Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 63)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần

trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Năm 2015 vẫn là một năm nhiều sóng gió của ngành ngân hàng do tiếp tục chịu ảnh hưởng tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; lạm phát trong nước tăng cao, sản xuất đình đốn,… Thực tế kết quả hoạt động của hệ thống các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã phần nào phản ánh mức độ khó khăn, căng thẳng của thị trường tài chính tiền tệ trong năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 13.720 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 13.720 17.610 21.300 3.890 28,35 3.690 20,95

Phân theo đối tượng khách hàng

- Huy động từ tổ chức kinh tế 3.470 3.110 4.300 -360 -10,37 1.190 38,26

- Huy động từ dân cư 10.250 14.500 17.000 4.250 41,46 2.500 17,24

Phân theo kỳ hạn

- Dưới 12 tháng 9.872 13.426 17.018 3.554 36,00 3.592 26,75

- Từ 12 tháng trở lên 3.848 4.184 4.282 336 8,73 98 2,34

Phân theo loại tiền

- VNĐ 12.550 16.550 20.220 4.000 31,87 3.670 22,18

- Ngoại tệ 1.170 1.060 1.080 -110 -9,40 20 1,89

(Nguồn: NHNN tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của tác giả)

Để giảm bớt các khó khăn về nguồn vốn cho vay, trong năm 2015 các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đều tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng cấp trên, thực hiện

nhiều giải pháp tăng nguồn vốn huy động trung hạn như: khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, thường xuyên chăm sóc khách hàng tiềm năng, duy trì và tích cực tìm kiếm khách hàng mới, điều chỉnh linh hoạt lãi suất các kỳ hạn, đổi mới tác phong giao dịch, mở rộng mạng lưới hoạt động,... Bên cạnh việc áp dụng các hình thức khuyến mại, các ngân hàng vẫn đảm bảo quy định về trần huy động VNĐ của NHNN. Mặc dù lạm phát tăng cao, song tiền gửi dân cư của các ngân hàng trên địa bàn vẫn tăng khá.

Sang năm 2016, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức của tình trạng suy giảm kinh tế, song ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần tích cực vào việc kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Dưới sự chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị và các thông tư quy định trần lãi suất huy động, quy định về lãi suất cho vay; các quyết định của NHNN Việt Nam về giải pháp hoạt động tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp, khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, trong năm 2016, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tăng cường đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung vốn tín dụng cho 4 lĩnh vực ưu tiên đó là: Nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động.

Trong năm 2016, NHNN đã thực hiện điều chỉnh 8 lần lãi suất phù hợp trong đó có 5 lần giảm lãi suất huy động vốn và 3 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Kết quả huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì thực hiện đến hết 31/12/2016 đạt 17.610 tỷ đồng, tăng 28,35% so với năm 2015. Trong năm 2017, NHNN đã giảm 2%/năm đối với các mức lãi suất điều hành, giảm 3%/năm đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ dành cho các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1%/năm trần lãi suất tiền gửi VNĐ, cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Tính đến ngày 31/12/2017, nguồn vốn huy động là 21.300 tỷ đồng, tăng 20,95% so với năm 2016. Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của toàn hệ thống. Trong năm 2017, mặt bằng lãi suất ổn định và tiếp tục giảm.

Đến cuối năm 2017, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dao động quanh mức 2-5%/năm tùy theo kỳ hạn, lãi suất huy động và cho vay VNĐ trên thị trường giảm 2-5%/năm, tương đương với mức lãi suất trong các năm 2015-2016, từng bước chấm dứt tình trạng cạnh tranh qua lãi suất.

- Huy động từ các tổ chức kinh tế:

Việc chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn huy động mặc dù đã được các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì chú trọng, song nguồn vốn huy động trung và dài hạn, lãi suất thấp còn chiếm tỷ trọng thấp (năm 2015 chiếm 3.848/13.720 = 28,05%, năm 2016 giảm xuống còn 4.184/17.610 = 23,76%, năm 2017 tiếp tục giảm mạnh chiếm 4.282/21.300 = 20,10%). Đồng thời lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm (năm 2015 chiếm 3.470/13.720 = 25,29%, năm 2016 giảm xuống còn 3.110/17.610 = 17,66%, năm 2017 chiếm 4.300/21.300 = 20,19%). Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khó khăn chung của nền kinh tế và của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, sử dụng, khai thác và tận dụng tối đa nguồn vốn tự có và các nguồn vốn trong thanh toán để đưa vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng do lãi suất cao. Điều này cũng cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc huy động các nguồn lực để phát triển sản xuất - kinh doanh theo sự chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Phú Thọ.

