Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 114 - 115)

5. Kết cấu của Luận văn

4.2.5. Tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro trong

vay KHCN

+ Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng. Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Một ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản vay trị giá lớn mới được thực hiện, các ngân hàng có thế kí hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán như dự tính. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, các ngân hàng sẽ thu lại được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và các ngân hàng chấp nhận mất phí quyền chọn.

+ Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu các ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các điều kiện khó khăn. Nguyên lí là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn đế bù đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua quyền chọn bán trái phiếu nếu nhận thấy tình trạng kinh tế bất lợi cho các khoản vay.

+ Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập

Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên - các khoản thanh toán thực sự giữa hai bên bằng số chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng. Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Các nhà quản lí rủi ro rất quan tâm đến tỉ lệ vỡ nợ của chúng trong tương lai thường bởi những thay đổi của mức độ tín nhiệm. Bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi tín dụng, người thụ hưởng trong tổng thu nhập trả tiền dựa vào thu

nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ, trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả của việc mua bảo hiểm này là người mua bảo hiểm được hưởng dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Rủi ro của người mua bảo hiểm giảm chủ yếu là khoản tổn thất do sự suy yếu của người đi vay chứ không phải việc thu hồi từ những khoản vay mất khả năng thanh toán.

+ Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng

Người mua bảo hiểm (người bán khoản vay) đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kì theo một tỉ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã được bảo hiểm. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)