Các biện pháp tu từ được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 74 - 83)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.2.2. Các biện pháp tu từ được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu

Trong sáng tạo văn chương, việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn đạt những cái hay cái đẹp hấp dẫn và biểu cảm. Nhà thơ Y Phương và Mai Liễu đều sử dụng kết hợp khá nhiều các thủ pháp nghệ thuật trong đó nổi bật là nghệ thuật so sánh ẩn dụ và điệp cấu trúc. Sự xuất hiện các thủ pháp nghệ thuật tu từ này góp phần làm cho sáng tác viết về ly hương hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu đạt được giá trị nghệ thuật cao.

* Biện pháp so sánh

So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Biện pháp nghệ thuật so sánh xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ tạo hình, trong lời văn nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Và nó là một trong những yếu tố quan trong làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo trong sáng tác của họ. Nghĩ và viết về cuộc đời những bà mẹ người dân tộc thiểu số, cả Y Phương và Mai Liễu đều sử dụng các hình ảnh so sánh chân thực, sinh động và gợi nhiều cảm xúc của người đọc. Điều đó một phần là do các hình ảnh, từ ngữ so sánh được kết hợp với giọng điệu da diết, đầy hoài niệm, xót xa,

tiếc nuối: Mẹ còm cõi như quê nghèo ven núi/ Sớm tối ra vào góc bếp lui cui [12,

tr.183]. Trong thơ Y Phương, hình ảnh người mẹ được khắc họa rõ nét qua biện

pháp so sánh: Mẹ tôi/ Vừa đi vừa ôm ngực/ Toàn thân cúi gập/ Như con sâu đo [22,

tr.60]. Y Phương và Mai Liễu viết về hình tượng người mẹ miền núi khi họ đã trưởng thành và phải rời xa quê hương. Nhưng càng đi xa càng nhớ, càng trưởng thành càng thương, càng gặp khó khăn thử thách càng đắng đót nhớ về mẹ xưa - mẹ như nguồn suối mát, như bến đậu bình an cho cuộc đời của con.

Trong thơ Mai Liễu, nỗi nhớ về quê hương và con người miền núi càng trở nên khắc khoải hơn qua hình ảnh so sánh. Cũng như nhiều nhà thơ khác khi nhớ về quê hương ông nhớ đến những thứ gần gũi bình dị, gắn bó với tuổi thơ của mình. Đó có

thể là dòng sông Lô trong xanh hiền hòa chảy dọc tuổi thơ tác giả: Sông Lô như chiếc

nôi mềm/ Lời ru chảy vào năm tháng/ Mây bay chiều mưa chầm chậm/ Để buồn chớp

núi thiu thiu [12, tr.31]. Dòng sông Lô hiện lên thật gần gũi, êm đềm qua biẹn pháp

so sánh với chiếc nôi. Nó như gợi lại những năm tháng tuổi thơ êm đềm của nhà thơ nơi quê núi. Và dòng sông đã trở thành điểm nhớ trong chuỗi nhớ của nhà thơ về quê

hương. Trong bài thơ Với cỏ, Mai Liễu đã so sánh khát khao của mình với cỏ: Anh

nâng niu từng búp cỏ non tơ/ Nghe cỏ rối trong tay mình mai mảnh/ Cỏ khát đợi như

hồn anh khát đợi/ Hóa thân làm thăm thẳm một miền xanh [12, tr.87].

Trong rất nhiều bài thơ của mình, nhà thơ Mai Liễu sử dụng hình ảnh so sánh

ngang bằng khiến hình ảnh thơ thêm ấn tượng: Suốt một đời sôi nổi/ Giờ im lìm khói

cảm động Mai Liễu dành cho bạn thơ của mình là nhà thơ Nông Quốc Chấn. Hình ảnh so sánh càng làm cho nỗi buồn dâng cao trong lòng. Bên cạnh đó, những hình

ảnh đặc trưng của núi rừng cũng được nhà thơ so sánh với những “mảnh hồn làng”:

Con sông là hồn bản/ Con sông là vía rừng/ Dẫu ở đâu ta vẫn là con của núi/ Cảm

ơn cây rừng đã giữ vía cho ta [12, tr. 265] Có rất nhiều bài thơ, Mai Liễu lấy thiên

nhiên miền núi làm trung tâm để con người so sánh, soi rọi vào trong đó: Đời người

dài như con suối/ Đời người ngắn như cọng rau… [12, tr.283]; Mẹ cha cứ khô dần

như củi/ Đêm đêm nuôi lửa ngóng mặt con [10, tr.187]; Mẹ còm cõi như quê nghèo

ven núi/ Sớm tối ra vào góc bếp lui cui [12, tr.183].

