Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa

bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Hoàn thiện bộ máy quản rị rủi ro tín dụng từ hội sở đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư...

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định: đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay không cấp tín dụng, do đó chất lượng công tác thẩm định được xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro. Quá trình thẩm định cần bám sát quy chế, quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên môn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy số liệu ban đầu, biết tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn dự án với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tư, không được để áp lực nào mà đầu tư vào những tài sản kém phát huy hiệu quả.

- Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, trả được nợ vay cho ngân hàng và làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của chi nhánh.

- Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ đảm trách công tác thẩm định và tín dụng. Có thể nói yếu tố con người là giải pháp phòng ngừa rủi ro. Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt sẽ tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc lựa chọn dự án khả thi để cho vay, ngoài chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức cũng không kém phần quan trọng, có đạo đức nghề nghiệp, đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả của dự án với thái độ công tâm, không vì mục đích cá nhân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời những câu hỏi sau:

1. Thực trạng rủi ro trong cho vay và quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong cho vay, quản lý rủi ro trong cho vay tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì?

3. Làm thế nào để tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn chủ yếu sử dụng các số liệu thông tin thứ cấp. Nguồn tài liệu thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận văn là những tài liệu, số liệu đã được công bố. Đây là những tài liệu, số liệu được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho công tác quản lý rủi ro trong cho vay tại các NHTM trên địa bàn (Bảng 2.1). Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận văn.

Bảng 2.1. Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp

Loại thông tin Nguồn cung cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý rủi ro trong cho vay của các ngân hàng thương mại.

Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận văn thạc sĩ, Tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet…

Giới thiệu chung về các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Trang chủ website của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì. Tình hình tín dụng, dư nợ tín dụng, kết

quả hoạt động kinh doanh, tình hình nợ xấu và công tác quản lý rủi ro trong cho vay của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Báo cáo tổng kết các NHTMCP năm 2015, 2016, 2017 và các tài liệu khác của các ngân hàng.

Một số chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Các báo cáo tổng kết các NHTMCP qua 3 năm.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay. Cụ thể:

- Từ các công trình nghiên cứu đi trước các văn bản pháp luật, tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong cho vay KHCN như: Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong cho vay; kinh nghiệm lý rủi ro trong cho vay của một số ngân hàng TMCP.

- Từ các số liệu thứ cấp thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau:

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ tài liệu, số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình,… nhằm phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro trong cho vay KHCN của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì thời gian qua.

Mô tả thống kê trình bày tổng quát về tình hình rủi ro trong cho vay KHCN tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì. Sử dụng thống kê mô tả phân tích và đánh giá thực trạng về công tác quản lý rủi ro trong cho vay KHCN của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Việt Trì. Các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để phân tích thực trạng.

Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảnh số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay KHCN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong cho vay KHCN. Sau khi tính toán số liệu, tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá tình hình quản lý rủi ro trong cho vay KHCN qua các năm nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM a. Doanh thu

Doanh thu của ngân hàng gồm doanh thu từ lãi và doanh thu khác. Doanh thu từ lãi, từ các tài sản sinh lãi như: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi chứng khoán,… Doanh thu khác bao gồm các khoản thu ngoài lãi như thu phí, chênh lệch tỷ giá,…

b. Chi phí

Chi phí của ngân hàng gồm chi phí trả lãi và chi phí khác. Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền gửi, tiền vay… và các khoản chi phí khác như tiền lương, tiền thuê,…

c. Chênh lệch thu chi và lợi nhuận

Chênh lệch thu chi từ lãi = Doanh thu lãi - Chi phí lãi Chênh lệch thu chi khác = Doanh thu khác - Chi phí khác

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô của NHTM a. Dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các kỳ:

Dư nợ

cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ -

Doanh số thu nợ trong kỳ

Trong đó:

- Doanh số cho vay trong kỳ: Tổng số tiền cho vay trong kỳ, tính cho ngày,

tháng, quý, năm.

- Doanh số thu nợ trong kỳ: Tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ tính cho ngày, tháng, quý, năm.

b. Vốn huy động

Vốn huy động của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay

2.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn cho vay KHCN là khoản nợ gốc hay lãi mà KHCN không trả được khi đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân và tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng TMCP ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này cho biết tại thời điểm xác định cứ 100 đồng ngân hàng đã cho vay thì có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn.

Nợ quá hạn cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = × 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể tới tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng tới chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và có khả năng mất vốn.

Các ngân hàng phải tiến hành phân loại các nhóm nợ để đưa ra các chính sách hợp lý cho từng nhóm nợ, qua đó cũng có thể đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào khoảng 2%-5% là chấp nhận được.

Nợ xấu cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu KHCN = × 100

Tổng dư nợ

Nợ xấu là những khoản nợ mà khả năng thu hồi rất thấp. Đây là những khoản nợ mà ngân hàng không hề mong muốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh những rủi ro trong cho vay của ngân hàng càng lớn. Có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu, tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp khác nhau từ gia hạn nợ đến phát mại tài sản đảm bảo.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay KHCN

Tỷ lệ này cho biết DPRR trong cho vay được trích so với dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay đối với khách hàng chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều.

DPRR cho vay KHCN được trích

Tỷ lệ trích lập DPRR KHCN = ×100 Dư nợ cho vay KHCN

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

a. Đối với khách hàng, được thể hiện qua các chỉ tiêu

- Quy trình thủ tục.

- Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng.

- Chất lượng nghiệp vụ tín dụng tốt.

- Các hỗ trợ dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán…

b. Đối với ngân hàng

- Định hướng, mục tiêu lâu dài.

- Khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn của người đi vay.

- Chất lượng quản lí rủi ro trong cho vay, mức độ chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Hạn mức tín dụng, quyền phán quyết tín dụng; Hồ sơ thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng; Chấm điểm khách hàng; Công tác kiểm tra nội bộ của ngân hàng,…).

Chương 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phần trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Phú Thọ

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1991 theo Quyết định thành lập số 605/QĐ- NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại 1514 đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, THÀNH PHố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 3/7/2009 chi nhánh ngân hàng Công thương Phú Thọ được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, qua trên 20 năm xây dựng và phát triển với bao thử thách, khó khăn, đến nay chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã phần nào tự khẳng định được mình trở thành một trong các chi nhánh Ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa bàn. Bằng những nỗ lực rất lớn của chi nhánh cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phú Thọ đã có nhiều khởi sắc và được đánh giá là một ngân hàng lớn nhất giữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thị phần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cung cấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch… góp phần phấn đấu, xây dựng chi nhánh trở thành một chi nhánh hoạt động, kinh doanh đa năng, hiện đại.

Cho tới nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)