Khái niệm mô típ, các yếu tố hình thành môtíp trong thể loại truyền kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái niệm mô típ, các yếu tố hình thành môtíp trong thể loại truyền kì

1.3.1. Khái niệm mô típ

Từ những năm 30 thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học Nga nhƣ Voloshinov và Bakhtin từng nhận định rằng văn bản văn chƣơng bao giờ

24

cũng đa nghĩa, nó không phải là một sản phẩm bất biến mà là một quá trình tƣơng tác giữa tác giả và độc giả thông qua ngôn ngữ trong một bối cảnh cụ thể. Nhà nghiên cứu Julia Kristeva, ngƣời sáng tạo ra thuật ngữ “liên văn bản” (intertextuality) cũng viết “bất cứ văn bản nào cũng đều được xây dựng một bức tranh ghép từ những đoạn trích dẫn; bất cứ văn bản nào cũng đều là sự

hấp thụ và chuyển hoá những văn bản khác” [21, 37].

Ở nƣớc ta, từ những năm 90 thế kỷ trƣớc, các nhà nghiên cứu văn học đã bắt đầu đề cập đến hiện tƣợng nhân vật và tác phẩm sản sinh ra tác phẩm mới, nhân vật mới. Trong bài viết “Khả năng tái sinh của Chí Phèo”, Đặng Anh Đào viết “Điều mà Thị Nở lo lắng ở cuối tác phẩm Nam Cao nay đã thành hiện thực. Đứa con hoang của Chí Phèo đã ra đời và không chỉ có một

Chí Phèo không tuyệt tự mà rất mắn đẻ”“lịch sử văn học đã từng có

những nhân vật không tuyệt tự hoặc được tái sinh; thông thường dễ thấy nhất

là từ nguồn văn học dân gian” [9, 125-126]. Ở một bài viết khác, nhà nghiên

cứu Đặng Anh Đào cho rằng: “Một điều khiến chúng tôi phải suy nghĩ là vì sao một số huyền thoại hoặc mô típ, đề tài, cốt truyện… của các hình thức kể chuyện dân gian cổ xưa cho đến nay vẫn không ngừng được phát hiện nhiều tầng lớp ý nghĩa và nuôi dưỡng biết bao cảm hứng như một nguồn sữa không

bao giờ cạn”[8].

Mô típ là một công thức có tính ƣớc lệ, biểu trƣng nghệ thuật của một

cốt truyện và thƣờng đƣợc lặp đi, lặp lại (James H. Grayson) ghi nhận những ấn tƣợng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lặp lại nhiều lần. Nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tƣợng và cũng là những mẫu khái quát sơ khởi có đặc điểm là tính đồng nhất và giống nhau. Thuật ngữ mô típ thƣờng có quan hệ với đề tài và cốt truyện. Mô típ có thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Thứ hai, đề tài - cốt truyện có thể đƣợc coi là sự kết hợp của những mô típ. Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp đƣợc hình thành

25

từ một loạt mô típ, nó có thể đƣợc lồng ghép trong cốt truyện và các thành phần của cốt truyện.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, mô típ là những yếu tố, những bộ phận lớn hay nhỏ đã đƣợc hình thành ổn định bền vững và đƣợc sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian [10]. Trong truyện truyền kì, cách hiểu mô típ nhƣ trên cũng không ngoại lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số truyện trong truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) có cùng mô típ với tiễn đăng tân thoại (cù hựu)​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)