Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 57 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Trong việc xây dựng đề tài, chủ đề, tạo dựng tính dân tộc

Việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì

mạn lục” góp phần quan trọng trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tạo dựng tính

dân tộc trong mỗi truyện.

Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện, tạo thành chất liệu của thế giới hình tƣợng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói, đề tài là khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực đƣợc thẩm mĩ hóa trong tác phẩm

51

và bản thân đời sống. Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phƣơng diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề đƣợc nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất.

“Truyền kì mạn lục” có rất nhiều chủ đề nhƣ: Bi kịch tình yêu, khát

vọng tình yêu đôi lứa, giá trị của ngƣời phụ nữ, những bài học giáo huấn về các vấn đề xã hội… Việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong

“Truyền kì mạn lục” trở thành vỏ bọc để phản ánh hiện thực xã hội đƣơng thời.

Ngay cả khi miêu tả các nhân vật nữ là hồn ma hay là những tinh vật, ngòi bút của các tác giả truyền kì, dù có khi phê bình chuyện tình cảm đồi phong bại tục, nhƣng cũng có không ít những đoạn ca ngợi tài, sắc, thậm chí là ca ngợi những phẩm chất đáng quý khác của họ. Nàng Nhị Khanh (Chuyện

cây gạo) là “giai nhân tuyệt sắc”, văn tài không kém gì Dị An, nàng Thị Nghi

(Chuyện yêu quái ở Xương Giang) thì “khá có tƣ sắc”, khi là hồn ma và thành

vợ chồng với Hoàng sinh thì “cử động rất hợp lẽ, nói năng biết lựa lời, họ

hàng bạn bè ai cũng đều khen ngợi”. Liễu Nhu Nƣơng, Đào Hồng Nƣơng

(Chuyện kì ngộ ở Trại Tây) là những cây liễu, cây đào biến thành. Các tinh

vật ấy khi hóa thành ngƣời phụ nữ thì “vẻ kiều diễm quả là tột bậc”, còn thơ do hai nàng sáng tác thì “thật là tuyệt diệu, lời hoa ý gấm khó lòng theo kịp

hai nàng”. Trong xã hội nam quyền, tài sắc, phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ

thƣờng bị coi nhẹ mà Nguyễn Dữ lại dành nhiều ƣu ái cho các nhân vật nữ của mình với những lời miêu tả mang tính chất ngợi ca nhan sắc, tài năng, phẩm hạnh của họ. Đây là một biểu hiện của giá trị nhân đạo trong các sáng tác truyền kì thời trung đại.

Họ không chỉ là những ngƣời phụ nữ xinh đẹp, tài năng mà họ còn là những con ngƣời sống mạnh mẽ, táo bạo, khao khát tận hƣởng hạnh phúc trần thế. Những lời tỏ bày của hồn ma Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) hẳn sẽ bị các nhà nho xƣa xem là loạn ngôn, yêu ngôn: “Người ta sinh ở đời, cốt được thỏa chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng một nắm đất vàng là

52

hết chuyện. Đời trước những người như Ban Cơ, Sái Nữ nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt.”. Rõ ràng đây là lời lẽ hết sức táo bạo của một ngƣời phụ nữ cảm nhận rõ ràng giá trị của hạnh phúc hiện tại, của tuổi xuân đang có. Hạnh phúc đó mới là thực, không xa xôi, mơ hồ. Lời nói của nàng nhƣ lời khuyến khích con ngƣời cần nắm bắt, tận hƣởng ngay hạnh phúc thật sự trƣớc mắt ấy. Và nàng chính là minh chứng cho điều ấy: chết rồi mà vẫn khao khát níu giữ tình yêu của cõi trần. Nàng Liễu, nàng Đào trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây là những

“u hồn trệ phách” nhập vào cuộc sống của dƣơng gian để tìm ngƣời tri âm,

tìm hạnh phúc tuổi xuân. Lời hai nàng dẫu dùng những hình ảnh ẩn dụ bóng gió nhƣng vẫn không che giấu khát vọng tận hƣởng lạc thú trần thế: “Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương để khỏi

hoài phí mất xuân quang.”.