Quê hương cũng trở thành một đề tài lớn trong sáng tác của Y Phương, đó là

hình ảnh thiên nhiên với núi rừng trùng điệp, suối nước tuôn trào: Núi như trăm voi

chùng chình / Suối bạc ào ào chảy [22, tr.70]. Sự liên tưởng trái núi với voi rừng, suối

nước như bạc chảy ào ào là sự liên tưởng, so sánh sinh động và giàu hình ảnh. Quê hương trong trái tim Y Phương luôn có đá, núi, ngọn lửa, người mẹ vì thế khi viết về đề tài này ông luôn nhìn nó trong sự đối sánh thú vị: Dẫn em qua một vùng toàn đá / Đá lô

nhô như sóng triều dâng [22, tr.84].

Hình ảnh những con vật gần gũi luôn được Y Phương liên tưởng, so sánh trong

tâm trạng nhớ nhung quê hương: Những chú tắc kè/ Như ta/ Mới từng ra/ Thành phố/

Ai cũng tò mò/ Sờ/ Mó/ Tắc kè không buồn kêu/ Ta không muốn nói/ Giấu tình yêu

vào lưỡi [1, tr.363]. Nhà thơ dùng hình ảnh chú tắc kè thay đổi không gian sống quen

thuộc nơi núi rừng để ra thành phố, âm thanh tiếng kêu hàng ngày không cất lên được, một nỗi buồn sâu thẳm khiến tắc kè không buồn kêu, không muốn nói, chỉ biết giấu tình yêu quê hương vào trong lưỡi.

Khi diễn tả về nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng trong những ngày sống ở thành

phố, Y Phương viết: Tết này/ Ở thành phố/ Nhớ tiếng gà/ Tiếng gà trong như sương/

Xanh như nước suối nguồn/ Ấm như gió ủ trong hang đá [1, tr.362] Bài thơ là cảm

giác hụt hẫng xâm nhập trong trạng thái nhà thơ xa rời không gian sống quen thuộc, ở vùng đất quê hương thân thuộc ấy cứ vào dịp tết âm thanh tiếng gà cất lên trong như sương, xanh như suối nước nguồn, ấm như gió ủ… những âm thanh bình dị và gắn bó mang đến nỗi nhớ quê hương sâu đậm.

Những cách nói, cách so sánh ví von như trên đã thể hiện được đặc điểm trong lối sống, trong tư duy, trong cách diễn đạt của Y Phương nói riêng và người miền núi nói chung. Trước hết, cuộc sống của những con người miền núi luôn gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên núi rừng nên họ đã lấy đặc điểm của cỏ cây, hoa lá, của các vật dụng hàng ngày làm đối tượng so sánh với con người. Hơn nữa, người miền núi sống rất giản dị, chân thành mà rất tự nhiên, mộc mạc như nó vốn có.

Như vậy, thủ pháp nghệ thuật so sánh trong sáng tác văn chương được biểu hiện trong khá nhiều bài thơ của Y Phương và Mai Liễu. Trong đó, hình thức so sánh ngang bằng được sử dụng phổ biến hơn cả. Hình thức nghệ thuật so sánh này đã mang đến những giá trị nghệ thuật riêng, làm cho bài thơ, câu thơ trở nên giàu hình ảnh. Nghệ thuật so sánh trong thơ Y Phương và Mai Liễu đã biểu đạt được những trạng thái tình cảm sâu lắng và mơ mộng một cách hài hòa, cân đối. Qua việc dùng nghệ thuật so sánh đã cho thấy trong thơ Y Phương và Mai Liễu đã có sự liên tưởng, mở rộng trường nghĩa, hướng đến sự đồng điệu và tương đồng giữa trạng thái tình cảm của nhà thơ với vạn vật tồn tại xung quanh con người miền núi xa quê.

* Biện pháp ẩn dụ

Nghệ thuật ẩn dụ vốn là một biện pháp tu từ trong thơ văn. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là biện pháp tu từ được nhà thơ Y Phương và Mai Liễu sử dụng nhiều trong thơ của mình.

