Thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 96)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.4. Thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân

hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.2.4.1. Quy trình quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì

Hiện tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, quy trình quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP thực hiện theo 4 bước: Nhận diện rủi ro; Đo lường và đánh giá rủi ro; Theo dõi và kiểm soát rủi ro; Tài trợ rủi ro. Sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP

(Nguồn: Các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì)

3.2.4.2. Nội dung quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì

a. Nhận biết rủi ro trong cho vay KHCN tại các Ngân hàng TMCP

Hiện nay tại các ngân hàng TMCP, công tác nhận diện rủi ro trong cho vay KHCN chủ yếu được thực hiện thông qua:

- Tiếp xúc khách hàng:

Công tác này được các ngân hàng tiến hàng khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, hiệu quả,… của khách hàng, từ đó giúp cán bộ tín dụng có thể phát hiện những rủi ro có thể xảy ra.

- Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn:

Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng được xem là phương pháp hữu hiệu để nhận diện rủi ro tín dụng. Việc phân tích bộ hồ sơ vay vốn đã giúp cho các ngân hàng biết được mục đích vay vốn, có đúng đối tượng không, hiệu quả của phương án vay vốn thế nào, thuận lợi hay khó khăn khi quyết định cho vay,… Điều này giúp cho các ngân hàng TMCP nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận giải ngân. Tuy nhiên, đối với khách hàng truyền thống của ngân hàng thì công tác này đôi lúc còn chủ quan, làm qua loa.

- Thông qua việc kiểm tra thực tế:

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của từng khoản vay mà định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp đến cơ sở của khách hàng để kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, về tài sản đảm bảo, tiến độ thực hiện kế hoạc trả nợ vay,… Trên cơ sở đó tiến hành phân tích đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng TMCP. Tuy nhiên công tác này của cán bộ tín dụng nhiều khi làm cho có lệ hoặc không làm vì không có thời gian, áp lực giải quyết công việc tại cơ quan.

Công tác nhận diện rủi ro trong trong cho vay KHCN tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay, các dấu hiệu nhận diện rủi ro thường được chú ý:

- Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

+ Khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị vay vốn sai sự thật, độ tin cậy thấp, tìm mọi cách được vay vốn ngân hàng.

+ Một số trường hợp mục đích vay vốn không rõ ràng, không có cơ sở chứng minh mục đích vay vốn. Nhu cầu vay vốn tăng đột biến so với nhu cầu dự kiến, vay vốn nhiều ngân hàng.

+ Một số trường hợp vay vốn ngắn hạn nhưng sử dụng sang trung, dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao.

+ Khách hàng tìm cách trì hoãn, né tránh, gây khó khăn với cán bộ ngân hàng, không hợp tác trong các buổi làm việc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Chính sách của nhà nước, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu thay đổi; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Né tránh việc chuyển nguồn thu về tài khoản nhằm che giấu nguồn thu. + Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn; khách hàng mong chờ từ nguồn tiền khác để trả nợ ngân hàng.

+ Trình độ, năng lực quản trị, điều hành yếu kém của khách hàng; hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, khó khăn trong kinh doanh.

- Qua các dấu hiệu trên, trong năm 2015 thống kê các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã phát hiện 15 khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn sai sự thật, 11 khách hàng đề nghị vay vốn không rõ mục đích, 05 khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, năm 2016 đã phát hiện 17 khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn sai sự thật, 13 khách hàng đề nghị vay vốn không rõ mục đích, 08 khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, năm 2017 đã phát hiện 14 khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn sai sự thật, 10 khách hàng đề nghị vay vốn không rõ mục đích, 09 khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Chính vì vậy ngân hàng đã trả lại hồ sơ của 38 khách hàng và thu hồi trước hạn 08 khách hàng.

b. Thực trạng đo lường rủi ro cho vay KHCN

Việc đo lường, đánh giá rủi ro cho vay KHCN tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng, phân loại nhóm nợ và hoạt động thẩm định và phân tích khoản vay

* Hoạt động xếp hạng khách hàng và phân loại nhóm nợ - Hoạt động xếp hạng khách hàng:

Hiện nay, tại các ngân hàng TMCP việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang thực hiện theo Quyết định số 3729/QĐ-NHNN40 ngày 12/11/2016 về việc Ban hành quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân và hộ gia đình theo quy trình mới. Đối với khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu chấm điểm đơn giản hơn, tập trung quanh độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng nhà ở, nơi công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật,… của khách hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Hạng khách hàng

Cấp tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, dịch vụ khác

AAA AA

A

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng. Áp dụng mức ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ và có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản.

