Các từ loại được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 66 - 74)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.2.1. Các từ loại được ưa thích sử dụng trong thơ Y Phương và Mai Liễu

Mỗi nhà thơ có một đặc điểm riêng về ngôn ngữ nghệ thuật. Với thơ Y Phương và Mai Liễu, chúng tôi tiếp cận và khám phá ngôn ngữ nghệ thuật trước tiên ở phương diện từ loại. Đặc điểm cơ bản của hệ thống từ loại trong thơ Y Phương và Mai Liễu thể hiện ở ba yếu tố: hệ thống động từ hướng nội, hệ thống danh từ chỉ sự vật, hiện tượng quen thuộc trong đời sống miền núi, hệ thống tính từ với những gam màu nóng, lạnh khác nhau. Nhìn tổng thể, cả hai nhà thơ đều sử dụng rất thành công hệ thống, danh từ, động từ, tính từ trong các bài thơ thể hiện tâm thế ly hương, hoài niệm. Tuy nhiên xét về hiệu quả và cách vận dụng của hai nhà thơ vẫn có những nét khác biệt.

Thứ nhất là hệ thống động từ:

Để góp phần cắt nghĩa, lý giải tư tưởng, tình cảm của tác giả, chúng tôi khảo sát động từ trong thơ Y Phương và Mai Liễu ở bình diện động từ hướng nội và động từ hướng ngoại. Nếu như Y Phương thiên về sử dụng các động từ hướng ngoại thì Mai Liễu lại ưa thích sử dụng động từ hướng nội để bày tỏ tâm tư tình cảm của mình với quê hương miền núi.

*/ Động từ hướng ngoại chiếm tỉ lệ lớn trong thơ Y Phương

Động từ hướng ngoại là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó thể hiện những cử chỉ, hành động, tác động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về những đối tượng, những vấn đề ngoài bản thân.

Trong thơ Y Phương, ta bắt gặp những bài thơ mà ở đó tác giả sử dụng nhiều động từ hướng ngoại. Đó là khi ca ngợi sức mạnh, đề cao người phụ nữ, ông viết:

Người đàn ông tựa lưng vào người đàn bà/ Người đàn bà tựa lưng vào biển cả [23, tr.162]. Động từ “tựa” được tác giả dùng khéo léo, xuất hiện 2 lần liên tiếp trong hai câu thơ thể hiện hành động của chủ thể hướng về đối tượng bên ngoài bản thân. Lâu nay, chúng ta nghĩ người đàn bà thuộc phái yếu, đàn ông luôn là trụ cột của gia đình. Thế nhưng Y Phương lại khẳng định người đàn bà có sức mạnh lớn lao là điểm tưa cho mỗi gia đình. Câu thơ còn thể hiện cái nhìn rất bình đẳng trong việc khẳng định vị trí vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Và chính hình ảnh những con người miền núi thô sơ, mộc mạc mà cũng rất mạnh mẽ ấy xuất hiện nhiều trong những câu thơ viết về nỗi nhớ quê của ông.

Để ca ngợi những người miền núi khỏe mạnh, luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc Tày, Y Phương viết: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn

quê hương thì làm phong tục [22, tr.105]. Động từ “đục” gợi cảm giác mạnh, bền bỉ,

sức sống dẻo dai của con người miền núi. Đồng thời, nó còn thể hiện sự gìn giữ bảo tồn những nét đẹp văn hóa của người Tày. Phải rời xa bản làng, nhà thơ Y Phương luôn đau đáu nhớ về miền quê ấy. Sống giữa Hà Nội đầy những bon chen xô bồ, có những lúc ông buồn và cảm thấy thương cho mình và cũng thương cả cho người nhiều hơn. Trong bài “Hà Nội trầm”, ông viết: Có buổi sáng trời bưng bứng mặt/ Hoa trên bàn và hoa trên bục/ Thương cuộc đời mình thương một/ Thương cuộc đời

người thương mười. [22, tr.190]. Nếu như động thừ “thương” ở câu trên là động từ

hướng nội, thương cho chính bản thân mình thì ở câu dưới, động từ “thương” lại được sử dụng là động từ hướng ngoại, bởi tình thương ấy được nâng lên nhiều lần và hướng đến cái to lớn, rộng khắp hơn chính là thương cho cuộc đời vẫn còn nhiều

cảnh đời khổ hơn mình. Động từ “thương” được nhắc đi nhắc lại hai lần thể hiện rõ

tâm trạng đang cô đơn trống trải của nhà thơ, nhìn nhận lại cuộc đời mình và thấy thương cho mình và cũng thương cho những người đang trong hoàn cảnh như mình.