Từ đặc điểm của một sự vật rất gần gũi với đồng bào miền núi đó là rơm, Y Phương đã dùng nó để thực hiện một phép ẩn dụ độc đáo. Rơm ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái- người vợ - người mẹ. Giống như rơm, họ luôn hy sinh

bản thân, sống không phải vì mình mà vì mọi người xung quanh: Rơm/ Tự làm đời

mình tan nát/Rơm trở thành mùi thơm/ Rơm/ Tự làm đời mình tan nát/ Để giữ

nguyên những hạt vàng/ Rơm/ Đang sống vì muôn người này/ Rơm/ Luôn sống vì

muôn đời sau [23, tr.108] Ở bài thơ Mặt trời và cỏ, nghệ thuật ẩn dụ cũng được Y

Phương sử dụng thành công. Mặt trời ở đây không còn là mặt trời của tự nhiên nữa mà nhà thơ đã mượn hình ảnh ấy để nói về tình yêu. Cũng giống như mặt trời, tình yêu luôn mang trong mình sức nóng, sự tươi mới, rực rỡ. Vạn vật không thể sống nếu thiếu ánh sáng và hơi ấm của mặt trời. Tương tự như thế, cuộc sống này sẽ

chẳng thể tồn tại nếu thiếu tình yêu: Mặt trời tươi/ Bò / Lăn/ Miết/ Nhiệt tình lên

ngọn cỏ [23, tr.159].

Y Phương thường sử dụng ẩn dụ ngôn ngữ rất linh hoạt của một người có vốn ngôn từ phong phú. Ông thường dùng cách chuyển đổi tên gọi cho sự vật hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được sự giống nhau về vị trí, chức năng, cảm giác. Nghệ thuật ẩn dụ trong thơ Y Phương nhiều khi còn có sự đan xen giữa yếu tố thực và ảo, cây đàn tính là hình ảnh quen thuộc diễn ra trong đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc Tày được nhà thơ liên tưởng đến nỗi niềm con

người: Cây đàn này đâu phải cây đàn/ Bầu nước mắt trăm năm cười khóc/ Cây đàn

này đâu phải cây đàn/ Bọc sinh nở, lời chào ly biệt/ Vụt đứng lên cây đàn dìu dặt/ Đi như thế cho đến ngày nhắm mắt/ Ngôn ngữ cổ còn vài câu tích tịch/ Hãy gẩy lên bất

cứ nơi nào [1, tr.368].

Khi đã trải qua mấy chục năm của cuộc đời, nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc

sống và nghiệm ra được nguyên lý xã hội loài người: Ngót sáu mươi năm đi bộ/ Bây

giờ anh mới gặp/ Một hồ nước lân tinh/ Một vườn người tươi xanh/ Ngược đồi gió

mang theo hơi ấm. [1, tr.370]. Y Phương viết về mình trong nhân vật trữ tình, nhà thơ

sử dụng nghệ thuật ẩn dụ tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ, ở đó, con người với sáu mươi năm đi bộ để đến bây giờ mới gặp được hồ nước lân tinh, vườn người tươi xanh, đồi gió mang hơi ấm. Những hình ảnh ấy luôn chứa đựng một trạng thái tâm lý, sự trải nghiệm của cuộc đời đã đưa đến những nhận thức về hiện thực cuộc sống.

Trong thơ Mai Liễu, tác giả dùng nhiều hình ảnh quen thuộc ở miền núi để so sánh ngầm với những thói hư tật xấu trong xã hội. Như hình ảnh con diều hâu chuyên

săn mồi lại có bầu trời tự do an toàn: Diều hâu đậu trên ngọn cây cao/ Giương cặp

mắt của kẻ săn mồi tinh quái/ Ngó nghiêng dõi tìm/ Những chú rắn chui lủi trong vạt

cỏ/ Những chú chim náu mình trong bụi cây… [12, tr. 319] Diều hâu là ẩn dụ để chỉ

những kẻ ác, luôn tìm cách để làm hại người khác. Hay trong bài thơ “Không đề II”,

nhà thơ mượn hình ảnh ngọn đèn để nói về nhân vật trữ tình thao thức suốt đêm: Đêm

chập chờn chiêm bao/ Ngọn đèn còn mất ngủ/ Thương con tim bé nhỏ/ Gõ vào đêm

diết về mẹ trong hoài niệm tuổi thơ: Cái vía trong mình có là con cá/ Mà mẹ ta lấy vợt

đi xúc/ Cái vía có như đứa trẻ ham chơi bị lạc/ Mà mẹ ta tất tả đi tìm. [12, tr.183].“Cái

vía” ở đây hay chính là sự sống của người con. Cách nói giàu hình ảnh được vận dụng sáng tạo khi gắn với cách tư duy hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. “Vía” từ vô hình đã trở thành hữu hình, hóa thân thành đứa trẻ ham chơi. Không phải là con người của rừng núi Việt Bắc thì sẽ không thể có cách tư duy độc đáo ấy. Để rồi những năm tháng trôi qua, phong tục tốt đẹp của quê hương cùng tấm lòng thơm thảo của người mẹ vùng cao đã trở thành “sợi dây” neo giữ tình yêu quê hương, yêu cái đẹp, cái thiện của nhà thơ.