Với Nguyễn Dữ khi viết về những mối tình trái với đạo đức, phép tắc Nho gia, ông đã mƣợn mô típ dân gian để viết một cách “bay bƣớm”, “hả hê”, “uyển chuyển”, để nhân vật bộc lộ tình cảm một cách say sƣa. Vì ông là con ngƣời của Nho giáo nên không thể ca ngợi, chấp nhận hoặc cho phép tình yêu lãng mạn, tình dục phóng túng, luyến ái phóng khoáng tồn tại nhƣ là vốn có trong thực tế. Nhà văn phải cho nó tồn tại ở một thế giới khác và đó là thế giới của những yêu ma không có thực. Đó cũng là nguyên nhân những nhân vật sống không theo nguyên tắc lễ giáo phong kiến thì chỉ có thể là ngƣời đã chết biến thành ma hay tinh cây. Qua những câu chuyện tình yêu giữa ngƣời với yêu ma đó, tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: phản ánh số phận con ngƣời qua số phận ngƣời phụ nữ cho dù đó là yêu, ma, hồn. Đề cao những khát vọng chân chính của ngƣời phụ nữ - khát vọng sống, khát vọng tình yêu đôi lứa, Nguyễn Dữ cũng đồng cảm với những khát vọng ân ái của con ngƣời. “Truyền kì mạn lục” có nhiều trang văn say sƣa miêu tả những khoái lạc trần thế của con ngƣời. Từ Thức treo ấn từ quan say đắm trong mối tình với tiên nữ. Nho sinh Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu đắm chìm trong

53

hoan lạc:“Tựa ngọc kề vàng, gối vừa xô đã khoát sóng hoa đào nghiêng ngả”.

Trong “Truyền kì mạn lục”, những khát vọng giải phóng bản năng phần nhiều do ngƣời phụ nữ chủ động khêu gợi. Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, các nàng Đào, Liễu đã nói với Hà Nhân: “Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương để khỏi hoài phí mất xuân quang”.

Còn Nhị Khanh trong Chuyện Cây gạo bày tỏ ƣớc vọng với Trình Trung Ngộ:

Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống

ngày nào, nên tìm lấy những thú vui, kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của

suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”.

Những ngƣời phụ nữ này chọn cách kiếm tìm và tận hƣởng tình yêu, hạnh phúc trần gian, kiếm tìm hạnh phúc với ngƣời trần thế sau khi mình đã thuộc về cõi khác. Họ là ma, là tiên, nhập vào đời sống trần gian để tìm bạn tình, tìm ngƣời tri âm, hƣởng hạnh phúc, khoái lạc. Nhƣng rồi tình yêu và hạnh phúc với họ cũng thật ngắn ngủi, niềm khát khao rất "ngƣời " của họ sớm bị dập tắt, và họ đều phải nhận những kết cục bi thảm: Nhị Khanh cùng Trình Ngộ bị đạo sĩ làm phép, lính đầu trâu trói gông đƣa về âm phủ; Hai nàng Đào, Liễu bị cơn giông bão dập nát không còn hiện hồn đƣợc nữa; Từ Thức và Giáng Hƣơng chia cách không còn đƣợc gặp nhau; Thị Nghi bị Diêm Vƣơng tống giam, nhục hình đao kéo.

“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đã viết nên “những cuộc tình đã

làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thủy cung và nơi tiên giới”. Tình yêu

trong sáng tác của Nguyễn Dữ là tình yêu giữa ngƣời với tiên, ngƣời với ma, giữa ngƣời với các tinh vật, giữa ngƣời với ngƣời. Viết nên những mối tình nhƣ vậy, Nguyễn Dữ muốn gửi đến ngƣời đọc một thông điệp: Tình yêu luôn luôn hiện diện, luôn luôn có trong mỗi con ngƣời, dù là ma thì tình yêu cũng khiến cho họ có những xúc cảm nhƣ con ngƣời. Cái khao khát yêu, muốn yêu và đƣợc yêu luôn luôn trỗi dậy, để rồi những con ngƣời, những thần tiên, ma quái vƣợt qua mọi lễ giáo, vƣợt qua mọi rào cản nhằm thỏa mãn nhu cầu yêu đƣơng của chính mình.