Là một người ưa quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận, chiêm nghiệm triết lý cho nên thơ Y Phương chủ yếu sử dụng những động từ hướng ngoại. Ông lặng ngắm và phát

hiện ra sự ngây thơ, trong sáng của vợ mình khi ngủ: Đêm đêm/ Anh ngắm nhìn mình

ngủ/ Ngon lành như trẻ thơ [23, tr.105]. Động từ "ngắm nhìn" cũng là động từ hướng

thân trước những giận hờn trong tình yêu: Gần trọn một buổi sáng/ Anh tan ra như mật[23, tr.149] Động từ ‘tan ra” thể hiện sự phân thân, rối bời của chàng trai khi đối diện về cô gái. Bao cảm xúc dồn nén mà không nói nên lời, chỉ biết lặng câm chờ đợi, nghe từng cơn sóng lòng dâng lên. Hoặc khi nhà thơ diễn tả tình cảm gia đình người dân tộc miền núi đầm ấm hạnh phúc nhà thơ cũng sử dụng nhiều động từ hướng ngoại: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ/ Một bước chạm tiếng nói/

Hai bước tới tiếng cười [22, tr.105]. Ở đây, chủ thể trữ tình chính là em bé chập

chững tập đi. Các động từ “bước”, “chạm” đã khắc họa rõ dáng vẻ chập chững, những bước đi đầu tiên của con trong niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ. Sâu sắc hơn, nhà thơ mượn hình ảnh đứa bé chập chững biết đi để nói lên tổ ấm gia đình có vai trò quan trọng trong việc uốn nắn, nâng bước các con vững tâm trên đường đời đầy gian khó. Cha mẹ luôn vỗ về ở bên cạnh yêu thương chăm chút con hết lòng.

Trong những bài thơ viết về tâm thế ly hương, hoài niệm, những động từ hướng ngoại đã có tác dụng to lớn trong việc khắc họa tâm trạng nhớ quê của nhà thơ như hai

câu trong bài “Tên làng”: Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng bập bẹ bước

đầu tiên. [22, tr.99]. Có lẽ, đây là hai câu thơ hay nhất của nhà thơ Y Phương khi viết

về quê hương. Bao năm xa quê, bôn ba trên đất khách quê người, trải qua bao khó khăn gian khổ, ông trở về quê hương bỗng cảm thấy mình như đứa trẻ. Động từ hướng ngoại

“đạp bằng” thể hiện ý chí, nghị lực vượt qua biết bao chông gai thử thách của nhà thơ

trên các vùng đất mới. Thế nhưng động từ “trở về” lại khiến giọng điệu câu thơ trùng

xuống. Nó giống như nốt lặng trong bản nhạc cảm xúc của nhà thơ vậy...

Chúng tôi đã tiến hành thống kê, so sánh sự xuất hiện của động từ hướng nội và

hướng ngoại trong các tập thơ của Y Phương (1):Tiếng hát tháng Giêng (28 bài); (2):

Lời chúc (34 bài); (3): Ngược gió (42 bài), (4): Vũ Khúc Tày (108 bài) thu được kết

quả như sau:

Động từ Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4

Hướng nội 9 8 10 11

Hướng ngoại 19 26 32 97

Ta thấy, ở các bài thơ trong cả 4 tập thơ, nhà thơ đều sử dụng động từ hướng ngoại nhiều hơn động từ hướng nội. Hệ thống động từ đã thể hiện rất đúng con người

vốn thích phong cách tự do, hướng ngoại, thoát khỏi những gò bó để hướng tới một thế giới riêng mới mẻ, sáng tạo của nhà thơ Y Phương.

* Động từ hướng nội chiếm tỉ lệ lớn trong thơ Mai Liễu

Khác với Y Phương, trong thơ Mai Liễu, ông chủ yếu sử dụng các động từ hướng nội để bộc lộ cảm xúc của mình. Động từ hướng nội là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó để thể hiện những cử chỉ, hành động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về chính bản thân mình, đặc biệt nó còn diễn tả diễn biến nội tâm của chính mình.

Trong phần lớn các bài thơ của mình, nhà thơ Mai Liễu chủ yếu sử dụng các động từ hướng nội để bộc lộ cảm xúc của chủ thể trữ tình: Mẹ vừa gọi vừa khóc/ Khi

đi tìm vía cho con.../ Mẹ còm cõi như quê nghèo ven núi/ Sớm tối ra vào góc bếp lui

cui... [12, tr.183].Người mẹ, đi tìm, gọi, khóc, kiếm đứa còn về bên mình, lo lắng không

biết vía của con đi đâu để con phải ốm phải đau. Đoạn thơ đã thể hiện rõ sự hoang mang,

lo lắng của người mẹ với đứa con yêu của mình. Việc sử dụng các động từ hướng nội:

gọi”, “khóc”,… càng khắc họa sâu hơn tình yêu thương con của người mẹ. Hình ảnh

người mẹ lo lắng vừa gọi vừa khóc tìm vía cho con thể hiện tình cảm sâu nặng, yêu thương con hết mực, luôn yêu thương và dành hết tình cảm cho con.