Bằng việc sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ, Y Phương và Mai Liễu đã khiến những bài thơ của mình trở nên độc đáo hơn, hấp dẫn hơn. Và có lẽ, điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những giá trị về mặt ngôn ngữ nghệ thuật của hai nhà thơ cũng như làm nổi bật tâm thế ly hương hoài niệm trong con người hai nhà thơ Tày này.

* Biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối. Trong thơ Mai Liễu, ông đã

thổi hồn vào những vật vô tri vô giác khiến chúng sinh động như người: Phù vân là

kiếp con người/ Đa đoan vướng phải tơ trời cũng nên/ Chẳng xa xôi, chẳng gũi gần/

Gió chừng mực thổi, mây ngần ngại bay. [12, tr.316] Gió khe chạy ngược/ Gió hang

chạy xuôi/ Cái bắng nhau tôi/ Vi vu hát đêm ngày [12, tr.175] Phải có sự liên tưởng

cao độ nhà thơ mới nghĩ và tưởng tưởng ra những trang thái khác nhau của gió của cái bắng đựng nước biết hát vi vu suốt đêm ngày. Qua đó, gợi lên những kí ức tuổi thơ thật đẹp, đáng nhớ. Những hình ảnh quen thuộc của người miền núi tiếp tục được

tác giả thổi hồn khiến nó hiện ra sinh động: Chiều nay em đứng hát/ Gọi đôi bờ sang

nhau/ Núi chìa vai làm trụ/ Tay chung tay dựng cầu [12, tr.152]; Cổ tích chảy rì rầm

trong sương/ Tiếng người xưa rì rầm trong sương/ Tiếng người xưa thì thầm trong

gió/ Con dốc bò trên mấy tầng thác đổ/ Ta về / Núi vẫn chìa vai.. [12, tr.133].

Biện pháp nhân hóa được Y Phương sử dụng nhuần nhuyễn và đạt được giá trị nghệ thuật cao. Viết về lời mẹ dặn, Y Phương bỗng cảm thấy như nhỏ bé lại và thấy có lỗi trước công ơn biển trời của cha mẹ khi mải miết đi xa. Những hình ảnh nắng

con như nắng / Nắng chả bao giờ buồn/ Con yêu mẹ như mưa/ Mưa một ngày đã

nhạt/ Mưa cả tháng thì sao. [25, tr.810].Bông hoa, con cá vốn là những vật vô tri, vô

giác. Bước vào thơ tình của Y Phương, chúng được nhân cách hóa, cũng biết suy nghĩ như con người. Bài thơ có sức lay động, thức tỉnh đối với mỗi chúng ta. Cây hoa, con cá còn biết suy nghĩ cho nhau, làm cho nhau đẹp hơn. Vậy thì tất nhiên rồi, chúng ta là con người, cần phải "nghĩ về nhau" trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

Hình ảnh con sông Bằng trong con mắt thơ của Y Phương giống như một con

người chứa trong mình đầy tâm trạng: Có mùa dài sông Bằng nằm, không chảy/ Nước

đóng băng như thể chết rồi/ Cứ ngẫm nghĩ cùng trời với đất/ Công danh trên đầu

bồng bềnh trôi… [22, tr.136]. Câu thơ giàu chất chiêm nghiệm, gợi nghĩ suy. Dòng

sông Bằng hay cũng chính là hình ảnh nhà thơ đang ngẫm ngợi về nhân tình thế thái. Mai Liễu sống nhờ rừng, lớn lên từ rừng, mọi suy nghĩ, cảm xúc của ông không bùng lên thành lửa cháy như trong thơ Y Phương mà đằm thắm nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng dai dẳng giống như người ở rừng lâu có thể biết được cơn mưa rừng đang tới, hiểu được những âm thanh của rừng già theo cái cách chỉ người miền núi mới biết.

Miêu tả vẻ đẹp của cô gái tắm suối, Mai Liễu có những câu thơ thật hay: Bồng bềnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 74 - 83)