Biểu tượng Lửa và những phái sinh của Lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 95 - 106)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.4.3. Biểu tượng Lửa và những phái sinh của Lửa

Ở các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi, lửa đã góp phần duy trì sự sống một cách thiết thực. Giá trị vật chất và tinh thần của lửa hòa quyện vào nhau góp phần làm lên cuộc sống đầm ấm của con người. Với người dân tộc Tày, biểu tượng lửa tượng trưng cho sự ấm áp và phát triển, hạnh phúc. Khi nhắc tới quê nhà, Mai

Liễu thường gợi đến hình ảnh bếp lửa hồng: Người ở nhà sàn / Giữ lửa bằng củi gộc/

Giữ nhà bằng sự cần cù ngay thẳng tin yêu/ Quanh bếp lửa vuông là nếp nhà ăn ở

[12, tr.211].

Trong sáng tác của Y Phương, ngọn lửa là hình ảnh thân quen nhất, dù đi đâu ông

vẫn nhớ về ngọn lửa rừng: Ơi ngọn lửa rừng sâu/ Ngọn lửa rừng sâu/ Có bao giờ anh

quên được đâu/ Không quên được dẫu về gặp biển [22, tr.107]. Ở đây tác giả nhớ về

ngọn lửa rừng hay chính nhớ về người thôn nữ cần cù chịu khó, tràn đầy sức sống. Đối với Y Phương, lửa là một biểu tượng của sức sống bừng bừng: Khúc củi hừng hực cháy/ Còn gang nữa đến trời. [23, tr. 167]. Mai Liễu cũng rất mãnh liệt với những hình ảnh về lửa: Hoa chuối cháy bên đồi/ Tình ai còn ngút lửa [12, tr.289].

Cùng với hình ảnh Lửa, các phái sinh của biểu tượng Lửa như: Mặt trời, ngôi sao, mặt trăng, than hồng cũng xuất hiện dày đặc trong thơ Y Phương và Mai Liễu. Mặt trăng, mặt trời cũng là những biểu tượng nghệ thuật độc đáo trong thơ Y Phương. Có lúc, hai hình ảnh ấy xuất hiện song hành với nhau đơn giản chỉ để thực

hiện một phép so sánh: Mới thế đã nửa đời người/ Nắng vừa vắt qua đèo dìu dịu/ Anh

đã trải qua ba lần cấp cứu/ Yếu như trăng rồi lại khỏe như trời [22, tr.144]

Lửa ấm áp, nồng nàn như người con gái miền núi. Họ chính là những người "giữ

lửa" trong gia đình, giúp mỗi thành viên trong một mái nhà luôn cảm thấy ấm áp, yêu

thương: Em như bếp lửa / Ai gần em cũng ấm [23, tr.51]. Còn Mai Liễu miêu tả cảnh

bình minh ở quê mình thật đẹp: Trước nhà tôi/ Ngày ngày Mắt trời / Mở/ Sau làn mi

xanh:Rặng núi... [12, tr.28]. Có lúc, Y Phương lại sử dụng hình ảnh mặt trăng, mặt trời

với những đặc điểm riêng có. Khi mặt trời mọc thì mặt trăng lặn và ngược lại, chúng không bao giờ xuất hiện cùng nhau để gửi gắm đến độc giả một triết lý nhân sinh sâu

sắc mà đượm buồn: Mặt trời cũng một mình/ Đi tìm/ Mặt trăng [22, tr.135].

Không chỉ xuất hiện song hành với nhau, Y Phương còn tách rời hai hình ảnh mặt trăng và mặt trời với những ý nghĩa biểu tượng độc đáo. Trăng tượng trưng cho hình ảnh một người con gái đẹp, trẻ trung, hồn nhiên, cho tình yêu hoàn nguyên, vô tận: Khi lửa tắt/ Lửa thoát vào không khí/ Khi mặt trời lặn/ Mặt trời thoát vào không khí/ Khi

mặt trăng lặn/ Trăng thoát vào da thịt em [1, tr.195] Hình ảnh trăng trong thơ Mai Liễu

đôi khi cũng rạo rực không kém: Nhưng kìa / Hãy nhìn về phía núi chim kêu/ Mặt trăng

bùng lên như cục lửa/ Cháy rồi/ Ơi! Trăng bạc trăng xanh... [12, tr.25].