- Huy động vốn từ dân cư:

Là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, năng lực và khả năng tích lũy của nền kinh tế còn thấp, bên cạnh đó lãi suất huy động tiếp tục giảm thấp, tuy nhiên kênh gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất vẫn là kênh đầu tư an toàn được đông đảo người dân lựa chọn.

Nguồn tiền gửi dân là nguồn vốn có tính chất ổn định, mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ các năm gần đây. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (năm 2015: 10.250/13.720 = 74,71%, năm 2016 tăng lên 14.500/17.610 = 82,34%, năm 2017 giảm xuống mức 17.000/21.300 = 79,81%).

Để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân, các ngân hàng đang thực hiện khá nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phổ biến nhất là tặng quà đi kèm. Tuỳ theo số lượng tiền gửi khách hàng sẽ có quà tặng tương ứng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng sử dụng hình thức bốc thăm trúng thưởng các chuyến du lịch nước ngoài hoặc quà có giá trị lớn như vàng, xe máy, ô tô,… Điều này phần nào thu hút thêm được lượng khách hàng nhất định.

- Huy động từ VNĐ và ngoại tệ:

Cùng với đó, công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN đã phát huy kết quả tích cực nên lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, khách hàng thấy chuyển đổi ngoại tệ và gửi vốn bằng VNĐ có lợi hơn. Nguồn vốn huy động nội tệ năm 2015 đạt 12.520 tỷ đồng (chiếm 91,47% tổng nguồn vốn), năm 2016 tăng lên mức 16.550 tỷ đồng (chiếm 93,98% tổng nguồn vốn, tăng 31,87% so với năm 2015), năm 2017 tăng lên mức 20.220 (chiếm 94,93% tổng nguồn vốn, tăng 22,18% so với năm 2016).

Theo đánh giá của NHNN tỉnh Phú Thọ về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố thời gian qua cho thấy: Cơ bản các ngân hàng hoạt động theo đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện. Qua khảo sát nguồn vốn tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn cho thấy, tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ vẫn tăng mạnh, chiếm trên 91% tổng nguồn vốn huy động. Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ mặc dù rất được các ngân hàng khuyến khích, tuy nhiên lượng tiền gửi vẫn khá hạn chế, chỉ đạt khoảng dưới 9% tổng nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên, công tác huy động vốn của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì còn có những hạn chế cơ bản đó là: Huy động vốn trên địa bàn đạt thấp, nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn; tăng trưởng tín dụng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay cao, giá cả đầu vào của một số mặt hàng tăng làm cho giá bán phải tăng tỷ lệ thuận khiến hàng hóa tiêu thụ chậm, nợ xấu

tăng; một số thủ tục cho vay nông nghiệp, nông thôn chưa được cải tiến cho phù hợp với nhận thức của người nông dân.

3.1.2.2. Tình hình hoạt động cho vay

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến hết tháng 12/2015 đạt 18.510 tỷ đồng. Các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã cho vay 1.602 doanh nghiệp với dư nợ cho vay đạt 9.360 tỷ đồng, chiếm 50,57% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Có 9/17 ngân hàng có dư nợ cho vay giảm, trong đó Vietinbank Đền Hùng giảm 246 tỷ đồng; BIDV Phú Thọ giảm 49 tỷ đồng; Vietinbank Hùng Vương giảm 11 tỷ đồng; Vietinbank Phú Thọ giảm 11 tỷ đồng,… Có 8/17 đơn vị có dư nợ cho vay tăng, điển hình là MB Phú Thọ tăng 130 tỷ đồng; VIB Phú Thọ tăng 13 tỷ đồng,…

Thực hiện chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2015 - 2019, các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Nghị quyết 28 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới đã chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn, đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Tập trung ưu tiên đầu tư tín dụng cho vay 4 chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm và 4 chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích, cho vay nông thôn mới,... Từ việc vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh... đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh (gồm cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm), đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đồng thời còn giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo... góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Bảng 3.2. Tình hình tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Cho vay 44.950 40.100 45.250 -4.850 -10,79 5.150 12,84 Thu nợ 43.500 37.210 42.700 -6.290 -14,46 5.490 14,75 Dư nợ 18.510 21.400 23.950 2.890 15,61 2.550 11,92 Phân theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 10.500 12.465 13.700 1.965 18,71 1.235 9,91

