Hoài niệm về quê hương miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 43 - 50)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

2.1.1. Hoài niệm về quê hương miền núi

Đều là nhà thơ người dân tộc Tày nên giữa Y Phương và Mai Liễu có sự tương đồng khi khắc họa về hình ảnh quê hương miền núi. Con người được nói đến trong thơ Y Phương, Mai Liễu chủ yếu là những con người miền núi mang dáng dấp, phong thái riêng của tộc người. Các phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày được hai nhà thơ Tày này nói tới với một niềm tự hào, trân quý. Vì thế những hình ảnh xuất hiện trong thơ của hai tác giả có tần suất cao là về thiên nhiên con người miền núi. Hình ảnh ấy được chiếu rọi qua lăng kính của sự hoài niệm, nhớ thương.

Hoài niệm về quê hương và cội nguồn thể hiện ngay từ việc lựa chọn tên gọi của các tập thơ và tên các bài thơ của cả hai tác giả. Đó là những hình tượng gắn liền với miền núi với văn hóa và tâm thức người Tày như: Suối làng, bếp lửa, nhà sàn, đá, mặt trời… hoặc gửi một thông điệp một nỗi niềm sâu thẳm của mình về nguồn cội. Ngay tên các tập thơ đã thể hiện rõ tâm thế ly hương hoài niệm của hai nhà thơ. Với

Y Phương đó là các tập: Tiếng hát tháng Giêng, Chín tháng, Lời chúc… Còn với nhà

thơ Mai Liễu với các tập thơ như: Suối làng. Mây vẫn bay về núi, Lời then ai

buộc, Giấc mơ của núi, Đầu nguồn mây trắng… Chỉ thống kê trong tập thơ chọn Đầu

nguồn mây trắng của Mai Liễu đã có đến 66/112 bài thuộc đề tài này. Những bài thơ

được viết ra từ ý thức và tình yêu thương chân thành đối với nguồn cội và dân tộc Tày của mình. Không chỉ như vậy, thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân và rồi nó khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Hoài niệm ấy hiện ra ngay từ tên của nhiều bài thơ. 40/112 tên bài trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với quê hương miền núi. Bên cạnh những tên bài gọi thẳng sự việc sự vật rất đặc trưng của miền núi vùng cao như: Mùa bông, Mùa măng, Bản vắng, Rừng hoang, Tung còn, Con gái bản tôi, Suối làng trong trẻo, Chim

đối với quê hương: Nhớ Khau Luông, Nhớ về Kim Quan, Mùa màng của mẹ, Cố hương, Nỗi nhớ nhà sàn, Có một thời, Nhớ Sơn Dương, Đêm nay gió Khau Mòn lại

thổi, Viết trước lúc xa quê, Chợt nghĩ qua đèo... và rất nhiều những bài thơ khác.

Những tên tập tên bài như những cánh cửa mở vào cõi tâm hồn trĩu nặng tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương nguồn cội của mình.

Trong 113 bài thơ của Y Phương thì có tới 78/113 tên bài trực tiếp hoặc gián tiếp viết về quê hương miền núi. Ngay từ tên gọi các bài thơ đã thể hiện được tâm thế

ly hương hoài niệm của nhà thơ như: Tiếng mẹ đẻ, Gió Phủ Trùng, Những đứa con

làng đá, Những người trèo núi, Tên làng, Tiếng gọi trong rừng…

Xuyên suốt các tác phẩm của cả hai nhà thơ, chúng ta bắt gặp những hình ảnh gần gũi thân thương của người miền núi. Xuất hiện nhiều lần nhất trong thơ Y Phương và Mai Liễu có lẽ là hình ảnh núi. Cùng viết về thiên nhiên nhưng giữa Y Phương và Mai Liễu cách thể hiện cũng như điểm nhìn tâm trạng có phần khác nhau. Nếu như trong thơ Y Phương, thiên nhiên hiện lên hùng vĩ và dữ dội thì thì trong thơ Mai Liễu, núi rừng sông suối hoang sơ ấy lại thường dịu nhẹ, tinh tế, đượm buồn. Với

Y Phương, núi gắn bó với “người đồng mình”, mỗi lúc đi xa người ta lại tâm niệm

một điều “Dù đi đâu cũng quay đầu về núi”. Phải chăng đó là khởi nguồn cho sự ra

đi, hành hương và trở về: Ngày xuống núi/ Mây vướng chân/ Núi như trăm voi chùng

chiềng/ Nguồn mở miệng/ Bạc ào ào chảy [22, tr.70]

