Môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 47 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Môtíp “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục”

Cả ba truyện ở ”Truyền kì mạn lục” (Chuyện kì ngộ ở trại Tây, Chuyện

cây gạo, Yêu quái ở Xương Giang) đều có nội dung thuộc nhóm 2, cốt truyện

giống với Cây đèn mẫu đơn. Trƣớc hết hãy xem xét sự kì dị trong tình yêu và hôn nhân ở mỗi truyện.

Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, cái kì dị ở đây, tình nhân của Hà Nhân không phải là ngƣời mà là tinh vật. Nàng Đào, nàng Liễu biến thành những cô gái đẹp, có vóc dáng mềm mại nhƣ cây đào, cây liễu. Sự chung sống giữa ngƣời với cỏ cây, loài vật hóa thân diễn ra rất hạnh phúc, tốt đẹp. Nàng Đào, nàng Liễu là những giai nhân thích hợp với chàng thƣ sinh tài tử nhƣ Hà Nhân. Ở đây không có sự ngăn cách, phân biệt về giống loài, ngay cả khi chàng trai biết rằng chung sống với mình không phải là ngƣời. Truyện kết thúc bằng hành động “trọn nghĩa vẹn tình”, Hà Nhân bán chiếc áo lấy tiền sắm mâm cỗ cúng hai nàng và làm thơ tế lễ. Nhƣ vậy , dẫu chƣa mạnh mẽ bằng Trình Trung Ngộ (Chuyện cây gạo) nhƣng Hà Sinh cũng là ngƣời đàn ông biết yêu, biết khát vọng ái ân nam nữ, và đặc biệt hơn chàng biết trân trọng tình yêu của mình. Phải chăng đó là nét đẹp nhân văn của con ngƣời trong tình yêu mà Nguyễn Dữ muốn khêu gợi và cổ súy.

41

Việc sử dụng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong Chuyện kì ngộ

ở Trại Tây, Nguyễn Dữ đã đƣa vào đó nhiều vấn đề của hiện thực, với những

con ngƣời đậm chất đời thƣờng. Ông tập trung phê phán sự suy thoái trầm trọng của đạo đức thời đó. Kẻ nho sĩ, nếu không “hợm mình tài giỏi (…) chí khí ngông ngáo, tính tình tráo trở, gặp thầy nghèo thì lảng tránh, thấy bạn

nghèo thì làm ngơ” (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào) thì giờ đây họ

cũng vùi mình trong cơn tình ái khiến “bút nghiên chí nản”, dối lừa cha mẹ. Mặt khác lại chính Nguyễn Dữ đang chủ trƣơng đƣa ngƣời đàn ông vào vòng bi kịch tình yêu hạnh phúc để lật tẩy sự hà khắc kìm kẹp của nhiều luồng tƣởng xã hội (lễ giáo phong kiến và tƣ tƣởng thần quyền thống trị). Mặc dù thử nghiệm phƣơng thức kiếm tìm hạnh phúc cho ngƣời đàn ông của Nguyễn Dữ thất bại nhƣng bằng lối văn thoải mái, tự nhiên, những vần thơ dạt dào tình tứ, chính Nguyễn Dữ mới đang cổ vũ cho thứ tình yêu tự do phóng túng. Rõ ràng mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” đã đƣợc Nguyễn Dữ cách tân và sử dụng trong quá trình sáng tác truyện của mình.

Sự kì dị ở Chuyện cây gạo Chuyện yêu quái ở Xương Giang là đều nói về những cuộc tình của ngƣời với ma. Những cuộc tình của ngƣời với ma thuộc mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” đƣợc sử dụng khá phổ biến ở thể loại truyện truyền kì. Thời trung đại ngƣời ta quan niệm rằng phụ nữ đẹp giống nhƣ thứ hồ li tinh, yêu quái … khi sống gần ngƣời đàn ông có thể cản trở hoặc gây tác hại cho ngƣời đàn ông cả về sức khỏe lẫn công danh, nên họ cũng đáng sợ không khác gì ma quỷ vậy. Bởi vậy việc đƣa ngƣời đàn ông vào cuộc hôn phối với yêu ma, các tác giả cũng nhằm lên án ngăn cản sự tự do, phóng túng trong quan hệ tình dục của con ngƣời. Do xuất phát từ quan niệm ma bao giờ cũng là một thế lực xấu, ám hại ngƣời nên mỗi tác phẩm văn học nói về tình yêu giữa ngƣời và ma, kiếp phận những thân ma thƣờng bị tiêu diệt.