BBB BB

Có thể mở rộng tín dụng. Có thể ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ, có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản.

B Hạn chế mở rộng tín dụng, cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản.

CCC Hạn chế cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khắc phục khả thi. Áp dụng mức lãi suất, phí dịch vụ theo mức thông thường, cho vay phải có tài sản bảo đảm.

CC C

Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khắc phục khả thi.

D Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, không cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý sớm tài sản bảo đảm (nếu có)

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, 2017)

Bên cạnh đó, ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng kết hợp với chấm điểm tài sản bảo đảm để ra quyết định cấp tín dụng, lãi suất, điều kiện vay vốn và các dịch vụ khác đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân.

Bảng 3.10. Bảng đánh giá rủi ro dựa vào xếp hạng khách hàng của các ngân hàng TMCP

Xếp hạng KH

là cá nhân A+ A A- B+ B B- C+ C C- D

Xếp loại rủi ro Đánh giá

tài sản bảo đảm Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối B (Trung bình) Tốt Trung bình

Từ chối C (Yếu) Trung bình Trung bình/Từ chối

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, 2017)

Căn cứ ma trận quyết định tín dụng như trên, chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì được áp dụng như sau:

Bảng 3.11. Bảng xếp loại cấp tín dụng, lãi suất, dịch vụ khác Loại Cấp tín dụng, lãi suất, dịch vụ khác

Xuất sắc Đáp ứng nhu cầu tín dụng tối đa, có thể ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Tốt Có thể mở rộng tín dụng, có thể ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ.

Trung bình

Không mở rộng tín dụng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi. Áp dụng mức lãi suất, phí dịch vụ tối thiểu bằng mức thông thường. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm TSBĐ.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, 2017)

Quy định về tài sản đảm bảo tiền vay: các ngân hàng TMCP thực hiện việc bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN và phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.

- Đa dạng hoá sản phẩm cho vay, nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm cho vay mới: đi liền với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, các ngân hàng TMCP tiếp tục nghiên cứu và cung ứng cho khách hàng các sản phẩm cho vay tiện ích phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và thông lệ quốc tế.

Các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng 1.500 khách hàng là KHCN có quan hệ tín dụng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn, kết quả chấm điểm và xếp hạng như sau:

Bảng 3.12. Thang xếp hạng của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các khách hàng và kết quả chấm điểm, xếp hạng năm 2017

Điểm Xếp hạng Kết quả chấm điểm và xếp hạng tại các ngân hàng TMCP 90-100 AAA 440 Khách hàng 80-90 AA 618 Khách hàng 73-80 A 358 Khách hàng 70-73 BBB 42 Khách hàng 63-70 BB 12 Khách hàng 60-63 B 8 Khách hàng 56-60 CCC 2 Khách hàng 53-56 CC 5 Khách hàng 44-53 C 6 Khách hàng <44 D 9 Khách hàng

* Về phân loại nhóm nợ:

Theo Quyết định 2217/2012/QĐ-HĐQT-NHNN40 ban hành ngày 25/12/2012; V/v Ban hành Quy định về việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân loại nợ thành 5 nhóm. Nhận thấy, trong những năm gần đây các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã và đang cố gắng trong việc quản lý nợ xấu, đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, được thể hiện qua số liệu trong Bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Bảng phân loại nhóm nợ tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

1. Tổng dư nợ (*) 18.510 100 21.400 100 23.950 100 - Nhóm 1 17.066 92,2 19.474 91 21.603 90,2 - Nhóm 2 1.110 6,0 1.498 7,0 1.198 5,0 - Nhóm 3 74 0,4 107 0,5 134 0,56 - Nhóm 4 74 0,4 107 0,5 120 0,5 - Nhóm 5 186 1,0 214 1,0 895 3,75 2. Tổng nợ quá hạn 1.444 7,8 1.926 9,0 2.349 9,81 3. Tổng nợ xấu 416 2,25 428 2,0 1.150 4,8