Còn trong thơ Mai Liễu, núi là nơi con người có thể tìm về bất cứ khi nào muốn

sẻ chia, muốn tựa đầu vào, Mai Liễu bộc lộ tình cảm niềm tin - kỷ niệm tuổi thơ: Núi

vời vợi cao vực thẳm sâu/ Chiều mưa ngun ngút trắng bờ lau/ Hoa chuối lập lòe như

đốm lửa/ Ai đốt rừng lên sưởi ấm chiều [12, tr.49]. Rõ ràng, dòng suối trong thơ Mai

Liễu nhẹ nhàng, êm ả hơn dòng thác bạc ào ào chảytrong thơ Y Phương. Sự

khác biệt ấy là do điệu tâm hồn của mỗi nhà thơ có sự khác nhau.

Tương tự, hình ảnh sông và núi trong thơ Y Phương và Mai Liễu thường xuyên xuất hiện cạnh nhau, nó bổ sung ý nghĩa cho nhau. Khi về Hà Nội, nhà thơ Mai Liễu

cũng có sự liên tưởng thú vị: Xa quê năm tháng trôi biền biệt/ Đêm đêm thức gió rủ

rê về/ Đâu biết rừng xưa giờ đã kiệt/ Suối trơ mắt đá, thác xanh rêu[12, tr.112]

Cùng viết về con sông Bằng Giang nhưng giữa Y Phương và Mai Liễu đã có điểm nhìn rất khác nhau. Y Phương có cách viết rất hình tượng, đó là con sông Bằng

Giang biếc xanh, buồn bã như tâm trạng con người: Có mùa dài sông Bằng nằm. Không chảy/ Nước đóng băng gió lạnh thổi rạc bờ/ Trẻ con thấy các mặt buồn đứng

ngóng/ Thương những người gái góa bơ vơ [22, tr.136]. Nếu như Y Phương viết về

con sông Bằng với niềm tự hào và khoác lên dòng sông những cảm nghĩ, suy tư thời

cuộc thì Mai Liễu lại “dựa” vào dòng sông Bằng để nghĩ suy, nhớ về quê mình:Có ai

biết / Tự bao giờ/ Sông Bằng chảy/ Sông Bằng không chảy/ Như Cao Bằng lạ lẫm

trong tôi/ Đêm nay nằm gối đầu lên sóng/ Nghe ngọn nguồn rền rĩ xuôi[12, tr. 218].

Nói đến thiên nhiên miền núi, không thể không nhắc đến hình ảnh sông, suối. Trong thơ của Y Phương và Mai Liễu hình ảnh này xuất hiện khá nhiều. Nó có tác dụng bộc lộ sâu sắc tâm thế ly hương hoài niệm của hai nhà thơ. Tuy nhiên, cũng như hình ảnh núi, hai nhà thơ có cách viết khá khác nhau về hình ảnh sông suối. Trong tập

thơ Đầu nguồn mây trắng, Mai Liễu tìm đến với dòng suối để gửi niềm tâm sự: Chảy

từ mạch đá/ Nước suối trong ngần./ Núi đầy cỏ hoa/ Suối qua ngọt lịm [12, tr.33].

Mai Liễu thiên về tả suối, tả sông, qua đó, làm nổi bật ức tranh thiên nhiên miền núi

tươi đẹp. Cuộc sống của người dân tộc quanh năm gắn với rừng, núi, sông, suối, dốc

đèo... Hình ảnh núi và sông xuất hiện với nghĩa ban đầu trong thơ Y Phương và Mai Liễu là thể hiện sự giao hoà, gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh để họ có thể tồn tại. Nghĩa thứ hai mang tính chất tượng trưng rõ nét Núi là nhân chứng của những cuộc đi “Ngày xuống núi”. Suối là điểm tìm về với những nỗi niềm nhớ nhung … Núi tượng trưng cho sự chở che, bao bọc; sông suối là mạch nguồn cho sự sống. Núi ngóng đợi người đi, sông tắm mát cho tâm hồn những đứa con khi trở lại quê hương… Núi và sông tạo thành biểu tượng đất nước ấm áp, vẹn toàn nghĩa tình.

