Biểu tượng Nước và những phái sinh của biểu tượng Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 92 - 93)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.4.1. Biểu tượng Nước và những phái sinh của biểu tượng Nước

Nước là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đời sống. Nó gắn bó chặt chẽ , sâu sắc trong mọi phương diện đời sống con người. Thơ Y Phương và Mai Liễu như một dòng chảy dào dạt mà ở đó, biểu tượng nước là một trong những mạch chảy trung tâm. Trong thơ Y Phương và Mai Liễu, biểu tượng Nước được sử dụng nhiều lần. Trong đó các phái sinh của biểu tượng Nước như: Sông, suối, là được nhắc đến nhiều nhất. Với người miền núi, suối nguồn chính là nơi gắn bó sâu sắc nhiều kỉ niệm. Nên khi xa quê, trong nỗi nhớ của cả Y Phương và Mai Liễu đều có sự

xuất hiện của suối, sông: Suối làng tôi bắt đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo

đời tôi [12, tr.124] Sông, suối cũng là hình ảnh để Y Phương lấy làm chuẩn mực

trong cách sống mỗi khi dạy con: Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh /

Không lo cực nhọc/ Người đồng mình không nhỏ bé đâu con [22, tr.105].

Cũng có lúc, những dòng sông nhỏ bé, bình yên còn được so sánh với vẻ đẹp thủy chung của người con gái. Họ luôn là "bến" đợi chờ sự trở về của một nửa yêu

thương: Tên em tên một dòng sông/ Dòng sông nhỏ chảy trong đồng bao anh/ Dòng

sông khi trắng khi xanh/ Tên em là bến cho anh gọi đò (…)/Những dòng sông mang

tên em/ Cũng ăm ắp chảy qua miền quê anh/ Sông dài bởi lượn lượn quanh/Em làm

bến vắng cho anh tìm về [22, tr.88].

Khi dòng sông được ví với hình ảnh một người vợ góa chồng, nó lại mang trong mình sự hưu quạnh, vắng vẻ. Nó không còn là dòng sông chảy hiền hòa nữa mà như

một dòng sông chết: Có mùa dài sông Bằng nằm. Không chảy/Nước đóng băng gió

lạnh thổi rạc bờ/Trẻ con thấy các mặt buồn đứng ngóng/Thương những người gái

góa bơ vơ [22, tr.136].

Với nhà thơ Mai Liễu, sông suối là quê hương, là nguồn cội, là nơi cuối cùng tìm về sau bao nhiêu năm nếm trải đắng cay của số phận con người: Anh vẫn gặp dòng sông trong xanh/ Như buổi chiều xưa rì rào kỉ niệm/ em lặng nhìn dòng sông

cuộn chảy.../ Và khe khẽ hát khúc êm đềm [12, tr.120].

Có thể nhận thấy, trong khi một số nhà thơ DTTS khác thường dùng biểu tượng nước để tạo ra một sắc thái tươi vui, mạnh mẽ, khỏe khoắn thì biểu tượng nước trong thơ Triệu Kim Văn thường mang sắc thái nghĩa chậm buồn, trầm tư, mềm mại, mang đậm ý nghĩa chiêm nghiệm suy tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 92 - 93)