Mặt trời tượng trưng cho sự ra đi, kết thúc và tiếp nối. Sự tiếp nối của các thế hệ chính là triết lý nhân sinh mà Y Phương muốn gửi gắm qua hình ảnh mặt trời và bầu trời. Khi được dùng để nói về các cung bậc tình yêu, biểu tượng lửa trong thơ tình yêu Y Phương mang sắc thái mạnh mẽ, dữ dội, nóng gắt. Nó khác hẳn với ngọn lửa

hiền hòa, nồng ấm, thắm đượm tình cảm trong thơ Mai Liễu: Bếp nhà sàn mẹ tôi vừa

đỏ lửa / Khói lan ngơ ngẩn mấy gian nhà/ Mái tóc mẹ cũng ngẩn ngơ sợi khói/ Chập

chờn bông lửa mắt nhòa cay...[12, tr.178].

Cùng với biểu tượng Đất và nước, cả Y Phương và Mai Liễu đều rất có dụng ý khi sử dụng biểu tượng Lửa. Mỗi lần xuất hiện, biểu tượng Lửa luôn mang một vị trí trúng tâm của tứ thơ, từ đó, lan tỏa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Điều này đem lại cho

thơ Y Phương và Mai Liễu một bản sắc độc đáo, một cảm quan giàu nồi lực văn hóa. Việc giải mã được biểu tượng này không chỉ có ý nghĩa tích cực khi tiếp cận thơ Y Phương và Mai Liễu mà còn góp phần hiệu quả trong việc khám phá nhận diện văn hóa Tày nói chung.

Tiểu kết

Thơ viết về ly hương, hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu luôn nhận được sự đồng cảm, đồng điệu của người đọc bởi sự chân thành giản dị và ẩn chứa nhiêu tình cảm sâu sắc. Có được điều đó là do hai nhà thơ đã sử dụng sáng tạo, thành công những phương thức nghệ thuật độc đáo.

Thứ nhất: Nhà thơ Y Phương và Mai Liễu đã kế thừa một cách sáng tạo các phương thức nghệ thuật của thơ ca dân tộc Tày. Đặc biệt, hai ông đã vận dụng một cách khéo léo ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ, thể thơ truyền thống của người Tày để làm nổi bật tâm thế ly hương hoài niệm của mình qua mỗi bài thơ. Với Y Phương, nét độc đáo trong cách sáng tác thơ của ông đó là việc sử dụng tiếng Tày trong thơ song ngữ. Đây vừa là cách viết sáng tạo vừa thể hiện niềm tự hào, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Tày cho thế hệ mai sau.

Thứ hai: Y Phương và Mai Liễu đã xây dựng và sử dụng thành công hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa người miền núi trong các bài thơ của mình. Đó là hệ thống động từ thiên về hướng nội, hướng ngoại, hệ thống danh từ chỉ sự vật, hiện tượng quen thuộc trong đời sống miền núi, hệ thống tính từ với những gam màu nóng, rực rỡ phù hợp với người miền núi và cá tính sáng tạo của nhà thơ Y Phương. Hoặc đó là tính từ chỉ gam màu lạnh phù hợp với những hoài niệm thương nhớ trong thơ Mai Liễu. Bên cạnh đó, cả hai nhà thơ còn sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc...Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp của quê núi, con người miền núi cũng như tâm thế xa quê, nhớ về quê hương của hai nhà thơ.

Thứ ba: Y Phương và Mai Liễu sử dụng linh hoạt, đa dạng các giọng điệu nghệ thuật trong thơ tình yêu của mình. Trong đó, giọng điệu ngợi ca là giọng điệu chủ đạo trong những sáng tác ở giai đoạn đầu, khi nhà thơ còn trẻ. Giọng điệu hoài niệm, khắc

khoải, tiếc nuối và giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý xuất hiện nhiều trong các sáng tác khi nhà thơ đã bước sang tuổi xế chiều.

Thứ tư: Nhà thơ Y Phương và Mai Liễu đã xây dựng thành công trong thơ mình một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa. Đó là những biểu tượng Đất, Lửa, Nước và các phái sinh. Đây là những hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành biểu tượng có ý nghĩa chung. …Điều này đã đem lại cho thơ Y Phương, Mai Liễu một bản sắc độc đáo, một cảm quan giàu nội lực văn hóa. Hơn thế nữa, mỗi biểu tượng lại gợi nhắc đến những kỉ niệm khi hai nhà thơ còn ở quê hương. Để đến bây giờ khi xa quê, những biểu tượng như Đất, Lửa, Nước của người miền núi lại gợi dậy trong kí ức của hai nhà thơ về quê hương, con người và bản sắc văn hóa của người Tày.

