Hoài niệm về văn hóa tâm linh của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 54 - 56)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

2.2.2. Hoài niệm về văn hóa tâm linh của người Tày

Một trong những nét riêng, đặc trưng cho văn hóa Tày đó chính là các phong tục tập quán vùng cao. Trong cuộc sống tín ngưỡng, người Tày có quan niệm con người có 12 cái hồn, có nhiều loại ma, nhà có người ốm, người chết hoặc có lễ nghi gì liên quan đến con người như giải hạn, cầu mùa, cầu siêu… thì người Tày mời thầy mo, thầy tào, then, pựt… về để cúng tế hát then. Ngoài ra còn thờ phụng các vị thần có

liên quan đến cuộc sống lao động, sản xuất sinh hoạt như thờ vị thần thổ công, thờ tổ tiên, thờ bếp lửa (vua bếp), thờ bà mụ, thờ tổ sư, thờ thần nông…

Trong rất nhiều bài thơ của Y Phương, văn hóa tâm linh của người Tày đã trở thành điểm tựa giá trị, thành cội nguồn cho cảm hứng sáng tạo. Trong trường ca “Chín tháng” Y Phương có nhắc tới quan niệm về “hồn” mà người Tày gọi là

“khoăn”, “vía”, về mẹ Hoa và bàn thờ mẹ Hoa trong các gia đình người Tày: Mẹ Hoa

cưỡi hạc trắng/ Đỗ xuống mạn bờ sông/ Dàn nhạc khèn tấu lên/ Cờ phướn tung bay

đón [22, tr.18]. Mẹ Hoa là người có vị trí vô cùng quan trọng trong thế giới tâm linh

của người Tày. Cách gọi những thần linh có quyền năng tối cao trong đời sống con người bằng những từ quen thuộc dành cho những người thân trong gia đình. Mẹ Hoa

xuất hiện sóng đôi với hình ảnh Bố Trời trong nghi lễ ấy: Khi ấy/ Bố Trời cười khà

khà/ Khẽ nháy mắt mẹ Hoa/ Mẹ hoa cầm quạt phất [22, tr.19].

Người Tày quan niệm vợ chồng lấy nhau chưa có con thì cho rằng mẹ Hoa trên thiên đình chưa ban cho và phải lập đàn chay cúng khấn thỉnh cầu mẹ Hoa. Tục lệ có từ xa xưa của người Tày được tái hiện, đứa bé chào đời phải làm lễ tạ mẹ Hoa, cầu khấn sự che chở. Vẫn vai trò bảo trợ cho cuộc sống của trẻ con, mẹ Hoa có mặt trong quá trình nuôi nấng, dạy bảo những đứa trẻ trưởng thành. Bên cạnh việc mô tả lại một cách xác thực ý niệm và thực hành nghi lễ hồn vía, Y Phương còn coi đó là phương tiện truyền dẫn nghệ thuật. Hồn vía qua sáng tác của ông mang theo cả trạng thái tình cảm mà ông gửi gắm trong đó. Bài thơ “Gọi vía” của Y Phương trùng tên với một bài thơ nổi tiếng của một nhà thơ người Tày khác là Mai Liễu. Đọc gần hết bài thơ, ta

vẫn tưởng Y Phương đang lặp lại tứ thơ của Mai Liễu: “trên đường đời gian khó, vía

đã đi lạc mất rồi”, với Mai Liễu thì “chốn đô thành - ai gọi vía cho tôi?”, với Y

Phương thì “thân xác này từng lên rừng xuống bể ”. Nhưng khi đọc đến khổ thơ kết,

ta mới ngỡ ngàng nhận ra sự chuyển hướng của tứ thơ, sự đa tình giấu kín của hồn thơ Y Phương: “Giờ này/ Thân xác tôi mỏi mệt/ Vía ơi/ Ơi vía/ Về đi/ Về đi mà/ Về

mau mà yêu nhau kẻo vía già” [23, tr.46] Đặc sắc của bài thơ nằm ở câu kết với ý

nghĩa sâu xa: Sốt ruột không phải vì lo thân xác già mà lo hồn vía già không kịp yêu nữa. Đặc sắc ở triết lí hàm ẩn trong câu thơ: Hồn vía già thì tình yêu mới không còn

nữa, đâu phải là chuyện tuổi tác hay thân xác. Yếu tố tinh thần mới quyết định chúng ta già hay trẻ và còn yêu thì còn trẻ bất cứ ở tuổi tác nào.

Cũng viết về “vía” nhưng trong thơ Mai Liễu đó là nối nhớ về tuổi thơ mải chơi để vía quên đường về, mẹ lại tất tả ngược xuôi gọi vía. Bài thơ vừa bộc lộ nét đặc sắc trong văn hóa tâm linh người Tày, vừa thể hiện tình cảm yêu thương con của người

mẹ miền núi cũng như nỗi nhớ về bản sắc văn hóa quê hương nhà thơ: Mẹ vừa đi vừa

gọi/ Từ núi ra đồng/Từ đồng về ngõ/Từ ngõ lên cầu thang/Từ cầu thang vào nhà/ Nơi

ta nằm li bì cơn sốt…. [12, tr. 183]

Nhà thơ Mai Liễu khai thác vốn văn hóa dân gian Tày để truyền lại những tín

ngưỡng mang màu sắc tâm linh: Người ở nhà sàn/ Cầm cặp tre không gõ mặt kiềng/

Cầm ống giang không thổi tro tung tóe/ Đun củi đun đằng gốc/ Bắc chảo kiêng dùng

đũa…. [12, tr.211]. Hình ảnh những làn điệu hát truyền thống của dân tộc Tày cũng

được Mai Liễu nhắc nhiều đến trong thơ. Đây cũng là điểm nhấn trong nỗi nhớ quê

của tác giả: Ới la…ước hẹn phương nào/ Điệu then cứ lặng rót vào tim tôi/ Sông Gâm

lách núi mà trôi/ Câu ca lách giữa tình đời vẫn đây [12, tr.111]. Những điệu hát được

Mai Liễu lồng ghép, lặp đi lặp lại trong bài tạo nên tính nhạc cho bài thơ: Inh lả ơi! Sông muốn chảy ngược nguồn/ Anh muốn ngược về bản Tông, bản Bó/ Tình Tây Bắc-

vườn xuân ai cài cửa?/ Kìa vòng xòe chờ đợi nới thêm tay [12, tr. 217].

Trong nỗi nhớ của Mai Liễu về quê hương, ông còn nhắc đến tảng đá thề ở đình Tân Lập, nơi người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc dân đồng bào làm lễ. Tảng đá ấy có ý nghĩa tâm linh khi đem lại may mắn cho con người và cả chiến thắng

của dân tộc: Phiến đá trước đình Tân Lập/ Phẳng phiu giữa bãi cỏ xanh/ Xưa làng

đặt lễ trời đất/ Cầu cho mưa thuận gió hòa/ Cầu cho mùa màng tươi tốt/ Cho làng

phú quý mở mang [12, tr.66].

Văn hóa tâm linh là bản sắc không thể thiếu của người dân tộc Tày. Trải qua năm tháng, họ vẫn giữ gìn và nương tựa vào đó vừa để gìn giữ vừa lấy làm động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Với việc khắc họa đậm nét các văn hóa tâm linh trong thơ, Y Phương và Mai Liễu đã góp phần tái hiện những nét độc đáo trong văn hóa tâm linh của người Tày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 54 - 56)