữ đã khéo léo vận dụng sự việc hƣ ảo, không gian tiên cảnh rất hợp với nhân duyên Từ Thức và Giáng Hƣơng để xây dựng câu chuyện thử thách nhân vật của mình trong một thế giới khác, một không gian nghệ thuật khác. Bằng chứng là thời gian Từ Thức sống trên tiên giới rất ngắn ngủi so với thời gian hiện thực. Cho thấy, không gian này là nơi lí tƣởng cho mọi ngƣời sống. Chính vì sống ở nơi đầy thi vị này mà mọi ngƣời không còn nhớ đến thế giới hiện thực nữa. Điều này hoàn toàn khác với thiên đƣờng hay địa ngục. Bởi nơi này không giống với bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Thế giới này chỉ có trong ý niệm, ƣớc vọng của nhà văn. Ở nơi này thần và ngƣời cùng chu du, cùng có những hỉ, nộ, ái, ố lẫn lộn. Con ngƣời ta có quyền làm và sống theo ý nguyện của lòng mình, khác hơn với thiên đƣờng hay địa ngục đều có những quy luật và những ràng buộc mà mọi ngƣời phải tuân theo. Ở nơi tiên cảnh, Từ Thức và Giáng Hƣơng đều có thể yêu nhau, chung sống cùng nhau, hƣởng thụ cuộc sống mà trần gian không thể tìm thấy đƣợc. Từ đó cho thấy nhà văn đã có sự bứt phá trong tƣ tƣởng Nho gia của mình. Ông đã chịu ảnh hƣởng của Lão giáo và Đạo giáo: con ngƣời luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình. Bên cạnh những tƣ tƣởng tiến bộ, lành mạnh đó, nhà văn cũng góp phần làm nên triết lí nhân sinh của cuộc đời. Việc Từ Thức sống trong thế giới tiên cảnh vẫn không nguôi nhớ quê hƣơng cho thấy không gian tiên cảnh chỉ có trong mộng mị, trong khát vọng mà thôi. Bởi cuộc sống có đẹp, có thanh thản, có thoát tục đến đâu thì cũng chỉ là cảnh xa vời. Con ngƣời vẫn không quên đƣợc hiện tại cuộc sống nơi mình ngự trị. Dẫu cuộc sống ấy có cực khổ với những buồn vui thì đó vẫn là thực tại. Việc Từ Thức sống trong cõi tiên chỉ là chút lòng mơ

62

ƣớc, là một cuộc phiêu du mà dẫu hấp dẫn ra sao thì con ngƣời rồi cũng phải quay về.

Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, cũng có đoạn miêu tả không gian

cung Tử Vi, nơi mà quần tiên thƣợng đế tụ họp. Nơi đó ta thấy từng vật thể của thiên đình đều mang màu sắc tinh khiết, trong sáng vằng vặc, để có thể thích ứng với tâm hồn những con ngƣời sống trong không gian ấy. Nguyễn Dữ đã ý thức về sự hữu hạn của con ngƣời sống trong không gian nên ông đã tìm sự vô hạn trong thời gian vĩnh cửu trong nhân sinh, thanh bình. Nhƣng khi đã thực sự sống trong thế giới ấy nhân vật của ông nhận thấy thế giới ấy chỉ là ảo mộng của đời ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 66 - 69)