KẾT LUẬN

1. Chúng tôi chọn đề tài “Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và

Mai Liễu” để thực hiện luận văn của mình, bởi đây là hai nhà thơ tiêu biểu của dân

tộc Tày. Sáng tác của họ đã được nghiên cứu, phê bình ở nhiều hướng tiếp cận khác nhau nhưng tâm thế ly hương hoài niệm trong thơ Y Phương - Mai Liễu thì chưa được nghiên cứu độc lập trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Với hướng tiếp cận mới mẻ này, chúng ta có thêm góc nhìn mới để khám phá và khẳng định thêm về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thơ Y Phương và Mai Liễu. Từ đó có cơ sở nghệ thuật để lý giải sáng rõ hơn về cội nguồn văn hóa Tày, về quê hương và con người miền núi đã góp phần làm nên hai hồn thơ đặc sắc ấy. Qua đó, chúng tôi khẳng định cá tính sáng tạo, đặc sắc, đóng góp to lớn của hai nhà thơ cho thành tựu chung của thơ DTTS Việt Nam hiện đại nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung.

2. Với ba chương của luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm, đặc sắc nhất trong tâm thế ly hương, hoài niệm của thơ Y Phương, Mai Liễu và thu được một số kết quả khoa học sau:

Ở Chương Một, sau phần khái quát về hai nhà thơ và khái quát về thơ Y Phương, Mai Liễu, chúng tôi đặt tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ của hai tác giả vào hai “dòng chảy”: thơ Việt Nam hiện đại, thơ DTTS Việt Nam hiện đại. Từ đó, bước đầu khái lược về tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu như “một dòng riêng” giữa “nguồn chung”.

Ở Chương Hai, chúng tôi tập trung nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương và Mai Liễu. Đó là nguồn cội làm nảy sinh tâm thế này- Hoàn cảnh xa quê và tâm thế ngóng cội nguồn. Đó là tâm thế hoài niệm, da diết hướng về ba đối tượng thẩm mĩ trung tâm là quê hương miền núi, con người miền núi, bản sắc văn hóa Tày, với ba phương diện là phong tục tập quán đẹp đẽ, văn hóa tâm linh và nếp sống trung hậu, tài hoa của người Tày

Ở Chương Ba, chúng tôi nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật biểu hiện tâm thế ly hương, hoài niệm của Y Phương, Mai Liễu. Đó là việc vận dụng đầy sáng tạo ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ, thể thơ truyền thống của người Tày và việc sử

dụng tiếng Tày trong thơ song ngữ. Dù mức độ vận dụng và sự thành công của mỗi nhà thơ khác nhau nhưng có thể ví thơ Y Phương, Mai Liễu như hai cây đại thụ bám rễ rất sâu vào mảnh đất văn hóa truyền thống của quê hương. Chính nhờ mảnh đất ấy mà hai nhà thơ mới có hoa thơm quả ngọt là những tác phẩm đặc sắc để dành tặng cho đời- Đó là ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Y Phương, Mai Liễu với các từ loại và một số biện pháp tu từ yêu thích luôn gắn bó máu thịt với quê hương và con người miền núi, là những phương tiện nghệ thuật yêu thích để chuyên chở nỗi nhớ thương khôn nguôi dành cho quê hương mình. Đó là giọng điệu nghệ thuật trong thơ Y Phương, Mai Liễu với ba giọng điệu cơ bản là ngợi ca, hoài niệm, triết lí. Trong đó, giọng điệu ngợi ca và giọng điệu hoài niệm là hai giọng điệu trung tâm. Qua khảo sát, chúng tôi phát hiện một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Y Phương, Mai Liễu như: Đất và những biểu tượng phái sinh của Đất, Nước và những biểu tượng phái sinh của Nước, Lửa và những biểu tượng phái sinh của Lửa. Tất cả những biểu tượng ấy đều thấm đẫm hồn quê và tình người miền núi, vừa in đậm dấu ấn văn hóa Tày vừa mang cá tính sáng tạo độc đáo của từng nhà thơ.

3. Qua những nội dung đã nghiên cứu và những kết luận khoa học thu được, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của cội nguồn văn hóa dân tộc với sáng tác của các nhà thơ, nhà văn hiện đại nói chung và với sáng tác của Y Phương và Mai Liễu nói riêng. Bởi quả thực, văn học là “gương mặt” tiêu biểu của văn hóa từng dân tộc. Bên cạnh đó, tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ Y Phương Mai Liễu nói riêng và trong thơ Việt Nam hiện đại nói chung có lẽ đã trở thành thước đo nhân cách, tầm văn hóa của mỗi nhà thơ, và rộng lớn hơn thì tình yêu quê hương xứ sở ấy, niềm tự hào về văn hóa tộc người ấy là nguồn cội vững chắc nhất của lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Tâm thế ly hương hoài niệm trong thơ Y Phương, Mai Liễu đã góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ, không chỉ ở quê hương của hai nhà thơ, những bài học nhân sinh sâu sắc.

