Giọng điệu hoài niệm, tiếc nuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 85 - 88)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, tiếc nuối

Bên cạnh giọng điệu ngợi ca, ta còn bắt gặp trong thơ Y Phương, Mai Liễu giọng điệu hoài niệm, khắc khoải, đầy tiếc nuối. Đặc biệt, Mai Liễu thiên về giọng điệu này nhiều hơn của Y Phương. Con người miền núi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tắm mình từ dòng nước đầu nguồn, là nơi nuôi mình từ củ sắn bắp ngô nứt ra từ

hốc đá. Cũng từ nguồn cảm xúc về cội nguồn nhà thơ Mai Liễu tự sự: Tôi gửi núm

rau mình nơi vách rừng kẽ núi/ Tiếng thác tiếng chim hoà tiếng khóc chào đời [12,

tr.224]. Chất giọng trữ tình hoài niệm là một đặc điểm nổi bật trong thơ Mai Liễu. Đây là giọng điệu cơ bản bao trùm hầu hết các bài thơ của ông. Từ những bài viết về quê hương, gia đình, cuộc sống hiện đại, tất cả đều được dệt bằng cảm xúc mãnh liệt.

Giọng điệu trữ tình hoài niệm trong thơ Mai Liễu có nhiều cung bậc cảm xúc đan cài nhau: lúc reo vui, ngợi ca, lúc thăng trầm, sâu lắng, lúc khắc khoải âu lo: Chợt lo/ Hồn

vía mình chẳng may bị lạc/ Chốn thị thành/ Ai gọi vía cho tôi? [12, tr.183].

Trong quan niệm người dân tộc Tày, con người có hồn có vía, nam bẩy vía, nữ chín vía, khi vía rời khỏi người thì người ốm hoặc có thể sẽ chết. Từ quan niệm cổ xưa ấy, kỉ niệm tuổi thơ ham chơi bị ốm để mẹ phải đi gọi vía về đã hình thành nên tứ thơ của bài thơ này. Giọng điệu trữ tình hoài niệm là “chủ âm” của tất cả các tập thơ Mai Liễu. Giọng điệu trữ tình ấy, đã góp phần tạo ra một gương mặt thơ riêng không thể lẫn trong các nhà thơ dân tộc Tày... Trong thơ Mai Liễu, bản sắc văn hóa Tày thể hiện ở chất liệu văn hóa dân gian Tày và không gian miền núi luôn hiện về trong hồi ức của nhà thơ. Có thể gọi đó là giọng điệu trữ tình đầy day dứt bởi nỗi thương nhớ, khát khao trở về cố hương. Chúng ta luôn bắt gặp hai không gian nghệ thuật có thể đồng hiện trực tiếp, một thực một ảo xuất hiện trong thơ Mai Liễu, đó là không gian đô thị ngột ngạt bon chen nơi thân xác nhà thơ đang sống và không gian núi rừng quê hương - nơi tâm hồn nhà thơ thường trực đi về. Giọng điệu trữ tình đầy day dứt

thương nhớ của Mai Liễu như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tập thơ của ông: Cái bắng

đựng nhúm nhau ngày ấy/ Và cây mạ xanh um tùm ngày ấy/ Đã tan vào đất núi từ lâu/ Vậy mà đi đâu ở đâu/ Mỗi khi nghĩ về rừng/ Hồn tôi lại vi vu/ Gió thổi/ Reo như

cái bắng sứt tai/ Trên cây mạ ở mé rừng ngày ấy… [12, tr.175].

Những kỉ niệm về miền quê yêu dấu luôn trở đi trở lại trong kí ức người con xa quê, nên mỗi khi nhớ về quê hương thì những hình ảnh đẹp đẽ nhất lại hiện lên trong tâm khảm. Từ giọng điệu sôi nổi, tha thiết khi ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và

con người xứ sở, câu thơ lại trầm xuống đầy day dứt, nhớ thương: Có lẽ nào nghe

suối mừng lại khóc/ Thì cúi xin. Ta ngả mũ lưng đèo/ Để tạ lỗi với tuổi thơ ven núi/

Quả cọ cho bùi, hạt dổi cho cay… [12, tr.192]. Giọng điệu nhớ thương da diết ấy cất

lên làm xao động lòng ta, nó đã chạm được vào nỗi lòng sâu kín của người đọc. Mai Liễu đã nói thay được tình cảm của rất nhiều người con xa xứ bằng một lối nói giản dị nhưng chất chứa đầy tâm trạng. Có lẽ phải có một vốn sống thực và một tình yêu thương hết mực thì mới viết lên những lời thơ khắc khoải, da diết đầy nhớ thương

ngày ta ra đi/ Xin quê một góc rừng để lẫn vào cây cỏ/ Để biết có đứa con đi xa giờ

