Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 56 - 58)

Về mặt lý luận và thực tế, DNVVN có vị trí quan trọng ở nhiều nước trên thế giới trong đó bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế đang phát triển. Có thể khái quát vai trò của DNVVN trong nền kinh tế như sau:

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

Với sự phát triển nhanh về số lượng lẫn chất lượng, DNVVN đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng thu nhập các nước, làm tăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro trong việc vận hành nền kinh tế. Các DNVVN cung cấp nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thâm nhập vào ngõ ngách thị trường những nơi doanh nghiệp lớn không làm được. Sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu và sức mua của người dân, dẫn đến tăng năng lực sản xuất của các do- anh nghiệp và sức mua của thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, DNVVN còn có thể tham gia đến 30 – 50% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế.

DNVVN còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế. với đặc điểm thường là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có dược sự ổn định. Vì thế, DNVVN được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. Đồng thời, DNVVN thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, DNVVN có phản ứng tốt hơn trong các cuộc khủng hoảng bởi họ linh động hơn, họ nhanh chóng bắt kịp với xu thế của thị trường trong khi các DNNN vẫn còn chưa kịp thay đổi gì nhiều.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội làm tăng tính năng động của nền kinh tế

 Về vốn: Với sự đa dạng hóa trong các loại hình và ngành nghề sản xuất kinh doanh, DNVVN góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, làm gia tăng giá trị của vốn đầu tư, hạn chế tiêu dùng không sinh lợi.

 Về lao động: Tổng số lao động làm việc trong các DNVVN chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số lao động Quốc gia, có thể chiếm từ 50 – 80%. Khi những doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ tự động hóa, lao động phổ thông dư thừa dẫn đến tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra. DNVVN chính là nơi thu hút, tiếp nhận và đảm bảo thu nhập cho họ.

 Về kỹ thuật: DNVVN thường lựa chọn kỹ thuật phù hợp với trình độ lao động và khả năng về vốn. Vì vậy, DNVVN có thể đầu tư công nghệ - kỹ thuật mới ở mức trung bình hoặc tái sử dụng các công nghệ đã được sử dụng trên thị trường.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của kinh tế địa phương, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Với sự tham gia đầu tư, phát triển của DNVVN vào lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo sự phát triển đồng đều, bền vững giữa các vùng và tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (GS.TS. Nguyễn Đình Hương. 2002)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 56 - 58)