Với cái riêng, đặc sắc trong nghệ thuật thơ biểu hiện tâm thế ly hương, hoài niệm của Y Phương và Mai Liễu đã đóng góp và làm giàu có thêm cho thơ DTTS Việt Nam hiện đại. Và từ đó khẳng định dấu ấn tài năng, tâm huyết và phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ trong nền thơ nước nhà.

4. Nếu như được nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, chúng tôi thấy có thể phát triển đề tài này theo một số hướng nghiên cứu sau đây: Tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ các DTTS Việt Nam hiện đai; Thơ viết về chủ đề ly hương, hoài niệm của các nhà thơ DTTS Việt Nam hiện đại từ góc nhìn văn hóa; Sự tương đồng khác biệt giữa thơ DTTS Việt Nam hiện đại với thơ của các nhà thơ người Kinh viết về chủ đề tâm thế ly hương, hoài niệm...

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Huy Bỉnh, Lê Thị Bích Hồng, Đỗ Thị Thu Huyền (Đồng chủ biên)

(2017), Y Phương sáng tạo văn chương từ nguồn cội, NXB Hội nhà văn.

2. Nguyễn Đức Hạnh (chủ biên) (2015), Văn học địa phương miền núi phía Bắc,

NXB Đại học Thái Nguyên.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2009), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục.

4. Mai Liễu (1994),“Suối làng”, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Mai Liễu (1995), “Mây vẫn bay về núi” NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Mai Liễu (1996), “Lời then ai buộc”, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

7. Mai Liễu (1998),“Tìm tuổi”, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

8. Mai Liễu (2001), “Giấc mơ của núi” NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Mai Liễu (2004), “Đầu nguồn mây trắng” NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

10. Mai Liễu (2005), “Bếp lửa nhà sàn” NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

11. Mai Liễu (2013), “Núi vẫn còn mưa” NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

12. Mai Liễu (2015), Thơ Mai Liễu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

13. Mai Liễu, Y Phương, Inrasara, Trịnh Hà, (2011), Thơ dân tộc và miền núi đầu

thế kỉ XXI, NXB Văn hóa dân tộc.

14. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa,

Thành Thế Thái Bình, (2004,) Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.

15. Nhiều tác giả (2004), Thơ văn Tuyên Quang (1999-2004), NXB Hội nhà văn.

16. Phỏng vấn trực tiếp nhà thơ Mai Liễu

17. Phỏng vấn trực tiếp nhà thơ Y Phương

18. Y Phương (1986), Tiếng hát tháng giêng, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng).

19. Y Phương (1996), Đàn then, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

20. Y Phương (1999), Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Y Phương (2002), Thơ Y Phương, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

23. Y Phương (2015), Tủng Tày (Vũ khúc Tày), NXB Đại học Thái Nguyên.

24. Trần Thị Lệ Thanh (Chủ biên) (2013), Văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới

(1986-2006) tác phẩm và dư luận, NXB Đại học Thái Nguyên

25. Trần Thị Việt Trung- Nguyễn Đức Hạnh (đồng chủ biên) (2014), Văn học dân

tộc thiểu số Việt Nam truyền thống và hiện đại, NXB Đại học Thái Nguyên.

26. Vân Trung, Mai Liễu, Đức Hạnh (2012), Tuyển tập thơ Việt Bắc trái tim hồng,

NXB Đại học Thái Nguyên.

Tài liệu web:

27. Trúc Chi (2010), “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, http://www.giaoduc.

edu.vn/que-huong-cua-do-trung-quan.htm, ngày 26/2/1010.

28. Nguyễn Dũng (2009), Một nửa chốn quê - Nguyễn Hữu Quý,

https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-H%E1%BB%AFu-Qu%C3% BD/M%E1%BB%99t-n%E1%BB%ADa-ch%E1%BB%91n-qu%C3%AA/ poem-W7Q5mcWreq1qpnaYzTPwHw, ngày 8/7/2009.

29. Hồng Hà (2017), Mai Liễu - Nhà thơ thấm đẫm hồn dân tộc,

http://www.bienphong.com.vn/mai-lieu-nha-tho-tham-dam-hon-dan-toc/, ngày 8/6/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 95 - 106)