Hay như trong bài thơ “Về quê”, tâm thế ly hương, hoài niệm được nhà thơ khắc họa rõ nét. Mai Liễu xa quê trở về, gặp lại hình ảnh thân thương nơi phố núi lại trào dâng cảm xúc: Có lẽ nào nghe suối mừng lại khóc/ Thì cúi xin. Ta ngả mũ lưng

đèo/ Để tạ lỗi với tuổi thơ ven núi/ Quả cọ cho bùi, hạt dổi cho cay [10, tr.192] Một

loạt các động từ:“khóc”, “ngả mũ”, “tạ lỗi” đã thể hiện rõ tâm trạng ly hương, hoài

niệm của nhà thơ. Về với quê hương cũng là dịp ông trải lòng, hướng tình cảm của mình về với đất mẹ. Những động từ hướng nội đã nhấn mạnh thêm nỗi nhớ và sâu thẳm hơn là sự tạ lỗi của người con xa quê lâu ngày mới trở về.

Tương tự trong bài thơ “Chín bậc cầu thang”, với một loạt các động từ hướng

nội được sử dụng đã nhấn mạnh tâm trạng nhớ nhung khi trở về với quê hương của

nhà thơ: Chiều nay trở lại/ Trước chín bậc cầu thang ngày ấy/ Như có ai lấy đá buộc

“bước lên” đã thể hiện từng cung bậc cảm xúc của nhà thơ trước chiếc cầu thang với bao kỉ niệm vui buồn. Với người dân miền núi, chiếc cầu thang cũng giống như “mảnh hồn làng” để mỗi người con xa quê luôn nhớ về.

Trong thơ Mai Liễu, chúng tôi khảo sát các tập: (1): Suối làng (32 bài); (2): Mây

vẫn bay về núi (27 bài); (3): Lời then ai buộc (26 bài); (4): Tìm tuổi (25 bài); (5):

Giấc mơ của núi (23 bài); (6): Bếp lửa nhà sàn (44 bài) và thu được kết quả:

Động từ Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6

Hướng nội 30 24 22 20 21 36

Hướng ngoại 2 3 4 5 2 8

Nhìn vào bảng khảo sát có thể thấy rõ, phần lớn các bài thơ của Mai Liễu sử dụng động từ hướng nội. Điều này cho thấy tâm trạng nhà thơ luôn sống nội tâm, tình cảm thường dồn nén giấu kín, bộc lộ tâm tư tình cảm về chính bản thân mình trước thời cuộc và giãi bày tâm sự xa quê của mình. Những động từ hướng nội đã được nhà thơ vận dụng khéo léo, qua đó thể hiện rõ tâm trạng nhớ quê khi sống xa quê của tác giả.

Trong thơ Y Phương và Mai Liễu, việc sử dụng động từ hướng nội hay hướng ngoại thì tựu trung đều hướng về đối tượng thẩm mĩ thường trực trong nỗi nhớ của nhà thơ về quê hương miền núi, thiên nhiên bản làng, con người miền núi và bản sắc văn hóa Tày. Miêu tả về phố xá, đô thị Hà Nội thì thực ra đấy cũng chỉ là “vật đối chứng” nằm trong thủ pháp “đòn bẩy” để khắc sâu hơn nỗi nhớ quê hương con người miền núi của nhà thơ. Nhìn chung, động từ hướng nội và hướng ngoại nhà thơ nào cũng dùng nhưng y Phương thiên về sử dụng động từ hướng ngoại, còn Mai Liễu thiên về sử dụng các động từ hướng nội. Dù một số động từ hướng nội của Mai Liễu đọc qua ta tưởng như những hoạt động của nhà thơ đang hướng ra thế giới bên ngoài như: “Cúi đầu bên thác ngửa lòng tay” [12, tr.32] nhưng thực chất, nhà thơ đang hướng vào tâm tưởng của mình để thầm gọi quê núi và con người miền núi, đang trò

chuyện về những kỉ niệm hiện về trong hồi ức. Dù nhà thơ có “chạy”, “đi”, “trèo

cầu thang”, “ngồi bên bếp lửa”, “nói” với em gái Tày có gương mặt trăng rằm…thì

thực ra như lời tâm sự của chính Mai Liễu: “Thân ở Hà nội mà hồn bay về quê hương

cho động từ hướng nội nhiều hơn so với động từ hướng ngoại, và điều đó cũng biểu hiện tính cách trầm mặc, hướng nội, thẩm sâu chứ không mạnh mẽ ở ngoại hiện của nhà thơ Mai Liễu, nghĩa là nói cái bên ngoài nhưng thực chất lại nói cái bên trong tâm hồn của nhà thơ.

