5. Kết cấu của Luận văn
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là do môi trường pháp lý như những quy định về bảo đảm tiền vay đang còn nhiều vướng mắc, chẳng hạn việc đảm bảo tài sản thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất chỉ có khách hàng có “sổ đỏ” mới được mang thế chấp, trong khi đó các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn quá nhiều phức tạp. Một nguyên nhân nữa, là do sự biến động của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh
tranh diễn ra trên mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành ngân hàng. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng trong nước mà đã vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia và ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Để tồn tại, đôi khi ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng cá nhân.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong các nguyên nhân thì đáng chú ý nhất là các nguyên nhân trực tiếp từ nội tại ngân hàng, vì nó mang tính chủ quan và có thể khắc phục những hạn chế từ những nguyên nhân này trước khi khắc phục các hạn chế từ những nguyên nhân bắt nguồn từ bên ngoài…
Về công tác tổ chức quản lý rủi ro còn nhiều bất cập:
- Mô hình hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay KHCN chưa có tính khoa học: Hiện nay, đang tồn tại 2 cấp quyết định là: cấp tại Hội sở chính và cấp tại các ngân hàng TMCP. Đối với cấp các ngân hàng TMCP, được quyền quyết định cho vay đối với các khoản vay có giá trị nhỏ (quy định phân quyền đối với chi nhánh). Đối với các khoản vay có giá trị lớn thì được đưa ra hội đồng tín dụng quyết định, hoặc tái thẩm định bởi bộ phận tái thẩm định tại Hội sở chính.
Không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản lý rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng thường thực hiện (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ,…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi,…).
- Tư duy trong quá trình quyết định cho vay hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng, không chỉ riêng nhân viên tín dụng mà ngay cả một số lãnh đạo ngân hàng vẫn thường quá coi trọng yếu tố tài sản bảo đảm và coi đó là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định cho vay. Với tư duy cũ đó, cán bộ tín dụng chưa thật sự đánh giá đúng mức tư cách cá nhân vay vốn, không coi trọng tính khả thi của phương án sản xuất, kinh doanh từ đó dẫn đến việc thẩm định còn sơ sài có tính hình thức. Đây là điều hết sức đáng lo ngại, một mặt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng, mặt khác bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt.
Về hệ thống cung cấp thông tin hoạt động chưa hiệu quả.
Mặc dù hiện dư nợ xấu tại tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì có tỷ lệ thấp, song qua theo dõi kết quả kiểm tra của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ cho thấy quá trình thẩm định khách hàng vay vốn chưa chặt chẽ do cán bộ thiếu thông tin, việc phân tích, đánh giá, nhận xét các thông tin chưa chuẩn xác mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào các số liệu, tài liệu do khách hàng cung cấp chưa thu thập thông tin qua bạn hàng, cơ quan chủ quản, cơ quan thuế,... những sai sót trên là nguy cơ lớn dễ xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai.
+ Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng trong thời gian 5 năm trở lại đây nhưng cũng không thường xuyên, thông tin còn chậm, không cập nhật kịp thời nên hiệu quả khai thác thông tin chưa cao.
+ Sự chia sẻ thông tin từ các cơ quan Nhà nước (Thuế, Kiểm toán, Công an, Công chứng...), các Tổ chức tín dụng rất khó khăn, chủ yếu phải có mối quan hệ mới có được nguồn thông tin, tuy nhiên cũng hạn chế nhiều. Bên cạnh đó, các cơ quan còn có những quy định riêng về tính bảo mật và cạnh tranh nên khó khai thác hết được thông tin mà ngân hàng cần.
+ Sự thiếu thông tin tín dụng là nhân tố góp phần tạo ra khó khăn đó chính là về phía khách hàng đã không cung cấp đầy đủ những thông tin hoặc cung cấp những thông tin thiếu chính xác và hiện tượng “thông tin không cân xứng” giữa ngân hàng và khách hàng. Điều này liên quan chặt chẽ đến uy tín và phẩm chất của khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống của ngân hàng thì điều này ít khi xảy ra, tuy nhiên đối với những khách hàng mới có quan hệ giao dịch lần đầu tiền thì trường hợp cung cấp thông tin không chính xác có khi còn sai lệch để đạt được yêu cầu và mục tiêu xin vay là đã xảy ra. Chính điều này đã gây cản trở cho công tác tín dụng và quản lý rủi ro trong cho vay KHCN của ngân hàng.
Về năng lực đội ngũ cán bộ tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì còn thiếu kinh nghiệm.
- Tuổi bình quân cán bộ tín dụng năm 2017 của các ngân hàng TMCP là 27 tuổi, 22% cán bộ mới được tuyển dụng trong năm và một số cán bộ được tiếp nhận
điều chuyển từ bộ phận nghiệp vụ khác. Cán bộ tín dụng tại các ngân hàng TMCP đang còn trẻ thiếu kinh nghiệm nên còn coi nhẹ khâu kiểm tra sau khi cho vay, chưa thực hiện kiểm tra, giám sát từng khách hàng hoặc từng dự án vay vốn của khách hàng được thường xuyên. Nếu có cũng chỉ là hình thức, và hậu quả việc phát hiện những dấu hiệu vi phạm, sử dụng vốn sai mục đích,... của khách hàng không kịp thời sẽ dẫn đến rủi ro.
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định rủi ro, cán bộ quản trị nợ có vấn đề còn nhiều hạn chế. Việc nắm bắt kiến thức về nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động của một ngân hàng TMCP trong nền kinh tế thị trường trong thời điểm cạnh tranh gay gắt hiện nay của một số cán bộ tín dụng thẩm định rủi ro và quản lý rủi ro còn chưa đáp ứng yêu cầu. Những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, trong khi đó công tác thẩm định và phân tích tín dụng lại rất cần đến việc kinh qua thực tế, khả năng phân tích thông tin tổng hợp trên nhiều lĩnh vực hoạt động mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và đầy đủ.
Các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng đã áp dụng phương pháp tính điểm trong việc phân tích đánh giá khách hàng, tuy nhiên việc phân tích và đánh giá tính điểm khách hàng theo một khuôn mẫu do NHNN quy định, trong đó có phần định tính chiếm 40% tổng số điểm, việc xác định này đòi hỏi khách quan và mang tính kinh nghiệm của cán bộ đánh giá nhiều do đó cần có những cán bộ có khả năng đánh giá tốt, việc đánh giá của các ngân hàng TMCP hiện nay vẫn mang tính hình thức.
- Việc kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay chưa chặt chẽ, còn hình thức. Cho vay không đủ căn cứ để phát tiền vay dẫn đến khách hàng sử dụng tiền vay sang mục đích khác. Thời hạn cho vay chưa phù hợp với kỳ luân chuyển vốn, khách hàng sau khi bán hàng không trả nợ ngân hàng mà dùng vốn quay vòng tiếp theo hoặc sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng kế hoạch trả nợ tiền vay.
Vẫn còn một vài cán bộ tín dụng chưa tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, làm việc theo lỗi cũ, không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