Hoài niệm về những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 52 - 54)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

2.2.1. Hoài niệm về những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Tày

Trong xu thế hội nhập, văn hóa của bất kì quốc gia nào cũng không còn tính toàn vẹn, nguyên sơ. Sự giao lưu, giao thoa tất yếu dẫn đến sự dung hợp về văn hóa. Văn chương cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ý thức dân tộc luôn đồng hành cùng sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ luôn tạo ra những nét riêng, sắc điệu riêng trong tác phẩm của mình. Điều này xuất phát từ ý thức sáng tạo, từ những sở trường, sở thích, vốn sống và phong cách của mỗi người.

Tác phẩm của Y Phương và Mai Liễu vừa khẳng định sự hòa nhập, vừa khẳng định tính riêng - tính bản sắc - trong tiến trình phát triển của văn chương đương đại. Hai ông đã có đóng góp rất lớn cho thơ Tày nói riêng và cho văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Trong quá trình sáng tác, nét tương đồng dễ nhận thấy của hai nhà thơ đó là đã xây dựng tác phẩm của mình từ nền tảng truyền thống văn hoá dân tộc, từ sự kế thừa và chắt lọc những tinh hoa truyền thống của văn học thiểu số. Tìm hiểu các sáng tác của hai nhà thơ này, ta nhận thấy được sự đóng góp đáng kể, thiết thực cho dòng văn học dân tộc sau này.

Nỗi nhớ về những phong tục tập quán truyền thống của người Tày. Không gian được phản ánh trong thơ Y Phương - Mai Liễu là không gian văn hóa núi rừng, không gian làng bản với những nét nguyên sơ. Không gian đó gắn với kỉ niệm mỗi người, nâng đỡ tinh thần và dũng khí, để những người con của núi rừng chắc dạ, vững tâm đi tới những nẻo xa. Các phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày: se chỉ, nhuộm chàm, quay sợi, dệt vải… cũng được nhà thơ Tày này nói tới với một niềm tự hào, trân quý. Những phong tục tập quán, những nét đẹp độc đáo, đặc sắc và cả những gian truân của cộng đồng người miền rừng nằm trong tâm thức của các nghệ sĩ, giúp họ có được nét riêng trong sáng tạo.

Theo phong tục của người Tày hầu như tháng nào cũng có tết nhưng tết tháng Giêng là tết to nhất (Tết anh cả) với sự chuẩn bị công phu và sự đón đợi chờ từ những năm trước. Qua việc điểm tết: tết tháng Giêng (tết anh cả), tết thanh minh (lễ tảo mộ 3/3 âm lịch, Tết tháng năm, tết tháng bẩy, tết Cốm… Y Phương đã làm nổi lên phong tục đón tết của người Tày - nét văn hóa đã trở nên cổ xưa rất đáng

quý của dân tộc). Không khí đón tết rộn ràng của bản làng vùng cao: Tết đến làng/

Eng éc tiếng lợn kêu/ Thùm thụp chày giã gạo/ Ơi ới người gọi người/ Khắp cánh

đồng râm ran tiếng núi [35].

Trong thơ Mai Liễu, hình ảnh những phong tục lễ tết cũng được tác giả nhắc

đến với niềm xúc động tự hào: Tết cơm mới thơm đầy trong đêm hát/ Điệu quan làng

ai nhắc khẽ bên tai/ Thà thua cuộc, chén phạt đền em rót/ Rượu không say, say ánh

mắt người mời. [12, tr.154]. Ngoài ra, tục cưới xin của người Tày cũng được Mai

Liễu nhắc đến trong một số bài thơ: Ngày tiễn em đi làm dâu bản khác/ Người ta gánh theo mười hòm thổ cẩm/ Tôi về gom quả bông khô mà đốt/ Lửa màu thổ cẩm

Thơ Y Phương mang khát vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Tày. Ông tự hào “bay” trong một bầu khí quyển văn hóa Tày độc đáo vùng núi Cao Bằng để thỏa sức sáng tạo. Và dẫu viết gì đi nữa thì cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của ông vẫn hiện lên sự tiếc nuối những ngày đã xa, sắp rời xa, hoặc sẽ vĩnh viễn mất trong xã hội người Tày. Dấu ấn, bản sắc văn hóa Tày hiện lên đậm nét trong tác phẩm, trong trải nghiệm cuộc đời, ở một tầng vỉa làm lộ dần tầm cao và chiều sâu văn hóa. Ông hiểu hơn ai hết văn hóa là sức mạnh nội sinh, là cội nguồn giá trị của làng

Tày “Vách nhà ken câu hát” với niềm tin “Còn quê hương thì làm phong tục”. [22,

tr.105]. Nhưng điều đáng trân quý ở nhà thơ Tày ấy là không bó hẹp chỉ trong cuộc sống sinh hoạt của người Tày mà vượt lên, vươn xa như một dấu nối với thơ ca các dân tộc khác. Tác phẩm vì thế mà mở rộng biên độ, phong phú đề tài về cuộc sống,

con người…và điều quan trọng là thấm đẫm bản sắc văn hóa “người đồng mình”.

Thừa kế và sở hữu một kho tàng văn hóa Tày truyền thống và vững chắc, ông nương vào thơ để giãi bày, truyền tải những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, trò chơi dân gian…của quê hương, dân tộc. Ông chăm chút viết về những kỷ niệm sinh hoạt thường ngày ở ngôi làng người Tày của mình với những phong tục tập quán từ đời này truyền sang đời

khác với niềm tự hào chân chính: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong

thung không chê thung nghèo đói [22, tr.105]

Nỗi nhớ về văn nghệ dân gian người Tày. Trong nhiều tác phẩm của Y Phương và Mai Liễu đã khắc đậm hình ảnh của vùng quê miền núi, con người miền núi. Thừa kế và sở hữu một kho tàng văn hóa Tày truyền thống và vững chắc, thơ Y Phương cũng như Mai Liễu đều giãi bày, truyền tải những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục, trò chơi dân gian…của quê hương, dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 52 - 54)