5. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Những hạn chế
Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP vẫn còn bộc lộ những hạn chế thể hiện qua các nội dung như:
- Về nhận diện rủi ro: Khâu nhận biết rủi ro đôi khi chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, các dấu hiệu cảnh báo đã được hệ thống hóa thành quy trình nhưng còn yếu ở khâu thu thập thông tin nhiều chiều và kịp thời.
- Về đo lường rủi ro: Công tác đo lường rủi ro mới chỉ thực hiện mang tính khái quát chung, thiếu các chỉ tiêu cụ thể để khái quát được mức độ rủi ro của từng ngành nghề kinh doanh và mục đích kinh doanh khác nhau. Quy trình quản lý, đo
lường và theo dõi cho vay KHCN chủ yếu vẫn thực hiện thủ công. Mặc dù hệ thống cho điểm xếp hạng tín dụng (tín nhiệm) với khách hàng đã được ban hành cập nhật tại Sổ tay tín dụng vào cuối năm 2012, nhưng trên thực tế triển khai chưa có kết quả. Mặt khác, việc làm này chưa có tính hệ thống, chưa đủ thông tin lưu trữ để xâu chuỗi, vì vậy việc đánh giá thường mang tính cảm nhận từ cán bộ tín dụng, nhưng kết luận đại loại như “khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, vay trả sòng phẳng,…” còn chung chung và thiếu cơ sở về tài liệu lưu trữ trong quá khứ như số lần đã phải gia hạn, quá hạn, gia hạn lãi,… của nhiều năm trước đây gần như không có thống kê theo dõi. Thêm nữa, hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng (tín nhiệm) đối với khách hàng chưa phải do bộ phận độc lập đánh giá so với bộ phận sử dụng hệ thống xếp hạng đó trên thực tế chủ yếu cán bộ tín dụng tự đánh giá và sử dụng, vì vậy tính xác thực và khách quan chưa được bảo đảm.
- Về kiểm tra, kiểm soát rủi ro: Khâu quản lý, kiểm soát rủi ro đôi khi còn nặng về hình thức và mang tính đối phó với Ban kiểm tra, kiểm soát.
- Về tài trợ rủi ro: Trong giai đoạn 2015-2017, không chỉ các nội dung nhận
diện, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì được thực hiện còn yếu, mà cả nội dung tài trợ tổn thất tín dụng cũng chưa được chú trọng nhiều và chưa làm hết được vai trò của nó. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động tài trợ tổn thất chưa được triển khai đầy đủ, khá đơn điệu và hiệu quả thấp. Vì thế, cùng với yêu cầu phải chấn chỉnh, hoàn thiện lại các nội dung khác của hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay KHCN, các ngân hàng TMCP còn phải tiến hành tổ chức lại hoạt động tài trợ rủi ro, không chỉ trong hoạt động tạo nguồn tài trợ, mà cả trong quá trình xử lý những rủi ro đã phát sinh còn tồn đọng để đẩy nhanh tiến trình lành mạnh hóa tài chính, tăng hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Muốn thực hiện yêu cầu này đòi hỏi các ngân hàng TMCP phải có sự đổi mới trong tư duy công việc.
- Về việc sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro: HIện nay các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì vẫn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng sử dụng rất ít và không hiệu quả các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro trong cho vay KHCN.
- Về xử lí nợ xấu và nợ có vấn đề: Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu
còn nhiều hạn chế, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm.
- Về các hoạt động hỗ trợ: xây dựng chính sách; công tác phân tích, tổng hợp hay bố trí nguồn lực phục vụ quản lý và tác nghiệp còn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Phân tích từ quá trình quản lý rủi ro thực tế cho thấy:
+ Công tác xây dựng chính sách, hoạch định rủi ro và định hướng tín dụng được thực hiện còn yếu, không sát với diễn biến tình hình và thiếu căn cứ, luận chứng xác đáng; công tác tổng kết đánh giá, thu thập và phân tích thông tin quản lý phản hồi được thực hiện hình thức, chưa mang lại hiệu quả thông tin, hiệu quả quản lý thực sự.
+ Đối với công tác nhân sự và phân bổ nguồn lực dành cho hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro: các ngân hàng TMCP chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu và tính chất phức tạp của công việc. Đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn đang thiếu so với nhu cầu công việc thực tế, làm cho cán bộ tín dụng nhiều lúc bị quá tải công việc, dẫn đến buông lỏng kiểm tra, giám sát các khoản vay/khách hàng.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý rủi ro cũng thiếu và yếu. Đa số là chưa được đào tạo chuyên sâu về quản trị rủi ro nói chung và quản lý rủi ro trong cho vay KHCN nói riêng. Dẫn đến khả năng xử lý công việc chậm, thiếu thực tế, và dẫn đến chất lượng không cao.