đã trở về… [12, tr.286]. Có thể nói, giọng điệu trữ tình hoài niệm trong thơ Mai Liễu

là giọng điệu tâm hồn, tâm trạng của cái tôi cá nhân muốn bộc bạch đến tận cùng cảm xúc. Đọc những bài thơ của ông, ta bị cuốn vào dòng tâm trạng ấy. Nó mạnh mẽ tuôn chảy và tan hòa vào hồn người đọc lúc nào không hay. Đó là sự cuốn hút riêng của một giọng thơ vừa sâu lắng da diết vừa chứa chan hoài niệm hướng về quê hương miền núi. Cảm xúc về cội nguồn luôn đánh thức những kỷ niệm sâu xa mà nhiều khi tưởng chừng như trước cái ồn ào, bề bộn của cuộc sống đã bị vùi từ rất lâu rất sâu. Trái lại ký ức đó, kỷ niệm đó không hề phai mờ và không bao giờ mất. Thơ các nhà thơ DTTS và miền núi đã giúp con người nuôi dưỡng và xây dựng những tình cảm cao đẹp. Ở đó không chỉ thuần tuý khắc họa không gian cảnh vật mà đằng sau không gian cảnh vật đó là tâm trạng, nỗi niềm con người. Nỗi niềm, tâm trạng của người miền núi với quê. Trong "Mây vẫn bay về núi", quê núi đã là sự hồi tưởng, mà sự hồi tưởng nào cũng được chắt chiu, gạn lọc vẫn đằm thắm, mượt mà, thảng thốt thoáng thấy ngọn gió rừng già tạt qua những câu thơ. Trong lòng như đang chờ đợi một điều gì đó, trĩu nặng hơn, sâu lắng hơn, chân thực hơn. Quả thật nhà thơ đã tự

bộc bạch: Mai ngày ta ra đi/ Xin một góc rừng để lẫn vào cây cỏ, để biết có đứa con

đi xa giờ đã trở về…[12, tr.287].

Cứ nghĩ nhà thơ xa quê núi rồi, những chuyến về chỉ là chuyện ghé thăm. Thế nhưng, mạch nguồn tạo nên thơ Mai Liễu cứ vẫn là quê núi, có thể có nhiều cảm nhận

về những miền quê khác nhưng vẫn hàm chứa chất mê say của núi rừng: Suối làng tôi

bắt đầu từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻo đời tôi [12, tr.24]. Quê núi đã cho nhà

thơ tất cả, sự sống, và cả tâm hồn thơ. Là nguồn lạch trong lành để nhà thơ tạo nên vẻ đẹp riêng chỉ có trong thơ Mai Liễu. Nhà thơ Mai Liễu trong nhiều bài thơ, câu thơ đã

khắc hoạ bức tranh phong cảnh - tâm trạng theo cách riêng của mình: Nửa đời đi xa/

Màu thổ cẩm vẫn tươi sắc núi [12, tr.210].

Cũng khắc hoạ không gian cảnh vật nhưng có khi lại từ một cảm xúc, tâm trạng của người con xa quê với nỗi nhớ da diết về một quê hương, trong thơ Y Phương, không gian miền núi được tái hiện qua ký ức không chỉ thấm đẫm cảm xúc mà còn hàm chứa trách nhiệm với quê hương. Chúng ta cũng không khó bắt gặp những dòng thơ thể hiện sự hoài niệm tiếc nuối. Tình yêu không phải lúc nào cũng đến đúng thời

điểm khi ta còn trẻ, mà đôi khi, nó đến muộn. Có những người phải đến tận lúc về già, thần tình ái mới cho họ tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Y Phương đã sử dụng giọng điệu khắc khoải, tiếc nuối khi viết về những mối tình "chín muộn" ấy:

Sinh con rồi/ Tình yêu ta chưa sinh / Sinh cháu rồi/ Tình yêu mới đến [23, tr.81]. Đó

còn là sự hoài niệm xen chút cay đắng khi nhân vật trữ tình trở về sau những năm tháng lửa đạn ác liệt nhưng người họ yêu đã không đủ kiên nhẫn để chờ đợi, đã đi

theo người khác: Sau bao nhiêu năm xa nhà/ Người ấy phải bùa người ta/ Săn tìm

người ta/ Bỏ quên tôi đắm chìm nơi lửa đạn [22, tr.147] . Hay như trong bài thơ Em,

cơn mưa rào, ngọn lửa, nhà thơ bộc lộ rõ nỗi nhớ về nhân vật em qua một loạt điệp từ

nhớ xuấthiện ở mỗi câu thơ: Ngày ra suối nhớ em/ Gặp bông hoa nhớ em/ Nói chuyện

với người con gái nào cũng nhớ em/ em hiền lành/ Chậm chạp/ Em đội chum rượu đến với anh/ Người con gái có đôi chân to khỏe/ Đạp qua bao gian khổ/ Đến với anh

[22, tr.90].

Thơ Y Phương ngập tràn những hoài niệm, tiếc nuối về tình yêu, về sự trôi chảy của thời gian, về những ngậm ngùi khi tuổi trẻ qua đi. Giọng điệu này cũng đã thể hiện chân thật cái tôi chủ quan của một nhà thơ vốn giàu tình cảm. Những đổi thay của cuộc sống mới cùng với những chiêm nghiệm của bản thân đã dẫn đến nhiều suy tư, luyến tiếc, thương nhớ trong giọng thơ của nhà thơ Tày này. Trong cảm thức về quê nhà, sự thay đổi rõ nhất rong sáng tác của Y Phương là xu hướng ra đi để trở về:

Trên các bến tàu bến xe/ Tôi thấy/ Những valy/ Những túi/ Những người/ căng phồng niềm vui Về quê ăn Tết/ Tay tôi chạm cành buồn mọng nước/ Bên đường/ Cây cũng

chẳng còn ai/ Mà về [35].

Với giọng điệu hoài niệm, tiếc nuối rất phù hợp với việc khắc họa tâm thế ly hương hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu. Xuyên suốt các bài thơ, chúng ta bắt gặp giọng điệu này. Điều đó thể hiện rõ tình yêu quê hương nỗi nhớ về miền quê núi luôn thường trực trong tâm hồn hai nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 85 - 88)