Thứ hai là hệ thống danh từ:

Đều là những nhà thơ Tày sinh ra và lớn lên giữa không gian miền núi, thơ Y Phương và Mai Liễu sử dụng rất nhiều những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng gắn với cuộc sống, sinh hoạt của con người miền núi. Trước hết, đó là hệ thống danh từ chỉ sự

vật, hiện tượng thuộc về môi trường tự nhiên. Trong bài Người vùng cao, ta thấy xuất

hiện 3 danh từ chỉ sự vật tự nhiên: “núi, nguồn, mây” ở ba dòng liên tiếp: Ngày xuống

núi/ Mây vướng chân…/ Núi như trăm voi chùng chiềng/ Nguồn mở miệng/ Bạc ào

ào chảy/ [22, tr.70]. Với người vùng cao, những hình ảnh núi, mây, suối nguồn đã trở

thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Vì thế, tần suất xuất hiện của những danh từ này trong thơ Y Phương và Mai Liễu thường rất lớn.

Các danh từ: sông, suối, núi, đá cũng được Y Phương sử dụng tương đối nhiều. Bài thơ Nói với con là một ví dụ: Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh/ Sống trong

thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối / Lên thác xuống ghềnh /

Không lo cực nhọc [22, tr.105].Các danh từ “đá”, “thung”, “sông”, “suối”, “thác”,

“ghềnh” xuất hiện liên tiếp đặt cạnh nhau không chỉ khắc họa lên bức tranh thiên

nhiên miền núi vừa tươi đẹp hùng vĩ mà còn là vật so sánh về ý chí nghị lực của con người miền núi. Y Phương muốn thông qua những hình ảnh này để khuyên nhủ con sống mạnh mẽ, không ỷ lại, không chê quê hương nghèo khó mà lấy đó làm động lực để cố gắng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bên cạnh đó là hệ thống danh từ chỉ sự vật, hiện tượng gắn bó thân thuộc với sinh hoạt thường ngày của con người miền núi. Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã

gợi ra bức tranh thiên nhiên đẹp với rừng, đá, sông: Bao nhiêu trời ghé xuống/ Bao

nhiêu rừng lội qua/ Bao nhiêu đá chắt ra/ Mới biếc xanh Bằng Giang [22, tr.111].

Hình ảnh những danh từ: đá, rừng, sông, mặt trời được nhà thơ Y Phương dùng nhiều

trong các sáng tác của mình. Qua đó, khắc họa lên một quê hương miền núi hoang sơ nhưng trữ tình, tươi đẹp.

Nếu như phần lớn các sự vật hiện tượng trong thơ Y Phương hiện lên phóng khoáng, hoang sơ, kỳ vĩ thì trong thơ Mai Liễu, đa số những sự vật hiện lên rất mộc mạc, giản dị. Điều này cũng thể hiện rõ hai phong cách nhà thơ có những nét khác biệt khi viết về tâm thế ly hương hoài niệm.Cũng sinh ra và lớn lên cùng những hình ảnh quen thuộc của núi rừng nên thơ Mai Liễu cũng ngập tràn những hình ảnh đặc trưng của quê hương. Tần suất những danh từ chỉ những hình ảnh đặc trưng của núi đồi xuất

hiện nhiều trong thơ Mai Liễu: Suối cứ hẹp dần/ Núi mãi cao lên/ Mây ngả ngọn xuống

rừng/ Che mắt/ Quay mặt tìm đường/ Đường mòn bậc đá rêu trơn.[12, tr.133].

Những hình ảnh thân thuộc như suối, núi, đèo, ruộng bậc thang đã trở thành một phần không thể thiếu trong nỗi nhớ của Mai Liễu mỗi khi nhớ về. Để rồi mỗi dịp về

quê, nhìn những hình ảnh ấy, ông lại rưng rưng: Xuống lưng đèo là nhìn thấy bản/

Thấy ruộng bậc thang hắt nắng lên trời/ Tiếng thác rơi dội vào vách núi/ Bụi mai lên

đường ngả ngọn đưa nôi. [12, tr.192]

Qua khảo sát hệ thống danh từ trong các tập thơ kể trên của Y Phương và Mai Liễu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trong 4 tập thơ của Y Phương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 66 - 74)