Giọng điệu ngợi ca tự hào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 84 - 85)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.3.1. Giọng điệu ngợi ca tự hào

Ngợi ca cái đẹp là giọng điệu thường thấy của văn học Việt Nam ở mọi thời đại. Tiếp nối truyền thống của văn học Việt Nam, Y Phương luôn có xu hướng phi thường hóa cái đẹp trong các sáng tác của mình, đặc biệt là mảng thơ tình yêu. Ông nhiệt thành khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp trong tình yêu của con người miền núi. Nhà thơ dành nhiều trang viết để ca ngợi sức mạnh, ý nghĩa của tình

yêu: Khi chưa có tình yêu/ Con người chỉ là từng hạt thóc riêng lẻ/ Có tình yêu

rồi/ Con người mới trở thành cơm nghi ngút khói [23, tr.16] Tình yêu chính là

"chất xúc tác" biến mỗi chúng ta từ "từng hạt thóc riêng lẻ" cô đơn, lạnh lẽo trở thành một nồi "cơm nghi ngút khói" ấm áp, thơm ngon, mang lại sự sống cho đời. Và đây cũng là một bài thơ với giọng điệu ngợi ca tương tự như thế: Lãi của gió là sóng/Lãi

của sóng là muốn mặn/Lãi của muối mặn là gừng cay/Lãi của đêm là ngày/Lãi của

ngày là người/Lãi của người là tình yêu không bao giờ mất [23, tr.130].

Nhà thơ Mai Liễu cũng dành nhiều trang viết để ca ngợi vẻ đẹp của con người làm chủ núi rừng, sống cùng núi rừng, làm cho núi rừng bừng sáng lung linh sắc

màu cuộc sống: Mùa xuân còn ở đâu đây/ Sông xanh tận đáy núi đầy tận mây/ Lặng

yên phố lặng im cây/ Ngổn ngang Pác Tạ sương bay bời bời [12, tr.77].

Y Phương lại tập trung ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như tâm hồn của người con gái trong tình yêu. Vẻ đẹp của em là vẻ đẹp trong ngần, trinh nguyên, mát rượi, tròn trịa như vầng trăng đêm rằm. Nhà thơ đã ngợi ca "em" mà không cần dùng đến

bất kì từ ngợi ca nào: Em là lúa/ Lợp lên anh từng hạt/ Em là bắp/ Đầy lên anh từng

hạt/ Em là sao/ Trùm lên anh lung linh. [23, tr.163] Đặc biệt, giọng điệu ngợi ca còn

sáng lên trong những bài thơ viết về những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vùng

cao: Rơm/ Tự làm đời mình tan nát/ Rơm trở thành mùi thơm/ Rơm tự làm đời mình

tan nát/ Để giữ nguyên những hạt vàng [23, tr.108].

Thấu hiểu và gắn bó với cuộc sống, con người nơi bản làng Trùng Khánh, nhà thơ không khỏi tự hào, để từ đó cất lên những lời thơ đầy ngưỡng mộ về vẻ đẹp của em, của anh. Và thực ra là để nói và ngợi ca con người miền núi trong tình yêu đôi lứa với vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng. Độc giả dường như đang được tận mắt nhìn ngắm và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp bất tử ấy. Điều đó khiến các bài thơ của Y

“Phòng tuyến Khau Liêu”, giọng điệu ngợi ca được Y Phương thể hiện rõ qua việc ca ngợi vẻ đẹp của con người miền núi tài hoa, kiên cường bất khuất. Dù là mẹ già, em

nhỏ hay những người lính ra trận đều một lòng gìn giữ xây dựng quê hương: Phòng

tuyến thứ nhất/ Nhọn hoắt lá/ Sáng những mắt cườm/ Bàn tay xanh nhuộm chàm/ Bàn tay thon hoa trên mặt vải/ Bàn tay thô cầm cày đẽo đá/ Mẹ già em nhỏ/ Đèo đầy thương nhớ/ Cong cả đường cái quan/ Phòng tuyến thứ hai/ Phòng tuyến thứ ba/

Phòng tuyến.../ Mỗi mỏm đá một người cầm súng... [22, tr.87].

Nghĩ về quê núi còn nhiều khó khăn nhưng Mai Liễu vẫn luôn dành những lời

ngợi ca về vùng quê yên ả thanh bình giàu tình nặng nghĩa: Những bánh xe mặt trời/

Chở tuổi thơ tôi đi mãi/ Mà cơm gạo Nà Pùng, Nà Piệt/ Dẻo thơm như nắng tháng

Mười/ Theo tôi đi suốt cuộc đời/ Vẫn thơm... [12, tr.209] Hoặc đó là hình ảnh bếp lửa

nhà sàn ấm nóng tượng trưng cho sự no đủ: Cái bếp vuông đêm ngày mong đỏ củi

lửa/ Cái kiềng tròn nồi xuống nồi lên/ Vuông tròn là sự ấm êm no đủ... [12, tr.211].

Đó còn là lời dặn dò, niềm tin son sắt vào ngày mai tươi đẹp. Bản làng sẽ đổi thay,

ấm no muôn đời: Em ơi/ Dẫu bản mới về đâu/ Ở đó cũng bạn bè đón đợi/ Thuyền

Khảm hải sẽ cập bờ bến mới/ Bến bờ hạnh phúc ấm no! [12, tr.265].

Viết về quê núi và con người miền núi với giọng điệu ngợi ca, cả hai nhà thơ Y Phương và Mai Liễu thể hiện rõ tình cảm yêu thương gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên. Và khi phải xa quê hương, sống nơi đất khách quê người thì tình yêu ấy càng dồn nén và vỡ òa trong cảm xúc của Y Phương và Mai Liễu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 84 - 85)