Mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của Luận văn

4.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân

tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì

Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2017 của các ngân hàng TMCP, định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì và định hướng hoạt động của hệ thống năm tới, các ngân hàng TMCP xây dựng chính sách tín dụng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. - Tuân thủ pháp luật;

- Tôn trọng quyền tự quyết (trong thẩm quyền), hạn mức tín dụng của giám đốc chi nhánh và đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng;

- Đề cao trách nhiệm cá nhân;

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực.

4.1.2. Mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì

Trên cơ sở nguyên tắc về chính sách tín dụng, trong thời gian tới: Các ngân hàng TMCP có mục tiêu để quản lý rủi ro trong cho vay KHCN khách hàng cá nhân, hộ gia đình trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục xây dựng văn hóa rủi ro:

Các ngân hàng TMCP đã đạt được những tiến bộ khả quan trong việc thực hiện một Khung quản lý rủi ro mạnh. Một trong những nội dung của Chiến lược rủi ro năm 2017 là xây dựng văn hóa rủi ro, nhận thức và quản lý rủi ro sâu rộng hơn

trên toàn ngân hàng thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, từ các khối kinh doanh đến các khối hỗ trợ và kiểm toán nội bộ cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa công tác quản lý rủi ro với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, và tạo ra lợi nhuận trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.

- Cải tiến đối với quản lý danh mục và nhận diện rủi ro:

Ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng và cải thiện công tác quản lý danh mục và nhận diện rủi ro. Các hoạt động dự định sẽ thực hiện là: Cải thiện Hệ thống cảnh báo sớm nhằm đảm bảo rằng các vấn đề tín dụng tiềm tàng của khách hàng sẽ được nhận diện ở giai đoạn sớm nhất, nhờ đó ngân hàng có thể cung cấp các giải pháp tốt hơn cho ngân hàng và khách hàng; Xây dựng một Kho dữ liệu để cải thiện tính toàn vẹn và chất lượng thông tin, trong đó chủ chốt là thông tin tín dụng, là nền tảng để xây dựng các mô hình tín dụng và các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi khoản vay.

- Phân loại nợ và xây dựng mô hình tín dụng:

Để đảm bảo việc thẩm định tín dụng phản ánh chính xác được xác suất mất khả năng trả nợ của đối tác, Ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, bao gồm việc xây dựng các mô hình tín dụng đối với từng phân khúc, và đánh giá chi tiết hơn khả năng tín dụng của từng khách hàng. Điều này sẽ tạo ra tiền đề cho những mô hình đánh giá tín dụng tiên tiến hơn, ví dụ như mô hình Xác xuất mất khả năng thanh toán, Tổn thất khi mất khả năng thanh toán và Rủi ro khi mất khả năng thanh toán.

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng rủi ro:

Các ngân hàng TMCP sẽ tiếp tục đầu tư vào các công nghệ mới để hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro của mình. Hệ thống quản lý hạn mức tín dụng và tài sản bảo đảm mới sẽ được triển khai đầu năm 2018, nhằm tăng khả năng quản lý tài sản và tỷ lệ thu hồi nợ.

Bước tiếp theo là hoàn thiện Hệ thống khởi tạo khoản vay cho khách hàng cá nhân và Hệ thống Quản lý danh mục nhằm tăng cường các hoạt động đo lường rủi ro tín dụng và xây dựng mô hình, nhằm xây dựng chính sách và sản phẩm, đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng hiệu quả.

- Phát triển nguồn nhân lực:

Một trong những giá trị cốt lõi của Ngân hàng là phát triển nguồn nhân lực, và đó cũng là trọng tâm trong công tác quản lý rủi ro của ngân hàng. Trong giai đoạn 2018-2022, các ngân hàng TMCP sẽ tiếp tục đầu tư vào các cán bộ nhân viên của Khối quản lý rủi ro, tìm kiếm những cơ hội để nâng cao năng lực cho các nhân tài trong các lĩnh vực có tiềm năng và có nhu cầu phát triển.

- Tăng cường tập trung vào hoạt động Thu hồi và Quản lý nợ:

Hoạt động thu hồi và quản lý nợ sẽ được tăng cường hơn nữa từ năm 2018, đặt trọng tâm vào từng phân khúc/từng nhóm khách hàng với những chiến lược/ công cụ/ mô hình thu hồi nợ khác nhau và tăng cường khả năng thu hồi nợ.

- Phát triển công tác quản lý rủi ro dài hạn:

Tiếp tục phát triển các nền tảng công nghệ, vai trò của các khối kinh doanh và các quy định nội bộ để phù hợp với các tiêu chuẩn của Basel II và các thông lệ quốc tế. Thành lập một nhóm dự án Basel II từ cuối năm 2012 để xây dựng lộ trình nhằm thực hiện thành công dự án này. Đây là mục tiêu đầy tham vọng nhưng khả thi, và nằm trong khả năng của ngân hàng và Khối quản lý rủi ro.

Việc triển khai các hệ thống LOS và kế hoạch thiết lập một hệ thống tính toán và báo cáo tín dụng, cùng với những nỗ lực quản lý rủi ro hoạt động sẽ giúp cho các ngân hàng có khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của Basel II, và trong tương lai là Basel III, các giải pháp Quản lý rủi ro ngân hàng đang áp dụng hôm nay về bản chất đều hướng tới tương lai. Đây là một phần của văn hóa liên tục cải thiện rủi ro của các ngân hàng TMCP, các giải pháp mà các ngân hàng đang áp dụng hiện tại cũng sẽ đưa ra nền tảng cho một khung quản lý rủi ro năng động và phát triển cho tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)