54

Tình yêu trong “Truyền kì mạn lục” không những là tình yêu đôi lứa mà còn là tình cảm vợ chồng sâu sắc trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong kiến. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả một mối tình thơ mộng giữa một nàng tiên mang nặng tình ngƣời với một kẻ sĩ đã treo ấn từ quan, ở nơi bồng lại tiên cảnh. Ở Chuyện cây gạo, Chuyện kì ngộ ở Trại

Tây… thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lí Nho gia. Tình yêu mà

Nguyễn Dữ phản ánh trong “Truyền kì mạn lục” có tính chất phức tạp. Bên cạnh một số mối tình lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các lớp bình dân, nhiều truyện khác lại phản ánh quan niệm sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau, đi lại, giao thiệp, hẹn hò, thề thốt với nhau; khi thể hiện nỗi buồn thƣơng mong nhớ của cặp tình nhân phải xa cách nhau.

Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đƣơng không lành mạnh giữa Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong Chuyện

cây gạo; giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây,

… Trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây có đoạn: “Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thùng nói rằng: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu”. Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm. Lửa đặm hương nồng, ân ái

mười phần thỏa nguyện”. Quả thật những chuyện nhƣ vậy thật xa lạ với quan

niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian. Đối với những truyện này, Nguyễn Dữ phải chăng có ý phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại những giáo điều về đức hạnh, tiết nghĩa. Sự phê phán và khẳng định đó xuất phát từ thái độ bảo thủ của Nho giáo, nhƣng xét về mặt khách quan thì cũng phù hợp với cuộc đấu tranh để giữ gìn phẩm giá của con ngƣời.

55

Tuy đồng cảm với khát khao yêu đƣơng của con ngƣời, nhƣng quan điểm chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo. Điều đó phản ánh thái độ đầy mâu thuẫn trong tƣ tƣởng và tình cảm Nguyễn Dữ.

Việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị”, Nguyễn Dữ đƣợc đƣợc thả sức vẽ lên những câu chuyện tình yêu đầy li kì, hấp dẫn qua đó để gửi gắm tƣ tƣởng, tình cảm của mình.

Trong “Truyền kì mạn lục”, đội ngũ những kẻ theo học sách thánh hiền đa phần là kẻ biến chất, suy đồi phẩm hạnh một cách vô độ. Anh chàng Hà Nhân trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, bỏ bê việc học hành, đắm đuối trong tình yêu với nàng Đào, nàng Liễu và ngay cả chàng Từ Thức (trong Từ Thức

lấy vợ tiên) khi đã có một địa vị ở chốn quan trƣờng nhƣng chàng vẫn từ bỏ

mũ áo đi ngao du sơn thủy. Phải chăng vấn đề thân phận của ngƣời trí thức trong một xã hội chuyên chế đang đƣợc đặt ra? Ở đó họ không có chỗ dung thân và ở đó họ cũng không thực hiện đƣợc lý tƣởng của mình nên họ phải đắm mình vào những thú vui khác.

Mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” không chỉ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đề tài, chủ đề cho mỗi truyện mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tính dân tộc.

Truyện truyền kì Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc về mọi phƣơng diện của thể loại truyền kì Trung Quốc nhƣng lại mang những nét riêng đậm đà bản sắc dân tộc của văn học trung đại Việt Nam. Tính dân tộc đƣợc thể hiện rõ nét ở nội dung tƣ tƣởng, ở khuynh hƣớng cảm hứng sáng tác của nhà văn. Truyền kì Việt Nam đã lấy con ngƣời với cuộc sống đời thƣờng của họ làm đối tƣợng chủ yếu để phản ánh. Nội dung cơ bản của truyền kì Việt Nam là viết về tình yêu tự do của nam nữ, về kiếp sống khổ đau của những con ngƣời bất hạnh, về xã hội bất công tàn bạo…

