Sử dụng tiếng Tày trong thơ song ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 65 - 66)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.1.2. Sử dụng tiếng Tày trong thơ song ngữ

Sáng tác của Y Phương chủ yếu viết bằng tiếng Việt, nhưng niềm tự hào về tiếng

Tày của dân tộc mình nhà thơ luôn ý thức cao sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ: Chúng tôi vẫn

nói tiếng Tày/ Trên quê chị Tấm dâng đầy quả thơm [22, tr.95]. Đến nay, Y Phương đã

có hai tập thơ song ngữ Tày - Việt: Thất tàng lồm (Ngược gió, 2006)Tủng tày (Vũ

khúc Tày, 2016). Ông có biệt tài dùng những từ ngữ sóng đôi vừa Kinh, vừa Tày làm

cho ý nghĩa của Tiếng Việt khái quát, mở rộng hơn, vượt qua ý nghĩa ban đầu bởi đã pha thêm nghĩa của tiếng Tày, tâm hồn Tày, văn hóa Tày.

Với Y Phương, điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn nhân cách, kể cả trong sáng tác và đời sống thực. Có thể thấy, nguyên tắc ấy đã theo ông suốt từ khi có ý thức trở thành nhà văn, nhà thơ cho đến tận khi đã thành danh bây giờ. Nhưng mặt khác, với cái nhìn hiện đại, Y Phương lại có quan niệm: Văn chương là một trò chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Y Phương viết thơ bằng tiếng Tày (sáng tác song ngữ) cũng là để thể hiện tình cảm sâu nặng, tha thiết và tự hào về bản sắc văn hóa, về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Tày nơi quê hương biên giới vùng cao….

Qua khảo sát và phân tích, chúng ta thấy, thơ song ngữ Y Phương thật sự là sáng tác thơ mang đậm bản sắc Tày. Bản sắc Tày được thể hiện trước hết ở trong ngôn ngữ thơ. Ông sáng tác thơ bằng tiếng Tày - một thứ ngôn ngữ khá giàu có về từ vựng, ngữ nghĩa và hình ảnh. Với số đơn vị ngữ âm khá giàu có - ngôn ngữ Tày đã có khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc biệt, ngôn ngữ Tày đã đủ khả năng diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Bên cạnh việc bổ sung một số từ ngữ của thời hiện đại của tiếng Việt, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các vốn tục ngữ, thành ngữ, dân ca Tày vào trong các sáng tác thơ của mình.

Ngôn ngữ của mỗi dân tộc là một sản phẩm văn hóa tuyệt vời nhất của dân tộc ấy. tiếng Tày trong thơ Y Phương và Mai Liễu cũng thế. Việc sáng tác bằng thơ song ngữ Tày - Việt của Y Phương là một hiện tượng ngày càng hiếm hoi khi nhìn vào sự nghiệp sáng tác của hàng loạt nhà thơ DTTS Việt Nam hiện nay. Nó cho thấy Y phương có ý

thức nâng niu, bảo tồn gìn giữ tiếng nói riêng của dân tộc mình và đó là một trong phương thức bảo tồn phát triển văn hóa Tày của ông. Dù Mai Liễu không làm thơ song ngữ nhưng “hồn cốt” văn hóa Tày vẫn thấm đượm sâu sa trong sáng tác của ông. Chúng tôi cho rằng, đó vừa là đặc điểm vừa là nhược điểm của hồn thơ Tày này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 65 - 66)