Một hình ảnh cũng rất dễ nhận thấy trong thơ ca DTTS đó là hình ảnh đá. Trong thơ của Y Phương, ông nói rất nhiều đến hình ảnh đá, con người sinh ra từ đá, lớn lên nhờ đá vì thế họ luôn gắn bó thiết tha với bản làng, quê hương như máu thịt. Ông

từng nhắn nhủ con mình: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung

không chê thung nghèo đói [22, tr.105]. Y Phương khắc hoạ đá cũng giống như con

người, con người cũng như đá biết suy nghĩ, suy tư, trăn trở, xót xa: Hôm nay cụ đi

vào đó một tâm hồn khiến đá như có suy nghĩ, cảm xúc. Trong tập Thơ Y Phương, hình ảnh đá cũng xuất hiện với tần số khá cao (19 lần/113 bài). Đá vừa là đặc trưng của thiên nhiên miền núi, vừa là sự gắn bó với cuộc sống, với quê hương của nhà thơ.

Y Phương sinh ra trong không gian văn hoá miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”.

Còn hình ảnh “đá” trong thơ Mai Liễu khi thì mạnh mẽ góc cạnh : Lách qua núi dựng

qua đá dựng/ Sông phi như ngựa hất tung bờm [12, tr. 190] khi lại mềm mại trữ tình

như người đang yêu: Lá khẽ run trên đầu/ Đá ngồi ngây dưới vực/ Nước níu hoài mái

tóc/Xuống thác còn chưa nguôi[12, tr.17].

Thiên nhiên và con người đã hoà điệu cùng nhau, đây là một cách diễn tả vừa quen thuộc vừa hiện đại trong tư duy của người miền núi. Y Phương còn có cách ví von người con gái với những gì vừa mềm mại, nhẹ nhàng, vừa mát trong nhưng cũng

vừa cháy bỏng: Em hiền lành/ Chậm chạp/ em đội chum rượu đến với anh/ Người con

gái có đôi chân to khỏe/ Đạp qua bao gian khổ/ Đến với anh. [22, tr.90]. Còn trong

thơ Mai Liễu người con gái vùng cao cũng hiện lên thật đẹp: Con gái bản Tày duyên

quá/ Sắc chàm như cũng pha hương/ Chỉ riêng nụ cười môi mọng/ Mùa xuân e cũng

lạc đường[12, tr.75].

Thông thường, khi viết về tâm thế ly hương, hoài niệm, giọng điệu các bài thơ của Y Phương và Mai Liễu đều phảng phất tâm trạng buồn. Trong thơ Y Phương và Mai Liễu thường chất chứa những lo lắng, suy tư về nhân tình thế thái, về những nỗi buồn, những hoài niệm… mang sắc thái, cung bậc khác nhau. Có khi đó là sự cô độc của một người miền núi ở nơi thị thành, một cá nhân bé nhỏ, xa lạ giữa dòng chảy khổng lồ của thế giới hiện đại, là nỗi đau đớn đến xót xa, giống như nỗi đau của một

cái cây đã bứt khỏi cội rễ: Đây đâu phải nhà mình / Không thấy cánh đồng lúa vàng/

Bãi đá sau làng/ Mở cửa ra/ Nhà chồng lên nhà/ Nhà cũng guồng chân chạy/ Những

dòng sông người sôi lên ầm ào/ Cháy khét/ Inh tai nhức óc [37].

Khi Y Phương rời xa quê hương cũng là một dịp để nhà thơ tự kiểm nghiệm tình cảm của mình với quê hương. Sống giữa Thủ đô Hà Nội nhà thơ cảm thấy cô đơn. Y Phương từng thể hiện sự lo lắng khi rời làng Tày về thành phố, đời sống đô thị mài mòn

khát vọng gìn giữ tiếng nói và bản sắc văn hóa dân tộc mình đã làm cho “chất Tày”

trong ông không hề mất đi, mà càng đầy lên thêm.

Có chung tâm trạng như thế nhà thơ Mai Liễu cũng phảng phất buồn ngay giữa chốn thị thành sầm uất. Không gian cư trú - hiện tại của ông là không gian đô thị nơi

phồn hoa đô hội: Những tòa nhà to như quả núi/ Cao hơn ngọn núi/ …Khác quê mình

/ Quanh chân núi ở được mấy bản/ Ra khỏi nhà là gặp bầu bạn/ Người núi khác vẫn

anh em. [12, tr.331]. Cũng có khi ông thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình,

cảm thấy ngột ngạt tước cuộc sống thị thành: Nhà nọ với nhà kia liền vách liền tường/