42

Thời trung đại, trong ý thức hệ tƣởng Nho giáo và Phật giáo, việc ca ngợi tình yêu tự do phóng túng, đề cao tình cảm xác thịt là một điều cấm kị, rất đáng bị lên án. Con ngƣời cần phải khƣớc từ những nhu cầu tình cảm riêng tƣ để sống và thực hiện lí tƣởng, bổn phận đạo đức chung. Là một nhà nho, Nguyễn Dữ quá hiểu những chế ƣớc tinh thần con ngƣời vốn rất độc đoán và hà khắc này, thế nên ông đã mƣợn yếu tố kì ảo, hoang đƣờng làm “vỏ bọc, rồi đưa con người vào các cuộc tình yêu với ma (sau này là cả với tinh vật, tiên,

thần,…) giống như một sự “đối phó với điều cấm kị” [48, 79] trong xã hội.

Nhờ đó, ở những mức độ nhất định ông vừa ca ngợi tình yêu và bày tỏ khát vọng giải phóng tình dục của con ngƣời dƣới hình thức “ngụy trang” hƣ hƣ, thực thực, vừa phần nào khách quan chỉ ra những mặt còn bảo thủ của tƣ tƣởng thống trị đƣơng thời trƣớc về vấn đề tình yêu và hạnh phúc con ngƣời.

Chuyện yêu quái ở Xương Giang kể rằng hồn ma cô gái họ Hà chết trẻ

thƣờng tác oai tác quái , làm hại dân lành. Dân làng phải đào hài cốt của cô lên mà ném xuống sông. Viên quan họ Hoàng đi qua khúc sông này thấy “ một người con gái tuổi 17,18, mặc một cái áo lụa đỏ đương ngồi trên đệm cỏ…” và rồi bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc tình “kì dị” với yêu ma. Cũng từ đó viên quan họ Hoàng bị “bệnh điên cuồng hốt hoảng, mê lịm đi không còn

biết gì cả. Chàng, thuốc không chịu uống, mạch không cho ai xem”. Sau nhờ

có đạo sĩ phát hiện, dùng bùa đạo để trừ tà. Hồn ma biến thành đống xƣơng trắng tìm xuống địa phủ kiện họ Hoàng. Họ Hoàng dâng sớ kể tội của ma nữ. Diêm Vƣơng rõ sự việc bèn sai áp giải ma nữ vào ngục Lê Thiệt, viên quan họ Hoàng đƣợc minh oan và sống trở lại. Có thể nói, hình tƣợng nhân vật Hoàng trong truyện là tấm gƣơng phản chiếu trung thực bản chất tầng lớp quan lại phong kiến trƣớc tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Với trách nhiệm của một nhà nho, một vị quan, anh ta buộc phải chấp nhận từ bỏ tình yêu mà quy về bổn phận. Điều đó cũng cho thấy quan điểm đạo đức Nho gia đã chiến thắng tình yêu tự do cá nhân trong truyện này. Nó cũng chứng tỏ Nguyễn Dữ vẫn chƣa thoát khỏi sự phong tỏa của tƣ tƣởng Nho gia khi giải quyết vấn đề

43

tình yêu và hạnh phúc con ngƣời. Ngƣời đọc lại thấy đau đáu phảng phất lên một tấn bi kịch thảm thƣơng cho kiếp phận phụ nữ điên cuồng trong tình ái.

Sang đến Chuyện cây gạo, hồn ma Nhị Khanh không an phận và cam chịu uổng phí thanh xuân. Cũng nhƣ cô gái họ Hà kia, Nhị Khanh từng nói:

“Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”.

Phải chăng sự nổi loạn đó là căn nguyên của một cuộc tình đầy bi ai. Trong truyện nhân vật Trình Trung Ngộ cũng say đắm với hồn ma Nhị Khanh bất chấp những lời khuyên can của bạn bè. Cuối cùng Trình Trung Ngộ sẵn sàng tìm đến cái chết để sống cùng ngƣời yêu ở thế giới bên kia. Phải chăng đó lại là sự chung thủy tột cùng của ngƣời đàn ông trong tình yêu. Nhƣng cuối cùng hồn ma của Trình Trung Ngộ và Nhị khanh cũng bị đạo sĩ thu phục. Nhƣ vậy có thể thấy trên con đƣờng đi tìm hạnh phúc cho chính mình, ngƣời đàn ông vẫn không vƣợt qua vòng cƣơng tỏa của thế lực thần quyền và quan niệm đạo đức dân gian. Nhân vật muốn phá vỡ, lật tung, muốn thay đổi tất thảy nhƣng rồi cuối cùng lại đi đến kết quả là sự hủy diệt.

