Vận dụng khéo léo ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ, thể thơ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 61 - 65)

- HOÀI NIỆM TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ MAI LIỄU

3.1.1 Vận dụng khéo léo ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ, thể thơ truyền

của người Tày

Được nuôi dưỡng trong một không gian đẫm chất thơ, các nhà thơ dân tộc Tày chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca truyền thống về mặt thể loại. Trong khi các nhà thơ thế hệ đầu (Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại…) chịu ảnh hưởng khá rõ của lối diễn ngôn dân gian, trung thành với kết cấu truyền thống, những bài thơ thường mang tính tự sự và trữ tình, thì các nhà thơ thế hệ sau (Bế Thành Long, Y Phương, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Dương Thuấn, Lương Định, Nông Thị Ngọc Hòa, Dương Khâu Luông…) đã có sự chuyển dịch một cách chủ động, nhanh chóng và sáng tạo. Y Phương và Mai Liễu đều đã kết thừa và sáng tạo các thể thơ 5 chữ, 7 chữ và phát huy thành công thể thơ tự do để giữ vai trò chủ đạo trong sáng tác của mình. Là những nhà thơ Tày, cả Y Phương và Mai Liễu luôn ý thức thu nhận hút những tinh chất mỡ màu của vốn văn hóa dân gian của các dân tộc, đặc biệt dân tộc Tày để làm mới thơ mình trên cơ sở sáng tạo không ngừng. Cụ thể, Y Phương và Mai Liễu đã kế thừa , tiếp thu tinh hoa của thơ ca cổ, truyện thơ cổ Tày, của những làn điệu, những bài hát dân ca Tày, của việc vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ Tày…một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn trong quá trình sáng tác.

Việc kế thừa thơ ca truyền thống Tày trong sáng tác của Mai Liễu thể hiện khá rõ về mặt thể loại, sáng tạo lời thơ cũng như giai điệu của bài như các làn điệu sli, lượn, phong slư…của dân tộc Tày vào sáng tác của mình. Đó là lối hát đối đáp hay

các bài đồng dao đậm chất chữ tình của dân tộc Tày. Trong bài “Cổ tích” nhà thơ đã

đưa câu đồng dao “Lầm pặt lầm pão (Gió bùng gió bão)” của người Tày vào khiến

bài thơ thêm sinh động, gợi nhớ về một thời xa vắng: Ngày xưa/ Những đứa trẻ nhóm

lửa thâu đêm/ Miệng hu hút “lằm pặt lằm pão”/ Quả thị rơi ùa đến tranh nhau/ Bố mẹ tìm con nửa đêm ơi ới đầu làng/ Chẳng đứa nào muốn về đi ngủ/ Có đứa trong

Trong quá trình sáng tác, nhà thơ Mai Liễu rất hay sử dụng các thể loại thơ năm

chữ, bảy chữ - một thể loại khá đặc trưng trong thơ Tày. Ví dụ trong các bài thơ:

quê, Bến sông xưa, Nhớ người núi Hoa. Xòe hoa, Thăm núi Hàm Rồng, Em hãy về theo

anh, Đối thoại dòng sông… (viết theo thể thơ năm chữ); hoặc các bài: Thế rồi lỡ hẹn,

Chậm nguồn sông Miện, Cố hương, Nghe hát ở Thượng Lâm… (viêt theo thể thơ bảy

chữ). Với việc sử dụng thể thơ truyền thống của người Tày, nhiều bài thơ của Mai Liễu

đã bộc lộ sâu sắc tâm thế ly hương, hoài niệm. Tiêu biểu như bài Cố hương viết theo

thể thơ bảy chữ mang âm hưởng buồn man mác nhớ về thời đã qua của mình: Chạnh

niềm biến cải sương cài tóc/ Em đã ngày xưa, núi cũng mòn…/May còn tiếng mõ trâu

chậm bước/ Khói chiều xóm núi ngẩn ngơ lên. [12, tr.112]. Hay như trong bài thơ Em

hãy về theo anh, tác giả viết theo thể thơ năm chữ như lời thúc giục, mời gọi, năn nỉ

người con gái về với miền quê núi hiền hòa trong lành, nghĩa tình: Em ơi về theo anh/

Mẹ già đang ngóng đợi/ Nước máng lần trong veo/ Như tình anh cũng vậy… [12,

tr.232]. Trong bài thơ Nà Hang đêm nay, nhà thơ Mai Liễu đã viết theo thể thơ 5 chữ

truyền thống của dân tộc Tày. Không những thế, ông còn lồng ghép các làn điệu then

của dân tộc Tày vào khiến câu thơ thêm sinh động: Đêm Nà Hang vời vợi/ Điệu then ai

chuốt lời/ Mắt nhiều tình đến vậy/ Câu sình ca chơi vơi [12, tr.39].

