5. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tạ
NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì
Quy trình tín dụng cho vay đối với khách hàng cá nhân được áp dụng cho toàn hệ thống nói chung và các chi nhánh nói riêng theo quy định hiện hành số 235/2016/QĐ-TGĐ-NHNN40 ngày 22/6/2016.
Quy trình cho vay khách hàng cá nhân (Sơ đồ 3.1):
Sơ đồ 3.1. Quy trình cho vay KHCN của NHTM
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay
Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay
Bước 4: Giải ngân và ký kết hợp đồng
Quy trình bao gồm những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chuyên viên khách hàng cá nhân tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng vay về đặc điểm sản phẩm, các loại phí, lãi suất vay và các phương thức trả lãi, quy trình vay, phương thức trả nợ, nhận diện khách hàng và kiểm tra sơ bộ tài sản đảm bảo của khách hàng
- Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay
- Bước 3: Chuyển hồ sơ vay cho bộ phận thẩm định cá nhân, thường xuyên cập nhật thông tin từ bộ phận phê duyệt. Phối hợp cùng bộ phận thẩm định xuống thẩm định thông tin khách hàng
- Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện thủ tục giải ngân và ký kết hợp đồng tín dụng
- Bước 5: Theo dõi sau vay: thực hiện quản lý danh mục khách hàng vay, theo dõi, định kỳ kiểm tra tài sản đảm bảo hoặc thông tin khách hàng, phối hợp với bộ phận tác nghiệp cá nhân trong việc nhắc khách hàng trả nợ đúng hẹn, chăm sóc khách hàng định kỳ để duy trì quan hệ.
Các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thực hiện quy chế quy định của pháp luật và của NHNN về việc kiểm tra, giám sát vốn vay trước, trong và sau khi cho vay dựa trên chứng từ giải ngân, kiểm tra thực tế... Các ngân hàng TMCP rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách: tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá lại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Quy trình giám sát vốn vay được các ngân hàng TMCP xây dựng để hướng dẫn các cán bộ liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát vốn vay, xử lý các vấn đề phát sinh một cách kịp thời nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, thu hồi vốn cho vay và lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
Nhân viên tín dụng phải có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách, tích cực kiểm tra, theo dõi, đôn đốc khách hàng theo quy định. Cán bộ tín dụng phải có thái độ kiên quyết trong xử lý để uốn nắn kịp thời những biểu hiện vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm cam kết của khách hàng, đồng thời báo cáo thường xuyên tình hình khách hàng để lãnh đạo ngân hàng giải quyết.
Đối với những hợp đồng tín dụng có thời hạn giải ngân dài, cán bộ tín dụng phải thường xuyên nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng: sự phát triển của khách hàng, tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng,... Các nội dung này phải được lập thành báo cáo và thực hiện định kỳ 3 tháng một lần lưu hồ sơ, riêng đối với trường hợp có biến động về sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng, phải có báo cáo kịp thời nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng trong quá trình giải ngân. Để tránh gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tài sản bảo đảm cần phối hợp với nhau để thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ.
Các nội dung kiển tra, giám sát vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong chính sách quản lý rủi ro trong cho vay KHCN của các ngân hàng bao gồm:
(1) Trước khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra chứng từ giải ngân, trực tiếp kiểm tra việc giao kết kinh tế, vật tư hàng hóa nhập về,… và lập thành biên bản kiểm tra trước khi cho vay lưu kèm hồ sơ giải ngân.
(2) Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải mở sổ sách theo dõi cho vay và thu nợ (Theo mẫu “Sổ theo dõi quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ”). Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày giải ngân đối với giải ngân hạn mức, từng lần đối với cho vay sản xuất kinh doanh, 30 ngày đối với cho vay tiêu dùng, nhân viên tín dụng phải tiến hành kiển tra việc sử dụng vốn vay lần đầu tiên. Ngoài ra việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm của khách hàng của khách hàng phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện khách hàng có những dấu hiệu bất thường. Việc kiểm tra này phải trả lời được các câu hỏi: (i) khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? (ii) giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với giá trị vốn vay đã giải ngân hay không? (iii) khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (iv) tính trung thực các tài liệu của khách hàng gửi ngân hàng (v) tài sản bảo đảm còn đủ tính pháp lý và tính thanh khoản không?
(3) Quản lý nguồn thu để trả nợ là công việc hết sức quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng phục vụ khách hàng cá nhân phải xây dựng phương án, biện pháp cụ thể để quản lý, thu hồi nợ vay đối với
từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng. Đối với những trường hợp khách hàng đã biểu hiện có những dấu hiệu xấu, cần tăng cường cán bộ tín dụng có năng lực, kinh nghiệm và có biện pháp kiểm soát đặc biệt để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.
(4) Đôn đốc khách hàng trả nợ theo kế hoạch: căn cứ vào kế hoạch trả nợ đã được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng, chậm nhất 10 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, các ngân hàng TMCP sẽ có văn bản thông báo và nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp khách hàng có dư nợ lớn hoặc khó khăn trong việc trả nợ thì Ban giám đốc, phòng phục vụ khách hàng tại các ngân hàng TMCP cần làm việc trực tiếp với khách hàng để bàn biện pháp trả nợ cụ thể.
(5) Việc phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh: được tiến hành 6 tháng/lần, kết hợp với việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng để đưa ra cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban giám đốc các ngân hàng TMCP có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ.
(6) Kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay: cán bộ tín dụng kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường, để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng có sự thay đổi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản, vi phạm về tỷ lệ dư nợ hiện tại trên giá trị tài sản bảo đảm, v.v…
Trong quy trình giám sát vốn vay các ngân hàng TMCP đã kiểm tra giám sát vốn vay được quy định cụ thể theo phạm vi và tần suất cụ thể như sau:
- Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm, tiền gửi tại các ngân hàng TMCP hoặc bảo đảm 100% bằng chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các ngân hàng trong danh mục được nhận cầm cố phát hành thì không cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay.
- Đối với các khoản vay còn lại thực hiện các nội dung kiển tra số (1), (2), (3), (4)
Nhìn chung, quy trình cho vay như vậy là khá tiên tiến, đã tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận tác nghiệp và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ.