Môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 41 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Tiễn đăng tân thoại”

Khảo sát nội dung 5 truyện của ”Tiễn đăng tân thoại”, chúng tôi nhận thấy có thể phân chia thành hai nhóm sau đây:

- Nhóm 1, gồm bốn truyện: Chiếc thoa hình chim phượng, Đằng Mục

rượu say chơi vườn Tụ Cảnh, Nàng Ái Khanh, Cô gái áo xanh. Nội dung các

truyện có thể khái quát nhƣ sau: Một chàng trai gặp mỹ nhân. Anh ta biết đấy là ngƣời đã chết nhƣng vẫn cùng hồn ma yêu đƣơng ân ái. Cả hai thoả mãn ƣớc nguyện hạnh phúc. Đến kì hạn, âm dƣơng ly biệt,(chỉ trừ Chiếc thoa

35

hình chim phượng, chàng Hƣng Ca lấy em gái Hƣng Nƣơng theo ƣớc nguyện

của nàng) các chàng trai không lấy vợ nữa để giữ tình chung thuỷ.

- Nhóm 2, chỉ có Chiếc đèn mẫu đơn, viết chuyệnchàng trai gặp mỹ nhân, mời nàng về nhà ngủ. Từ đó, nàng tối đến sáng đi. Có ngƣời biết chuyện cảnh báo, chàng đi tìm tung tích ngƣời tình, phát hiện mình dan díu với hồn ngƣời chết. Chàng sợ hãi chạy trốn nhƣng vẫn bị ma quyến rũ rồi bị chết theo, cũng biến thành ma lang thang. Các hồn ma quấy phá nhân gian đã bị đạo sĩ yểm bùa, tiễu trừ. Phải chăng đây không phải là cảm hứng chính của Cù Hựu?

Sự khác nhau cơ bản của hai nhóm truyện này là: Ở nhóm 1, chàng trai biết là ma nhƣng vẫn cùng hồn ma yêu đƣơng ân ái. Đƣơng nhiên, trong tâm thế chủ động thì cuộc tình này không gây ảnh hƣởng đến ai và cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng gì. Chàng trai ở truyện thuộc nhóm 2 thì ngƣợc lại, không biết đó là ma, thụ động, để rồi bị ma bắt chết, tác oai tác quái gây hại cho mọi ngƣời.

Đến với nhóm 1, trong Chiếc thoa hình chim phượng, Thôi Hƣng Ca và Ngô Hƣng Nƣơng vốn đã có đính hôn từ nhỏ. Sau hai nhà xa cách, Hƣng Nƣơng ốm tƣơng tƣ rồi chết, ngƣời nhà chôn theo nàng cả vật làm tin là chiếc thoa hình chim phƣợng. Không bao lâu Hƣng Ca trở về, có ý giữ trọn lời ƣớc hẹn của cha mẹ. Rõ ràng, tƣ tƣởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi ngƣời. Tác giả ngợi ca chữ tín và tấm lòng chứ không hề có ý chê trách. Lại thêm chuyện Hƣng Nƣơng mƣợn thân xác của em gái để thỏa ƣớc nguyện cũ, dối ngƣời yêu, dối cha mẹ trốn đi với Hƣng Ca có tới gần một năm trời thì ý nguyện sau cùng của nàng vẫn đƣợc mọi ngƣời chấp nhận. Hƣng Ca lấy Khánh Nƣơng nhƣng vẫn không quên ngƣời cũ khiến Hƣng Nƣơng rất cảm động: “Thôi sinh đem thoa ra chợ bán được hai chục đĩnh bạc, dùng mua hết nhang nến tiền vàng đưa đến quán Quỳnh Hoa nhờ đạo sĩ lập

36

đàn cúng ba ngày ba đêm để tạ ơn”. Tác giả , với những sự việc xảy ra nhƣ

trên cũng chỉ buông một câu “Than ôi, lạ lắm thay!”

Trong Đằng Mục rượu say chơi vườn Tụ Cảnh, Chàng văn sĩ Đằng Mục ngƣời ở Vĩnh Gia, một hôm say rƣợu lạc chơi vƣờn Tụ Cảnh ở Hàng Châu, gặp cung nữ thời Tống Lý Tông là Vệ Phƣơng Hoa và thị nữ là Kiều Kiều. Phƣơng Hoa không ngần ngại nói cho chàng biết mình “bỏ nhân gian đã lâu”. Đằng Mục cũng biết rõ Phƣơng Hoa là ma nhƣng vẫn cùng nàng ái ân, lại dắt về quê hƣơng giới thiệu họ hàng. Ba năm sau trần duyên đã hết, cô gái theo chàng đến tỉnh Chiết Giang thi Hƣơng, hai ngƣời trở lại vƣờn Tụ Cảnh rồi chia tay, Đằng Mục rất đau thƣơng, làm văn tế nàng, từ đó mới dứt hẳn. Đằng Mục lạnh lòng với việc thi cử, ngậm ngùi quay về, chàng không lấy ai nữa, vào núi hái thuốc rồi mất.

Ngƣời đọc không khỏi băn khoăn. Đằng Mục phải chăng là một kẻ liều lĩnh, ham nữ sắc đến việc ngủ với ma cũng không sợ? Phƣơng Hoa phải chăng là một hồn ma chuyên dối gạt để thỏa chuyện gối chăn? Không, đọc

Đằng Mục rượu say chơi vườn Tụ Cảnh, ta thấy một Đằng Mục si tình đến

mức hiếm có ở đời. Nàng đi, chàng “khóc rống lên mà về. Ngày hôm sau

chàng sắm lễ vật đốt tiền vàng trước mộ nàng và làm bài văn tế…”. Ta cũng

thấy một Vệ Phƣơng Hoa “người đã tạ thế, trở thành cát bụi từ lâu, nếu lại

được nâng khăn sử túi thì dù chết cũng không nát”. Là ma mà tình đời còn

mặn nhƣ thế hỏi ngƣời mấy ai bì kịp?

Trong truyện Nàng Ái Khanh, Ái Khanh là ngƣời con gái nhan sắc tài mạo một thời không ai sánh kịp. Từ sau khi đƣợc gả cho chàng họ Triệu cùng làng, chuyện phấn son đƣợc giũ bỏ, nàng trông coi việc nhà rất có phép tắc, lại cũng hiếu thuận với mẹ chồng. Không bao lâu chồng đi làm quan xa, mẹ chồng cũng qua đời, Ái Khanh côi cút đau khổ. Có một viên Vạn hộ họ Lƣu ham mê nhan sắc nàng ép nàng lấy hắn. Ái Khanh giữ lòng trinh lấy khăn là thắt cổ tự tử. Nhƣ vậy, hai chữ “tòng phu’’ đă ăn sâu vào máu thịt khiến Ái

37

Khanh đến mạng sống cũng không cần đến. Niềm khát khao hạnh phúc gia đình là rất chính đáng nhƣng nó không phải đƣợc đặt trên nền tảng của sự giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng. Với Ái Khanh, nền tảng của hạnh phúc chính là ở phẩm giá của ngƣời phụ nữ, ở sự trung trinh tiết liệt. Chàng Triệu về nghe hết mọi chuyện mà đau xót không cùng. Không đau sao đƣợc khi ngƣời vợ một lòng một dạ với mình lại phải hồn lìa khỏi xác, đá nát châu chìm. Từng làm nghề ca xƣớng, nào ai nghĩ rằng Ái Khanh lại có thể làm một việc khiến cho trời đất cũng phải nghiêng mình đến vậy.

Ở đoạn sau của truyện, Ái Khanh từng hiện về dƣơng thế cùng chồng ôn lại chuyện cũ, lại “vào phòng vui thú chẳng khác gì lúc còn sống” lại đƣợc đầu thai vào nhà họ Tống làm con trai. Nhƣ vậy, sự trở lại của Ái Khanh đƣợc xem nhƣ một phần thƣởng cho một đời tiết hạnh. Chuyện tình giữa ngƣời và hồn ma nhƣng hầu nhƣ tác giả không hề có ý đem ra phê phán. Ta cũng cảm nhƣ những điều tốt đẹp thiêng liêng không chỉ tồn tại ở thế giới này – thế giới thực của con ngƣời.

Đến Cô gái áo xanh, hồn ma không phải là của ngƣời yêu từng đính ƣớc hồi nhỏ nhƣ trong Chiếc thoa hình chim phượng, cũng không phải là của vợ nhƣ trong Nàng Ái Khanh, hồn ma ở đây là của ngƣời yêu ở kiếp trƣớc. Truyện kể rằng, Triệu Nguyên ngụ cƣ ở Cát Lĩnh, trong ngôi nhà cũ của Giả Thu Hác, Tể tƣớng triều Tống, gặp một cô gái ma mặc áo xanh. Cứ nhƣ lời nàng nói thì kiếp trƣớc hai ngƣời vốn cùng làm việc trong phủ họ Giả, cô gái là thị nữ, Nguyên hầu trà; hai ngƣời có ý quyến luyến nhau, chuyện bị phát giác, cả hai đều bị xử tội chết dƣới cây cầu gãy, ngày nay tái hợp chính là nối lại nhân duyên kiếp trƣớc. Mỗi khi cùng ở với nhau, cô gái áo xanh thƣờng kể lại những hành động bạo ngƣợc của Thu Hác ngày xƣa. Ba năm sau tinh khí tan hết mới vĩnh biệt cõi đời. Triệu Nguyên thƣơng xót, xuất gia tu hành, không lấy vợ khác nữa.

38

Triệu Nguyên cũng giống nhƣ Đằng Mục, Triệu sinh biết rõ ngƣời kia là ma mà vẫn đầu mày cuối mắt, gối tựa vai kề, hoa nguyệt trùng phùng phải chăng là ngƣời ham mê sắc dục đến nỗi không còn biết phân biệt phải trái, trắng đen. Hay là si tình đến mức kẻ sống ngƣời chết, kiếp trƣớc kiếp sau vẫn không nỡ buông rời. Với các nhân vật ma nữ, nếu để độc giả phán xét, có lẽ họ sợ ma nhƣng vẫn trọng cái tình của những con ma ngƣời ấy.

Nhƣ vậy, chuyện yêu đƣơng, chuyện vợ chồng ở những câu chuyện trên kì dị ở chỗ hai nhân vật, một ngƣời, một hồn ma. Cả hai đến với nhau bằng tình yêu thực sự, gắn bó với nhau bằng sự giao cảm của hai tâm hồn. Lúc đầu họ chỉ gặp nhau vào ban đêm. Một thời gian, tình yêu tuổi trẻ, quan hệ ân ái đã truyền sức sống, đem dƣơng khí cho ngƣời đã chết. Hồn ma có cuộc sống trên thế gian, sớm tối gắn bó chung hƣởng hạnh phúc với ngƣời, cũng “vui thú nhƣ khi còn sống”. Ở đây, ranh giới thực ảo trở nên mờ nhòe. Sự hiện hình của hồn ma là để tiếp tục tình duyên, kiếp sống dang dở. Hồn ma Hƣng Nƣơng vì mối trần duyên chƣa dứt, nhập vào thân xác em gái là Khánh Nƣơng, trở lại sống với chồng chƣa cƣới một năm. Hồn ma Phƣơng Hoa, hồn ma cô gái áo xanh hiện thành ngƣời sống với ngƣời yêu ba năm… Cho dù thời gian ở nơi dƣơng thế không giống nhau, cũng không quá nhiều ngày tháng, nhƣng đó là thời gian của một cuộc hôn nhân, thời gian của số mệnh con ngƣời. Khi duyên số hết, tình vợ chồng hết, họ lại phải ly biệt. Nhƣng nhân vật người – chàng trai trong truyện, đã thật sự thoả mãn với hạnh phúc, đã quên mọi khát vọng, mọi vấn đề khác trong cuộc đời. Vì vậy, sau phút chia ly, các chàng trai đều tự nguyện sống chung thuỷ, ƣớc hẹn tái ngộ. Triệu sinh (Nàng Ái Khanh) tìm đến nhà ngƣời họ Tống xin đƣợc coi nhƣ chỗ họ hàng để đƣợc gặp mặt, thăm hỏi ngƣời vợ đã đầu thai kiếp khác. Đằng Mục (Đằng Mục rượu say chơi vườn Tụ Cảnh) “suốt đời không lấy ai,