Nếu như với Mai Liễu, chúng ta khá dễ dàng nhận ra ông sử dụng chủ yếu là các thể thơ truyền thống thì với Y Phương ông chủ yếu viết theo thể tự do. Thực tế, Y Phương là nhà thơ biết tiếp nhận đầy đủ các thể thơ truyền thống (thơ ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát) và thơ mới (thơ 3 tiếng, 8 tiếng, 9 tiếng, thơ tự do), nhưng theo cách riêng của mình vừa theo lối hợp thể, vừa túng tẩy biến thể sáng tạo không ngừng.

Lục bát là thể thơ có sức sống bền bỉ và có khả năng thích ứng với nhiều đối tượng, nội dung. Nhưng Y Phương lại ít mặn mà với thể thơ này. Vì thế, số bài thơ làm theo thể thơ lục bát chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ sự nghiệp thơ của ông. Dẫu ít duyên với nó nhưng Y Phương biết phát huy đặc điểm thơ lục bát để làm mới, làm hiện đại những sắc thái làm giọng điệu và làm nên thành công ở thể thơ vốn rất

khó tính này. Bài thơ Hương thơm trái thị được đánh giá là là một bài thơ hay và đặc

sắc của Y Phương: Thị vàng trông thấy mấy khi/ Thị thơm, thơm cả những gì chưa

Y Phương sử dụng các thể thơ vốn đã định hình như thể 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, lục bát… nhưng rất ít số bài nghiêm ngắn theo một thể thơ. Những bài thơ viết theo thể thơ truyền thống của Y Phương chủ yếu là những bài khi ông mới bắt đầu sáng tác. Giai đoạn sau này, số bài viết theo thể thơ truyền thống của ông rất ít. Điều đó, thể hiện rõ phong cách thơ của Y Phương thích sáng tạo đổi mới, tự do, tránh sự gò bó ràng buộc của truyền thống. Bài thơ Bếp nhà trời là một trong số ít được viết theo thể thơ

7 chữ của ông: Bếp nhà trời đây, mé bảo xa/ Con chẳng chồn chân đâu mé à/ Ông mặt

trời đắp chăn giấu nắng/ Che con đi rừng trẻ rừng già [22, tr.67].

Số những bài thơ ổn định thể thơ như trên không nhiều. Phần lớn thơ Y Phương tổng hợp, dung hợp nhiều thể thơ trong một bài thơ. Nhà thơ không ngừng sáng tạo “làm mới” các thể thơ một cách linh hoạt. So với Mai Liễu, Y Phương sử dụng thơ tự do với tần suất lớn nhất. Khảo sát tập thơ Y Phương (thơ chọn) gồm 1 trường ca và 112 bài thơ, trong đó, thơ tự do có 102 bài (91%), thơ bảy chữ có 1 bài, thơ 8 chữ có 2 bài, thơ 5 chữ có 4 bài, thơ lục bát biến thể có 3 bài.

Khảo sát tập thơ được Giải thưởng nhà nước của Y Phương, gồm 1 trường ca, 2 tập thơ: Tập Tiếng hát tháng Giêng, ngoài 1 bài lục bát còn lại 27 bài làm theo thể thơ tự do. Tập Lời chúc có 33/34 bài viết theo thể tự do. Tập thơ Vũ khúc Tày có 100/108 bài làm theo thể thơ tự do. Y Phương thừa kế thể thơ truyền thống trên cơ sở tổng hợp linh hoạt thơ 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng và trên 5 tiếng tạo nên bài thơ biến thể về

thể thơ. Cấu trúc ngôn ngữ bài thơ Ngơ ngác được vận dụng từ ngạn ngữ Tày “Ngơ

ngác hồn vía bay” theo thể thơ 5 tiếng đầy sáng tạo: Cuốn sách ngơ ngác / Cốc

nước ngơ ngác / Ngọn đèn ngơ ngác / Mây bay gió thổi nước chảy ngơ ngác (8 tiếng)/ Hôm nay (2 tiếng) / Mồng bốn tháng mười hai rồi (6 tiếng)/ Tôi bỗng

nhớ….tôi (4 tiếng).