“Truyền kì mạn lục” còn có những kiểu truyện khác nhau, khá phong

phú mà trong “Tiễn đăng tân thoại” không có: Ngƣời lấy vợ tiên trong Từ

Thức lấy vợ tiên, ngƣời lấy chồng là thần tiên giáng sinh trong Gã Trà Đồng

giáng sinh và ngƣời lấy chồng là thủy quái trong Chuyện đối tụng ở Long

cung.

Trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên, chàng Từ Thức ở Hóa Châu, làm tri huyện Tiên Du, vì không chịu khuôn thƣớc trong chốn quan trƣờng nên cởi bỏ mũ áo đi ngao du sơn thủy. Trong lúc du ngoạn danh thắng, chàng lạc vào động tiên và đƣợc Ngụy phu nhân là tiên ở núi mời đến sơn động Lai Phù để gả con gái Giáng Hƣơng cho. Thì ra nàng Giáng Hƣơng chính là ngƣời con gái làm gãy hoa trong hội hoa năm trƣớc mà Từ Thức đã cởi áo đền giúp. Một

44

năm sau, Từ Thức nhớ nhà muốn về, Từ Thức chia tay Giáng Hƣơng trở về thì thấy mọi vật đã thay đổi, hạ giới đã trải qua hơn 80 năm, không ai nhận ra chàng nữa. Buồn chán, sau chàng bỏ vào núi Hoành Sơn và không biết đi đâu nữa. Sự cô đơn, lạc lõng ngay trên mảnh đất quê hƣơng của Từ Thức là bài học thấm thía cho ƣớc vọng lấy vợ tiên và chủ trƣơng hƣớng tới thế giới của Đạo giáo. Do vậy, khái niệm hạnh phúc nơi tiên giới, con ngƣời trƣờng sinh bất lão cũng chỉ là hƣ ảo.

Truyện Từ Thức lấy vợ tiên là câu chuyện tình yêu đẹp giữa Từ Thức với một nàng tiên. Đây là câu chuyện đa chủ đề, phản ánh quan niệm về hạnh phúc con ngƣời trần tục nhƣng cũng đề cập đến hạnh phúc của tiên nữ Giáng Hƣơng với nỗi buồn thƣơng, ngậm ngùi khi phải giã từ chồng, giã từ hạnh phúc. Tình yêu của nàng không khác gì tình yêu, hạnh phúc của ngƣời trần thế. Khoảnh khắc hạnh phúc khi sống cùng Từ Thức khiến nàng thay đổi, trở nên hồng hào, tƣơi tắn. Khi khoảnh khắc ấy qua đi, nàng còn lại nỗi buồn đau, nhớ thƣơng vô vọng về một con ngƣời, một niềm hạnh phúc đã qua đi. Nàng có khác chi con ngƣời trần thế, cũng có nỗi buồn đau của con ngƣời, trái tim của nàng cũng mang những khát khao của ngƣời phụ nữ trần thế. Vậy thì Giáng Hƣơng đâu phải chỉ là nàng tiên trên thƣợng giới. Giáng Hƣơng là nhân vật biểu tƣợng cho tâm hồn, cho mơ ƣớc, cho số phận của ngƣời phụ nữ. Thông qua mô típ vay mƣợn từ truyện dân gian này, Nguyễn Dữ còn đề cập đến một chủ đề mang tính thời đại khác: đó là vấn đề thân phận của ngƣời trí thức trong một xã hội chuyên chế, ở đó họ không có chỗ dung thân và ở đó họ cũng không thực hiện đƣợc lý tƣởng của mình.

Trong “Truyền kì mạn lục”, kiểu “Ngƣời lấy thần tiên giáng sinh” đƣợc sử dụng ở truyện Gã Trà Đồng giáng sinh. Trong truyện này sự khác thƣờng trong cuộc hôn nhân chỉ đóng vai trò tình tiết – sự kiện. Song dƣới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Dữ, nhiều giá trị nhân sinh từ đó đƣợc đƣa vào. Mặc dù, ngƣời đàn ông trong truyện Gã Trà Đồng giáng sinh không hề có

45

hình dáng cổ quái, kì dị nhƣ nhân vật thần thuồng luồng (Chuyện đối tụng ở

Long cung) nhƣng xuất phát từ sự ra đời thần kì của anh ta nên có thể coi

cuộc hôn nhân sau này anh ta có đƣợc thuộc kiểu hôn nhân kì lạ.