Dư nợ trung và dài hạn 8.010 8.935 10.250 925 11,55 1.315 14,72

Phân theo loại hình tổ chức, cá nhân

Doanh nghiệp nhà nước 2.700 2.500 2.480 -200 -7,41 -20 -0,80

Công ty cổ phần 3.200 3.650 3.800 450 14,06 150 4,11

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2.800 3.100 3.050 300 10,71 -50 -1,61

Doanh nghiệp vốn nước ngoài 340 450 420 110 32,35 -30 -6,67

Doanh nghiệp tư nhân 320 310 330 -10 -3,13 20 6,45

Cá nhân + khác 9.150 11.390 13.870 2.240 24,48 2.480 21,77

(Nguồn: NHNN tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của tác giả, 2015 - 2017)

Trong năm 2016, NHNN đã thực hiện điều chỉnh 8 lần lãi suất phù hợp trong đó có 5 lần giảm lãi suất huy động vốn và 3 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Kết quả đầu tư cho vay nền kinh tế với tổng dư nợ cho vay đạt 40.100 tỷ đồng, giảm 10,79% so với năm 2015. Về dư nợ cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, đến cuối năm 2016, trên địa bàn còn tổng số 1.710 doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng với ngân hàng trên địa bàn, doanh số cho vay là hơn 20.600 tỷ đồng, doanh số thu nợ hơn 20.000 tỷ đồng; còn 50 doanh nghiệp có nợ xấu tại các ngân hàng với tổng dư nợ 215 tỷ đồng (chiếm 71,67% tổng nợ xấu toàn địa bàn tỉnh). Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng TMCP đã giảm lãi suất cho vay về mức không quá 15% theo văn bản của Thống đốc NHNN Việt Nam và sự chỉ đạo của Giám đốc NHNN tỉnh Phú Thọ về miễn, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp đối với 1.227 doanh nghiệp, trên 9.000 món vay, với tổng số dư nợ là gần 8.000 tỷ đồng.

Và vấn đề nan giải nhất trong năm 2016 của các ngân hàng trên địa bàn chính là việc khó cho vay ra. Trong những tháng đầu năm, dư nợ cho vay của toàn ngành liên tục sụt giảm, có lúc giảm sâu tới gần 6%. Hệ thống các ngân hàng TMCP trên địa bàn do thực hiện cơ cấu lại chất lượng tín dụng nên đều có số dư giảm và giảm rất sâu so với đầu năm cũng như cùng kỳ năm trước. Thực hiện Quyết định 780 ngày 22 tháng 6 năm 2016 của NHNN Việt Nam về phân loại và điều chỉnh kỳ hạn các khoản nợ cũ, đầu tư tín dụng trên toàn địa bàn mới thực sự có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vào những tháng cuối năm 2016. Do những đơn vị có thị phần lớn như các ngân hàng TMCP vẫn tiếp tục giảm sâu về dư nợ cho vay nên đã không tác động được nhiều đến kết quả đầu tư tín dụng nói chung trên địa bàn.

Nguyên nhân khiến cho hoạt động đầu tư tín dụng trong cả năm 2016 rơi vào tình trạng bết bát được bắt nguồn chính từ sự suy giảm của nền kinh tế. Kinh tế khó khăn khiến cho hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần đều rơi vào tình trạng sản xuất kinh doanh cầm chừng chờ cơ hội để vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Khó khăn nhất là các ngành may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, và các doanh nghiệp xây dựng, Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tính đến 30/6/2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố là 4.105 doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện. Tuy nhiên đến cuối năm 2016 chỉ còn khoảng 3.500 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, 336 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, trong đó số doanh nghiệp giải thể, phá sản khoảng 270 doanh nghiệp. Trên thực tế rất ít doanh nghiệp đến làm thủ tục tạm ngừng, giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định, vì thế số doanh nghiệp bị phá sản có thể còn cao hơn nhiều do tình hình khó khăn của nền kinh tế. Tình hình đó đã tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư cho vay của ngành ngân hàng bởi đa số các doanh nghiệp khó hấp thụ được nguồn vốn vay nên từ chối vay vốn. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay thì lại không đáp ứng đủ các điều khoản đảm bảo như vẫn còn nợ đọng, không đủ tài sản thế chấp, không có kế hoạch hợp lý, không có báo cáo tài chính… Thông tin từ nhiều ngân hàng cho

biết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa chú ý đến công tác kiểm toán, báo cáo tài chính thiếu minh bạch nên tình trạng báo cáo thuế một đằng báo cáo ngân hàng một nẻo là rất phổ biến. Điều đó khiến các doanh nghiệp tự làm khó mình khi tiếp cận vay vốn các tổ chức tín dụng. Vì thế mới có tình trạng ngân hàng thì thừa vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)