Các yếu tố hình thành môtíp trong thể loại truyền kì ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Các yếu tố hình thành môtíp trong thể loại truyền kì ở Việt Nam

Nhìn nhận truyện truyền kì trung đại Việt Nam trong các mối quan hệ, ngƣời nghiên cứu thƣờng tập trung vào hai vấn đề: tác phẩm truyền kì với văn hóa, văn học dân gian của dân tộc; tác phẩm truyền kì với văn hóa, văn học nƣớc ngoài. Con đƣờng tìm về cội nguồn và tiếp biến những giá trị tinh hoa của nhân loại ở truyện truyền kì đã cho thấy rất rõ các yếu tố hình thành mô típ ở thể loại này.

Thứ nhất: Truyện truyền kì Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử. Văn hóa dân tộc nhƣ cái nôi nuôi dƣỡng truyện truyền kì Việt Nam trong suốt quá trình hình thành, phát triển và cũng chính nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian đã giúp cho thể loại truyện này ở Việt Nam khác với truyện truyền kì các nƣớc đồng văn trong khu vực.

Vì thế, nhiều mô típ của văn học dân gian đã in dấu rất đậm nét trong văn học viết, đặc biệt là ở thể loại truyền kì (những câu chuyện kì ảo đƣợc lƣu truyền trong dân gian): mô típ tình ngƣời duyên ma, mô típ ngƣời xuống thủy phủ, lên thiên đình, mô típ ngƣời lạc vào cõi tiên… Chẳng hạn nhƣ chuyện Từ

Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã không chỉ vay mƣợn mô típ ngƣời lạc vào

cõi Tiên mà còn vay mƣợn cả cốt truyện dân gian Sự tích động Từ Thức, song ông không lấy nguyên vẹn truyện cổ tích mà đã xây dựng nhân vật theo kiểu

26

nhân vật của xã hội mình. Tức là Từ Thức mang trong mình tƣ tƣởng của thời đại Nho giáo, chàng ý thức đƣợc cái xã hội đang thối nát và xuống dốc nên đã phản ứng bằng cách trả ấn tín, cáo quan mà về: “Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo

về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy”.

Truyền thống văn hóa, văn học dân tộc là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của truyền kì Việt Nam. Từ chỗ sao chép, các tác giả viết truyền kì mà đặc biệt là Nguyễn Dữ đã tạo ra đƣợc những tác phẩm thực sự mang dấu ấn cá nhân và tinh thần dân tộc. Những sáng tác của họ có khả năng phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc.

Thứ hai: Truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ thể loại truyện kì ảo Trung Quốc cổ trung đại. Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ tƣơng đối đặc biệt. Không chỉ là hai nƣớc láng giềng, trƣớc thế kỷ X, nƣớc ta còn phải chịu ngót ngàn năm đô hộ của phong kiến Trung Hoa, điều đó đã dẫn đến lẽ tất yếu của ảnh hƣởng qua lại giữa văn học hai nƣớc. Nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ sự ảnh hƣởng khá sâu đậm của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam từ chữ viết đến thi liệu, nhất là về thể loại. Theo đó, một số cốt truyện, mô típ của truyền kì, chí quái Trung Hoa cũng có những ảnh hƣởng nhất định tới sự phát triển của thể loại truyền kì ở Việt Nam: ngƣời đội lốt vật, hồn ma hiện hình, ngƣời bị ma làm, loài vật thành tinh, thần cây đa ma cây gạo, sự trừng phạt của Diêm vƣơngHãy cứ mang so sánh Chuyện cây gạo trong “Truyền kì mạn lục”

Cây đèn mẫu đơn trong “Tiễn đăng tân thoại” thì thấy mô típ ngƣời lấy ma

đã đi từ Trung Quốc sang Việt Nam một cách không hề dè dặt.

Thứ ba: Một trong các yếu tố không thể không kể đến trong việc hình thành các mô típ trong truyện truyền kì Việt Nam là chính khả năng sáng tạo của các tác giả ngƣời Việt: Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm, Phạm Quý Thích…,

27

họ đều là những bậc trí thức học giả uyên bác, những con ngƣời có khả năng sáng tạo phi thƣờng. Ví nhƣ trong chuyện Người con gái Nam Xương, so với truyện dân gian Vợ chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần sau của truyện, phần nói về Vũ Nƣơng sau khi chết, sống dƣới thủy cung (mô típ ngƣời xuống thủy cung) và đƣợc tái hợp với chồng lần cuối, vừa để minh oan cho Vũ Nƣơng, thể hiện đƣợc ƣớc nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lành”, vừa để tạo màu sắc li kì, hấp dẫn cho câu chuyện.

Nhƣ vậy, truyện truyền kì Việt Nam là sự tổng hợp giữa những ảnh hƣởng từ truyện truyền kì Trung Quốc và các truyện dân gian thần linh chí quái của Việt Nam. Ở mỗi mô típ truyện đều có sự vay mƣợn, sự ảnh hƣởng nhƣng nó lại càng trở nên lung linh hơn nhờ sức sáng tạo tuyệt vời của các tác giả ngƣời Việt.

1.4. Mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại”“Truyền kì mạn lục” và việc nghiên cứu truyện truyền kì từ mô típ truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)