Nhiều khi nhà trong nhà ngoài nhà trên nhà dưới/ Chung một cửa/ Con người chưa

hẳn đã gần nhau [12, tr.203]. Để rồi, ông trải lòng mình theo bước chân người tha

hương với những vui buồn nhân tình thế thái: Tôi đã đi qua bao đồi bao núi/ Đã vượt

nhiều bể cả sông to/ Lúc ở lán lều/ Khi chui địa đạo/ Đôi lần khách sạn cỡ sao [12,

tr.175]. Và một ngày ông nhận ra: Thẳm xa bao cuộc hành trình/ Thẳm sâu giấc

mộng hư vinh kiếp người [12, tr.199]. Mai Liễu không viết nhiều về không gian cư

trú của mình. Ông không dành cho nó sự gắn bó, coi nó đơn giản chỉ là sự tá túc của ông. Ta còn nhận ra ông xa lạ với nó. Sự xa lạ ấy từng đẩy nhà thơ đến mức cô độc

giữa: Ba tầng nhà rờn rợn đêm thâu/ ...tường ma tít cửa lim trơn mượt/ Ném cái nhìn

vào cũng trượt cũng rơi [12, tr.228].

Sự cô độc của một "người thiểu số" rời núi rừng về thành phố cư trú cùng cộng

đồng đa số lúc thì ngơ ngẩn nghĩ lúc lại ngậm ngùi: Sao thành phố không xây nhà ba

mươi bốn mươi tầng/ Những căn hộ tầng bốn mươi có vẻ hợp với người thiểu số đến

đây/ Ở như thế cũng chưa cao bằng ở núi/ Chẳng biết người miền núi về thành phố

xếp ở bậc nào/ Cao - thấp thấp - cao? [12, tr.238].

Trong sáng tác của mình, Y Phương và Mai Liễu luôn băn khoăn, trăn trở về ý nghĩa và ý thức giữ gìn những giá trị cộng đồng. Những vần thơ bao giờ cũng đau đáu một tấm lòng hướng về quê hương xứ sở, về mảnh đất mình sinh ra và chôn nhau cắt rốn, về dân tộc mình và đất nước mình. Một vùng đất không thể tồn tại nếu thiếu đi phần hồn cốt của nó, một dân tộc sẽ là một dân tộc chết nếu nó không còn được nuôi dưỡng bởi dòng mạch văn hóa truyền thống. Chính vì thế, người ta thấy rất rõ một nỗi âu lo không giấu nổi ở cả hai nhà thơ khi các ông đang buộc phải chứng kiến

tốc độ đô thị hóa quá nhanh, mà đi kèm với nó là sự mất mát bao phong tục cổ truyền, bao giá trị truyền thống cao đẹp.

Có người ví tác phẩm của Y Phương như những bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Niềm tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày kết tinh trong con người mình đã mang đến cho văn thơ Y Phương một làn gió mới, làm giàu có đa dạng thêm nền văn học Việt Nam.

Sinh ra dưới chân núi Bo Păn ở gần biên giới Việt - Trung, nhà thơ Tày luôn ý thức hòa nhập cùng đại gia đình các dân tộc Việt rộng lớn ngay từ những bài thơ đầu

đời. Dù đi đâu, làm gì ông vẫn hướng về quê mình: Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm

tháp/ Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng bập bẹ bước đầu tiên [22, tr.99].

Thơ ông đậm bóng dáng quê hương, vùng văn hóa mà ở đó có những con người giản dị, hồn nhiên như đất đai, cây cỏ, trong đó, bao yêu thương, trân quý tôn vinh người

phụ nữ. Không ai dám nghĩ phụ nữ là “phái yếu” khi đọc câu thơ của ông: Người đàn

ông tựa lưng người đàn bà/ Còn người đàn bà tựa lưng biển cả [23, tr.162].Tựa vào

văn hóa dân gian, ông vận dụng rất khéo léo chất dân ca Tày để tạo nên câu thơ theo cách tư duy và xây dựng hình tượng của người Tày đậm chất liên tưởng. Bài thơ

“Mùa Hoa” viết tựa ý thơ một bài dân ca Tày giàu yếu tố phồn thực: Mùa hoa/ Mùa

đàn bà/ Mặt đỏ phừng/ Thừa sức vác ông chồng/ Chạy phăm phăm lên núi/ Mùa hoa/

Mùa đàn ông/ Mệt như chiếc áo rũ/ Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ [22, tr.142].

Thơ Y Phương bao giờ cũng mang thông điệp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Nhà thơ đã đến và chinh phục những người yêu nền văn hóa Tày rực rỡ, độc đáo, tràn đầy sức sống với một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới về văn hóa Tày trong sự giao thoa, nối kết, thống nhất với văn hóa của 54 dân tộc anh em trong “Ngôi nhà chung” mà không ai khác anh chính là “cầu nối” đó. Tác phẩm của Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)