vào núi Nhạn Đãng hái thuốc rồi không về nữa”. Triệu Nguyên (Cô gái áo

39

Tóm lại, các nhân vật nam trong các tác phẩm trên, trƣớc khi đến với cuộc kì ngộ là ngƣời có nỗi đau khổ hoặc dở dang tình yêu, hạnh phúc nên khát vọng ái ân còn chƣa thoả. Gặp lại ngƣời có duyên tiền định với mình, tất cả đều thoả nguyện. Tình yêu của họ không phụ thuộc tiền bạc, địa vị xã hội. Hạnh phúc của họ vƣợt trên bất hạnh của số phận, của cái chết; vƣợt qua tai hoạ bởi thế lực thống trị bạo tàn. Các truyện viết về các mối tình ngƣời và hồn ma đã đƣa ngƣời cõi âm xâm nhập thế giới thực tại, đã hiện thực hoá thế giới kì ảo nhằm thỏa mãn khát vọng hạnh phúc, cũng là cách để đấu tranh chống lại các thế lực ngăn trở hạnh phúc của con ngƣời.

Trong nhóm 2, Chiếc đèn mẫu đơn mang một kiểu cốt truyện có nhiều điểm khác với nhóm 1. Truyện kể rằng, trong đêm Nguyên tiêu năm Chí Chính (1360), có chàng họ Kiều góa vợ nhà ở dƣới núi Trấn Minh thấy một cô gái đẹp tuổi độ mƣời bảy, mƣời tám, đi trƣớc là một a hoàn tay cầm chiếc đèn mẫu đơn dẫn đƣờng đi trong đêm. Chàng đón trƣớc theo sau rồi bèn rủ nàng vào cùng ngủ. Ông lão hàng xóm chọc vách nhìn sang phát hiện Nhị Khanh (cô gái đẹp) là hồn ma liền cảnh báo với Kiều sinh. Sau quả nhiên Kiều sinh phát hiện ra trong ngôi chùa ở giữa hồ có quàn thi hài Lệ Khanh, trƣớc cữu treo một chiếc đèn, đứng dƣới đèn là đứa hầu gái bằng hàng mã, sau lƣng viết hai chữ Kim Liên. Chàng họ Kiều vội đến pháp sƣ họ Ngụy cầu cứu. Từ đó Lệ Khanh không đến nữa. Một lần, không may quên mất lời dặn lại đi qua ngôi chùa giữa hồ, Kiều sinh liền bị ma bức bách, chết trong quan tài. Sau đó chàng thành ma cùng Lệ Khanh và Kim Liên tác quái khắp nơi, cuối cùng bị Thiết Quang đạo nhân hàng phục.

Kiều sinh và hồn ma vốn trƣớc không hề quen biết, không phải là vợ chồng, ngƣời yêu, cũng chẳng có duyên tiền định. Chỉ là tình cờ gặp nhau lần đầu mà chàng đã “hồn phách bay bổng, không sao kiềm chế nổi bèn bước

theo nàng, lúc đón trước, lúc theo sau” phải chăng là tuồng ham mê nữ sắc.

40

gì phải nói nhiều, đằng này Sinh lại là ngƣời mới góa vợ. Ngƣời cũ vừa chết, tử biệt sinh li, cỏ hãy chƣa xanh mà Kiều sinh đã vội vàng có mới nới cũ thì hẳn là ngƣời cũng chẳng ra gì, đâu sánh đƣợc với ai.

Ma nữ (Lệ Khanh) giấu chàng gốc tích để thỏa chuyện gối chăn vốn đã không thể chấp nhận, tà khí lại nhiều, tự tay giết chết Kiều sinh, tác oai tác quái. Nếu mang so với Ái Khanh (Nàng Ái Khanh), khi sống thủ tiết thờ chồng khiến ai cũng cảm động, khi chết thành ma vẫn thẳng thắn chân thật thì cái kết đạo nhân xét tội và trừng phạt Lệ Khanh cùng đồng bọn cũng chẳng có gì là lạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 41 - 47)