Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 92 - 97)

Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng :

- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng tìm kiếm khách hàng của NHCT

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

- Thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp theo phụ lục hướng dẫn danh mục hồ sơ cấp và quản lý tín dụng

- Rà soát hồ sơ khách hàng cung cấp

- Ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng - Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, thông tin thu thập thực tế khách hàng, các nguồn thông tín khác (nếu có), lập tờ trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt/quyết định/đề xuất cấp tín dụng

Bước 3: Thẩm định

- Cán bộ thẩm định rà soát hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp tín dụng.

- Trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền Chi nhánh/Trụ sở chính

Bước 4: Tái thẩm định (Đối với trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh)

- Cán bộ PDTD thẩm định ra soát hồ sơ trình của chi nhánh - Đánh giá các nội dung trình TSC của chi nhánh

- Bổ sung, làm rõ một số nội dung cần thiết chưa được chi nhánh trình bày trong nội dung đề xuất cấp tín dụng trình TSC

- Đưa ra ý kiến đề xuất cấp tín dụng

- Xác định thẩm quyền phê duyệt/quyết định tín dụng đối với hồ sơ trình của chi nhánh

- Lập và ký tờ trình tái thẩm định và phê duyệt/quyết định/đề xuất cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền theo quy định

Bước 5: Phê duyệt/Quyết định tín dụng (Đối với trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh)

- Tại chi nhánh: Cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định tín dụng tại chi nhánh

- Tại TSC: Cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định tín dụng, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo (Nếu có) ; Ký tờ trình đánh giá, thẩm định/Tờ trình tái thẩm định /văn bản khác

Bước 6:Thông báo phê duyệt/quyết định tín dụng

duyệt/quyết định tín dụng của cấp có thẩm quyền, trình người kiểm soát tái thẩm định tại TSC kiểm soát và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định cấp tín dụng tại TSC ký văn bản thông báo.

- Cán bộ PDTD gửi chi nhánh văn bản thông báo về nội dung phê duyệt/quyết định tín dụng của TSC

- Chi nhánh tiếp nhận văn bản thông báo về nội dung phê duyệt/quyết định tín dụng của TSC

- Triển khai thực hiện theo nội dung văn bản phê duyệt/quyết định tín dụng của TSC hoặc thông báo cho cán bộ QHKH chi nhánh để từ chối khách hàng

- Cán bộ QHKH thông báo nội dung phê duyệt/quyết định tín dụng cho khách hàng và các bộ phận liên quan tại chi nhánh (Nếu cần)

Bước 7: Soạn thảo, ký kết HĐCTD

- Soạn thảo HĐCTD

- Kiểm soát nội dung HĐCTD, in dự thảo HĐCTD và trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng

- Ký HĐCTD và chuyển HĐCTD cho khách hàng để KH ký

Bước 8: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm đảm cấp tín dụng (Nếu có) Bước 9: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng

- Chuyển hồ sơ cấp tín dụng, các tài liệu lien quan (nếu có) cho Cán bộ HTTD

Hình 3.2 Lƣu đồ quy trình cấp tín dụng 01

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Hình 3.3 (Lƣu đồ quy trình cấp tín dụng 02)

Hình 3.4 Lƣu đồ quy trình cấp tín dụng 03

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

3.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

 Nhận dạng: Xác định rủi ro tín dụng trọng yếu, nguy cơ gây ra RRTD và xác định nguyên nhân gây ra RRTD

 Đo lường : Sử dụng các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro để xác định tác động ngắn hạn, dài hạn của RRTD đối với thu nhập, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của NHCT.

 Theo dõi : Theo dõi trạng thái rủi ro và đánh giá kịp thời, cảnh báo sớm khả năng vi phạm các HMRR

 Kiểm soát: Kiểm soát trạng thái RRTD thực tế để tuân thủ giới hạn cấp tín dụng, HMRR tín dụng theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ của NHCT, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời các rủi ro để đảm bảo tuân thủ các HMRR và có biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm.

 Báo cáo: Thực hiện báo cáo thông tin kịp thời, đầy đủ về trạng thái RRTD, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát RRTD cho người có thẩm quyền và các bên liên quan để có quyết định phù hợp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao hiệu quả công tác QTRRTD tại NHCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 92 - 97)