(Nguồn: NHNN tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của tác giả, 2015 -2017) ((*) Chỉ tiêu tổng dư nợ theo nhóm được chú thích tại phụ biểu số 01)

Giai đoạn 2015 - 2017 tỷ lệ nợ quá hạn đối với các KHCN đều dưới 10% so với tổng dư nợ KHCN. Năm 2015 do kết quả của những năm 2013, 2014 cho vay ồ ạt chạy theo “sức nóng” của thị trường bất động sản nên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng hơn. Sang năm 2016 nợ nhóm 2 tăng cao hơn do ảnh hưởng của việc cho vay nhà ở xã hội. Số lượng khách hàng mới năm này tăng cao đột biến, do đó cán bộ tín dụng cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát dư nợ mặc dù đã có sự sàng lọc kỹ khách hàng khi cho vay; khách hàng sử dụng thẻ tín dụng ở các ngân hàng khác bị quá hạn nợ nhóm 2 dẫn đến dư nợ tại các ngân hàng TMCP cũng bị nhảy nhóm theo.

Nợ xấu năm 2017 có sự gia tăng đột biến, nguyên nhân do có sự thay đổi về phân loại nợ theo thông tư 02 của NHNN ngày 25/6/2012 “Nếu 1 khoản nợ bất kì bị xếp vào nợ nhóm 5, thì tất cả các khoản nợ tại ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác cũng bị xếp vào nợ nhóm 5”. Theo quy định, trước khi giải ngân, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng phải được hoàn thành. Nhưng do mới áp dụng, nên cán bộ tín dụng chưa tạo được thói quen, dẫn đến nhiều khách hàng bị chuyển nợ nhóm 5 tại thời điểm 31/12/2017. Tuy nhiên đây chỉ mang tính chất thời điểm và nguyên nhân do lỗi tuân thủ của cán bộ, chứ không liên quan đến việc trả nợ của khách hàng nên cũng không phải là điều đáng lo ngại. Chính lỗi này cũng làm ảnh hưởng đến việc chi nhánh phải trích lập dự phòng tại thời điểm cuối năm. Rút kinh nghiệm từ ngày 31/12/2017, 3 tháng đầu năm 2018 các ngân hàng TMCP đã chấp hành tốt hơn các chính sách của các ngân hàng TMCP về việc phân loại nợ, bên cạnh việc tích cực thu hồi nợ xấu, giám sát đôn đốc khách hàng sâu sắc hơn, có những biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp với từng đối tượng khách hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các ngân hàng TMCP giảm đáng kể.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay KHCN còn cao. Theo biểu đồ tỷ trọng cơ cấu dư nợ nhóm nợ, nợ đủ tiêu chuẩn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì gần 95%; tỷ lệ nợ xấu được kiếm chế và giữ ở mức dao động gần 2%.

* Hoạt động thẩm định và phân tích khoản vay:

Các hoạt động này của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì là đang thực hiện theo các quy trình hướng dẫn phân tích, thẩm định khoản vay được ban hành kèm theo quy trình cho vay, áp dụng cho toàn hệ thống bởi NHNN.

Khi có khách hàng đặt vấn đề vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, khoản vay theo các nội dung được hướng dẫn tại quy trình cho vay, sau đó có những đánh giá về tính khả thi của hoạt động sử dụng vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, mức độ rủi ro của khoản vay/khách hàng,… Trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định, nêu những ý kiến đề xuất để lãnh đạo phê duyệt tín dụng. Ý kiến phê duyệt tín dụng là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay.

Đối với các món vay trong quyền phán quyết, CBTD tại các ngân hàng TMCP là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Nếu đồng ý, CBTD sẽ trực tiếp giải ngân, quản lý khoản vay và nhắc nợ. Nếu không đồng ý, các ngân hàng TMCP sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng.

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì thẩm định và trình Trụ sở chính thông qua Phòng thẩm định tín dụng. Phòng thẩm định tiến hành thẩm định lại hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)