Chính sách và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 31 - 33)

Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng không những được coi là các văn bản chỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày, mà còn được coi là một phương thức để quản trị rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiện nay. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụng phát triển trong tầm kiểm soát. Vì thông qua đó, hoạt động tín dụng được điều tiết từ định hướng phát triển, chính sách ứng xử đối với khách hàng, các bước thực hiện nghiệp vụ tín dụng…, theo đó chỉ ra trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động tín dụng nhằm thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong khuôn khổ mức rủi ro hợp lý.

Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng khác nhau phụ thuộc và điều kiện thị trường, môi trường chính sách vĩ mô, tuy nhiên đều có những nội dung cơ bản sau:

- Chính sách tín dụng được xây dựng trên những cơ sở nhất định như: các quy định của pháp luật, của NHTW về hoạt động tín dụng; định hướng chiến lược dài hạn của ngân hàng; phương trâm kinh doanh bảo đảm an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Phân cấp xử lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng vùng địa lý theo chiến lược của ngân hàng. Quy định những trường hợp khuyến khích, hạn chế cho vay, thận trọng trong cho vay, không cho vay.

- Xây dựng một chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả và toàn diện với một hoặc một số nhóm khách hàng. Để ra quyết định quan hệ tín dụng đối với một đối tượng khách hàng, ngân hàng phải phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện. Phải căn cứ danh mục tín dụng ngân hàng: loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng, độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng.

- Phân cấp thẩm quyền cho vay đến từng cán bộ tín dụng, không phải cán bộ tín dụng nào cũng được phụ trách và quản lý các khoản vay với mức dư nợ cao, nhà quản lý phải sắp xếp và phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng theo nhóm và phân cấp hạn mức cho cán bộ tín dụng, mặt khác, phân cấp hạn mức tới từng đơn vị, tùy vào khả năng và tình hình hoạt động của từng đơn vị và phân cấp hạn mức cho phù hợp.

- Quy trình xử lý công việc, phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.

- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và ra quyết định đối với đề nghị xin vay của khách hàng. Quy trình thẩm định đảm bảo tính khoa học đồng thời hạn chế được rủi ro.

- Danh mục các loại tài sản có thể chấp nhận làm tài sản bảo đảm và những loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản bảo đảm

 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng.

Để đạt được mục tiêu quản trị RRTD đề ra, các ngân hàng cần thiết lập cho mình chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp. Các chính sách này là hệ thống các quan điểm, biện pháp, công cụ do HĐQT đề ra trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc) nhằm mục tiêu quản lý tốt dư nợ và RRTD. Vấn đề thiết lập chính sách quản trị RRTD phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu sớm được nhận dạng, đo lường, kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành.

RRTD khi đã được xác định cần phải được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp phù hợp để quản lý và theo dõi. Cũng trong quá trình quản lý theo dõi, hệ thống quản trị phải có khả năng xác định tìm ra nguy cơ rủi ro mới và khi đó công việc của quản trị được lặp lại.

Chính sách quản trị RRTD bao gồm: Chính sách về cơ cấu tổ chức bộ máy, chính sách quản lý tín dụng; chính sách thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát; chính sách đo lường rủi ro tín dụng, chính sách xử lý nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 31 - 33)