Từ nhỏ, Y Phương đã được tiếp xúc với văn hóa dân gian Tày. Ngấm vào từng mạch máu ca từ trong các làn điệu hát lượn, sli, hát then, phong slư…Câu thơ 5 chữ, 7 chữ được sử dụng khá phổ biến trong sli, lượng, truyện thơ nổi tiếng (Kim Quế, Tần Chu…) là chất liệu quan trọng cho người sáng tác. Người Tày rất ưa chuộng thể thơ truyền thống - thất ngôn trường niên. Những giai điệu mềm mại mượt mà của điệu hát mang đặc trưng dân tộc Tày ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác Y Phương.

Phong slư (thư tình) từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Tày. Phong slư thường viết theo thể bảy chữ, có khi viết theo từng khổ 4 câu,

mỗi câu 7 chữ gần với thơ tứ tuyệt: Anh như chàng trai mới hai ba/ Sao em nói anh

đà hoàng hôn…

Cùng với phong slư một kiểu nói có vần trong hoạt động giao lưu, trong sinh hoạt cộng đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của Y Phương và Mai Liễu. Kết cấu của tục ngữ Tày thường sử dụng câu 7 tiếng trong mỗi vế đối. Cách gieo vần

theo quy luật vần của tục ngữ Tày có các vế cân xứng: Cấy kịp vụ thì nếp tẻ đầy nhà/

Cấy sau vụ thì chết rũ, chỉ toàn cỏ lồng vực/ (Đăm lăp mua chăm nua têm các/ Đăm lăng mảu thai tác bền vằng); Tiền bạc như đất cỏ/ Mặt mũi dáng ngàn vàng (Ngần

chèn táng tôm nhả/ Tha nả táng xiên kim) [1, tr.336].

Tục ngữ Tày vốn có sự thâm nhập vào các loại hình văn học dân gian và thơ ca dân tộc rất dễ dàng. Nhiều câu thơ của Y Phương hàm súc, cô đúc năng lượng nén chặt, sáng tạo trên nguồn tục ngữ Tày: Người đồng mình thô sơ da thịt…/ Người

đồng mình tự đục đá kê cao quê hương [22, tr.105] Hãy giữ mình như giữ lửa/ Cứ

ngồi ngay đừng sợ bóng người cong [1, tr338]. Dựa trên thành ngữ Tày - Nùng: “Có

phầy nả nặ” giống như thành ngữ Việt “Vạn sự khởi đầu nan” Y Phương nương vào

đó để sáng tạo câu thơ thể hiện sự khó khăn, vất vả của những việc ban đầu: Lần đầu

tiên sông núi gọi ông bà/ Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước… [22, tr.97].

Bài thơ Hoa bất tử có cách kết cấu ngôn ngữ gần với với bài hát dân ca Tày. “Ớ

hời la” đệm ở các giọng thơ thể hiện tâm trạng, nỗi niềm day dứt: Ớ hời la/ Ta trốn

nhà/ Ra nơi hò hẹn/ Nơi hò hẹn bãi gò hoang/Ớ hời la/ Ta về nhà ta/ Em về nhà em.

[23, tr.81]. Bằng tư duy thơ gắn bó máu thịt với văn hóa dân gian của dân tộc Tày, trong Hành trình tìm kiếm (Đò trăng), Y Phương đã tái hiện một cách sáng tạo âm hưởng đêm mo gọi hồn hát then do thầy Tào hát xướng lên cùng tiếng nhạc đệm:

R..ú..r..ú..r/ C…ờ…/ Q..u..ạ..t / …Để cho pháp sư ta vào/ Trình lên Ngọc Hoàng

thượng đế/ Ngọc hoàng thượng đế sẽ chỉ chỗ cho con ta… [1, tr.339].

Có thể thấy, nguồn văn hóa dân gian là chất liệu, là bệ đỡ quan trọng để làm nên bản sắc riêng nhưng điều quan trọng hơn là Y Phương và Mai Liễu đã vượt khỏi “đồng mình” để tiếp nhận hòa với “đồng ta” để kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo kết quả của quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm thế ly hương, hoài niệm trong thơ y phương và mai liễu (Trang 61 - 65)