Dƣơng Thiên Tích là nhân vật chính trong truyện. Khi cha qua đời, gia cảnh rơi vào túng bấn. Để đƣợc theo học, Dƣơng nhiều lần đi tìm nhà có con gái để gửi rể nhƣng không thành. Vào một đêm chàng mơ thấy có ngƣời đến đa tạ, báo mộng rằng chàng sẽ lấy con gái của ông ta làm vợ và nhờ hồng phúc của cha mẹ mà chàng làm đến quan lớn. Cuối cùng chàng cũng đƣợc một nhà giàu đón về làm rể.

Trong truyện Gã Trà Đồng giáng sinh, cuộc hôn phối giữa Hán Anh và Thiên Tích thực chất bắt nguồn từ sự trả ơn. Ông quan đại phu họ Thạch chịu ơn cha của Dƣơng Thiên Tích đã cứu mạng đứa con gái mình, vì không biết lấy gì đền ơn nên ông để cho con gái của mình tên là Hán Anh “ hầu hạ chăn gối” cho Dƣơng Thiên Tích. Và nhƣ vậy, Hán Anh vô tình trở thành vật trả ơn. Sự việc thật oái oăm với ngƣời phụ nữ nhƣng lại đƣợc trùm phủ bởi quan niệm đạo đức phong kiến: hôn sự do cha mẹ sắp đặt và đạo lí chịu ơn phải trả ơn. Đúng là giáo lí nghiệt ngã của Nho gia và quan niệm đạo đức dân gian đã phong tỏa, chế ngự mọi mặt trong tình yêu và hạnh phúc con ngƣời.

Có thể thấy mô típ “Tình yêu và hôn nhân kì dị” trong “Truyền kì mạn lục” duy nhất có Hán Anh có hôn nhân trọn lí vẹn tình: cha mẹ sắp đặt, đôi lứa ƣng thuận và cƣới hỏi đoàng hoàng. Vậy mà nàng cũng không thể sống trọn đời với chồng bởi Thiên Tích đã chấp nhận từ bỏ mái ấm gia đình để trở về với thân phận kiếp trƣớc - một vị thần. Với kiểu “ hôn nhân kì dị”, rõ ràng truyện kết thúc không có hậu, hạnh phúc gia đình bị phá vỡ dƣới sự chi phối của tƣ tƣởng Đạo giáo và học thuyết luân hồi của Phật giáo.

Trong truyện Chuyện đối tụng ở Long cung, nàng Dƣơng thị là ngƣời phụ nữ có duyên sắc, cái duyên sắc ấy ắt phải tƣơi tắn lắm mới đƣợc làm vợ quan thái thú họ Trịnh, mới làm thần thuồng luồng mê đắm mà tìm cách cƣớp

46

lấy. Lấy thần thuồng luồng, một thế lực siêu nhiên dƣới Long cung cũng là một chi tiết làm nên yếu tố li kì trong cuộc hôn nhân này.

Dƣơng thị dẫu cho thần thuồng luồng có biệt đãi, nàng “đƣợc phong là Xƣơng ấp phu nhân, ở trong một cái điện bằng ngọc lƣu li, chung quanh có ao sen bao bọc, gối chăn yêu dấu hơn hết các phòng” nhƣng tấm lòng chung thuỷ của nàng với chồng vẫn không thay đổi. Nàng khẳng khái trƣớc Long vƣơng: “Ngƣời áo xanh kia là chồng thiếp, còn ngƣời áo đỏ là kẻ thù”, một lần nữa khẳng định lòng chung thuỷ của nàng. Nguyễn Dữ không viết thật cụ thể về xuất thân của Dƣơng thị, về tứ đức của nàng nhƣng cái tinh thần “ xuất giá” chỉ biết “ tòng phu”, dù có uy quyền và phú quý vẫn không thay lòng đổi dạ đã trở thành sự bất di bất dịch trong ý thức của nàng.

Dƣơng thị đƣợc về với chồng thì đành mất đứa con. Chẳng lẽ nàng lại không có tình mẫu tử với đứa con đứt ruột đẻ ra hay sao? Chắc rằng không thể không có dẫu đó là đứa con của thuỷ quái. Đƣợc trở về với chồng thì lại phải xa đứa con vĩnh viễn, vậy thì nỗi đau “tử biệt sinh li” của nàng sẽ không bao giờ dứt.

Việc đƣa nhân vật Dƣơng thị vào cuộc hôn phối với thần thuồng luồng không nhằm đi tìm cho nàng một hạnh phúc viên mãn, mà điều ông muốn quan tâm trƣớc hết là phơi bày hiện thực bất công ngang trái, những thế lực tàn bạo đã cƣớp đi hạnh phúc chính đáng của con ngƣời. Mục đích ấy thể hiện khá rõ tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc của truyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 47 - 53)