“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm truyền kì có giá trị của Việt Nam

56

hƣởng văn học Trung Quốc chỉ là một phần, còn văn học dân gian truyền thống và thành tựu của văn xuôi tự sự Việt Nam mới là nguồn gốc có ảnh hƣởng trực tiếp nhất. Trƣớc đó, các nhà văn chỉ ghi chép lại các truyện dân gian, các thần phả trong các đền miếu, hoặc dựa nhiều vào truyền thuyết dân gian và ít nhiều thêm chi tiết cho câu truyện đƣợc hoàn chỉnh nhƣ “Lĩnh

Nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp, “Thiên Nam vân lục” của Nguyễn

Hàng. Nhƣng “Truyền kì mạn lục” thì khác. Tác giả chỉ dựa vào một số cốt truyện dân gian mà sắp xếp, hƣ cấu thêm và diễn tả bằng lời văn giàu chất nghệ thuật khiến cho tác phẩm không phải là sự ghi chép đơn thuần mà thực sự là một tác phẩm văn học có tính nghệ thuật cao. Việc sƣu tầm, chỉnh lí, sửa chữa và khai thác đề tài của dân gian là một quá trình kế thừa và nâng cao liên tục. Ngƣời đi sau tiếp bƣớc ngƣời đi trƣớc rút lấy những gì là tinh hoa của ngƣời đi trƣớc để thực hiện một bƣớc xa hơn. Chuyện Từ Thức lấy vợ

tiênChuyện người con gái Nam Xương là hai truyện mà Nguyễn Dữ đã tiếp

thu trọn vẹn từ truyện cổ dân gian. Nguyễn Dữ còn mƣợn mô típ từ văn học dân gian nhƣ mô típ lấy hồn hoa, mô típ ngƣời chết sống lại, mô típ đồ vật cũ biến thành tinh rồi hoá thành ngƣời, mô típ lạc vào thế giới kì lạ… “Truyền kì

mạn lục” là sản phẩm của một giai đoạn mới trong quá trình ảnh hƣởng văn

học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữ đến tƣ duy sáng tác. Đó là sự ảnh hƣởng có ý thức. Nguyễn Dữ đã khéo khai thác đề tài dân tộc, đặc biệt là trong các truyền thuyết dân gian, đã vƣợt lên trên sự ghi chép thông thƣờng nhƣ trong “Lĩnh Nam chích quái lục” bằng cách hƣ cấu qua hình tƣợng nghệ thuật. Trong “Lĩnh Nam chích quái lục” thì sự ảnh hƣởng của văn học dân gian là rõ rệt, tác giả viết lại truyện dân gian một cách thứ tự có sắp xếp. Truyện Hà Ô Lôi là đỉnh cao của “Lĩnh Nam chích quái lục”. Nhiều nhà nghiên cứu coi đó là tác phẩm mở đầu cho thể loại truyền kì bởi nó có đầy đủ các yếu tố của thể loại truyền kì. Với nhiều thế hệ, từ tác giả của “Thánh

Tông di thảo” đến tác giả của “Truyền kì mạn lục”, các nhà văn trung đại vẫn

57

phản ánh một thế giới trong truyện cổ tích, thần thoại hay truyện dã sử nữa mà đã trực tiếp chuyển sang phản ánh những vấn đề xã hội. Những câu chuyện lịch sử đƣợc Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ mô phỏng viết lại theo ý của mình phù hợp với xu hƣớng đó. Cái thực đã có phần lấn át cái kì, cái kì không còn là mục đích chính, đôi lúc nó chỉ còn là phƣơng tiện chuyển tải nội dung hoặc để gây sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đề tài về tình yêu đƣợc viết nhiều hơn cả, các tác giả thƣờng viết về truyện tình yêu, về mối quan hệ giữa con ngƣời và ma quỷ. Viết về tình yêu nhƣng cũng chính là nhằm mục đích tố cáo những quan niệm lạc hậu, cổ hủ của xã hội đã ngăn trở tình yêu, thể hiện khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của ngƣời phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 57 - 64)