Bộ máy quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 82 - 88)

3.2.1.1 Mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng

Hình 3.2 Mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn : (Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam )

HĐQT Ban kiểm soát

UB Chính sách UB QLRR UB Nhân sự Hội đồng quản trị Ban điều hành Tổng giám đốc Hội đồng quản lý vốn Hội đồng rủi ro Hội đồng ALCO Các đơn vị nghiệ p vụ Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1) - Nhận dạng, kiểm soát và giảm thiếu RRTD

Tuyến bảo vệ thứ hai (TBV2)

- Xây dựng chính sách QLRR, quy định nội bộ QTRR, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ

Tuyến bảo vệ thứ ba (TBV3)

- Kiểm toán nội bộ về QLRR - Nhận dạng, đo lường RRTD ở cấp độ giao dịch - Thực hiện các quyết định có rủi ro. - Quản lý, giám sát mức độ RRTD từ các quyết định/chính sách do TBV1 xây dựng - Thiết lập, phân bổ HMRR trong khối; kiểm soát, giám sát triển khai các biện pháp giảm thiểu RRTD

- Đảm bảo các quyết định có rủi ro minh bạch, rõ ràng phù hợp với chính sách và VBCS của NHCT

- Xây dựng, giám sát quá trình thực thi chính sách, VBCS QLRRTD, đảm bảo nhận dạng đầy đủ và theo dõi, kiểm soát rủi ro phát sinh và tuân thủ quy định.

- Xây dựng mô hình đánh giá, đo lường rủi ro; xây dựng, đề xuất các hạn mức KVRR, HMKSRR, HMRR toàn hàng, HMRR cấp khối.

- Kiểm soát, phòng ngừa đề xuất biện pháp kiểm soát rủi ro; độc lập giám sát QLRR TBV1

- Kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về QLRR của HĐQT, TGĐ, TBV1 và TBV2, bao gồm cả việc xác định các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất, kiến nghị về các tồn tại, hạn chế về QLRRTD

Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong hoạt động QTRRTD

 Hội đồng quản trị:

- Là cấp thẩm quyền cao nhất phê duyệt ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành các chính sách/VBCS QTRRTD theo thẩm quyền, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, bền vững.

- Ban hành, điều chỉnh, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các HMKSRR tín dụng trong trường hợp: (i) Cơ quan quản lý yêu cầu, chỉ đạo HĐQT của NHCT thực hiện; hoặc (ii) HĐQT nhận thấy cần thiết đối với các lĩnh vực trọng yếu trên cơ sở tham mưu của UBQLRR.

- Phê duyệt cấu trúc thẩm quyền tín dụng, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và bố trí các vị trí thuộc bộ máy QTRRTD tùy theo điều kiện của NHCT từng thời kỳ, đảm bảo thực hiện chiến lược QTRR hiệu lực và hiệu quả.

- Là cấp có thẩm quyền cao nhất đối với hoạt động phê duyệt quyết định tín dụng trong ngân hàng.

- Giám sát TGĐ trong việc (i) Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách QTRRTD, HMKSRR, VBCS QTRRTD do HĐQT ban hành; Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về QTRRTD trên cơ sở yêu cầu, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan chức năng khác, BKS và phòng KTNB để nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động của NHCT.

 Ủy ban QTRR

UBQTRR là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT trong giám sát các cá nhân, bộ phận thực hiện các việc của HĐQT giao và các nội dung có liên quan khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của UB QTRR.

 Tổng giám đốc

- Tổ chức triển khai công tác QTRRTD theo chiến lược và chính sách QTRRTD đã được HĐQT phê duyệt.

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các VBCS về QTRRTD theo thẩm quyền.

- Duyệt ban hành, điều chỉnh, bổ sung, thay thế, hủy bỏ HMRR tín dụng, phân bổ HMRR tín dụng đến cấp khối, giám sát cá nhân, đơn vị thực hiện HMRR tín dụng.

- Tổ chức thực hiện chỉ đạo của HĐQT trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về QLRR TD theo yêu cầu, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập, BKS và các cơ quan chức năng khác.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, hoạt động QTRRTD và đề xuất HĐQT các biện pháp điều chỉnh, xử lý, khắc phục.

- Triển khai các biện pháp, ứng xử tín dụng phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu RRTD.

- Quyết định tín dụng trong mức thẩm quyền tín dụng được giao.  Hội đồng rủi ro

HĐRR là cơ quan tham mưu, giúp việc cho TGĐ trong giám sát các cá nhân, bộ phận thực hiện các việc trong thẩm quyền của TGĐ và các nội dung có liên quan khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐRR.

 Giám đốc khối QTRR

- Đệ trình TGĐ/HĐQT ban hành chính sách/VBCS QTRRTD và các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác QTRRTD.

- Tổ chức triển khai, xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, công cụ QTRRTD (Chính sách/VBCS QTRRTD, công cụ, hệ thống nhằm hỗ trợ nhận diện, đo lường, giám sát RRTD...).

- Rà soát các báo cáo QTRRTD, DMTD, biện pháp ứng xử/xử lý RRTD phù hợp và đệ trình TGĐ/HĐQT phê duyệt.

 Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1) - Bộ phận phát triển kinh doanh

i) Phát triển khách hàng, thị trường mục tiêu và quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh.

ii) Bộ phận ban hành chương trình/sản phẩm tín dụng chịu trách nhiệm: (i) Đề xuất/thiết kế/xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng; (ii) Trên cơ sở

thông tin ngoại lệ của sản phẩm/chương trình tín dụng thuộc phạm vi khối, đề xuất điều chỉnh sản phẩm/chương trình tín dụng phù hợp; (iii) Định kỳ hoặc đột xuất đánh giá lại tính hiệu quả, khả thi của chương trình/sản phẩm tín dụng.

iii) Chủ động nhận diện, đo lường, thực hiện các quyết định có rủi ro, đánh giá kiểm soát, giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi: (i) Đề xuất/quyết định cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền cao hơn; (ii) có các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng danh mục tín dụng. Bộ phận phát triển kinh doanh tại chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thông tin cấp tín dụng ngoại lệ.

iv)Thực hiện QTRRTD theo chiến lược QTRRTD, quy định QTRRTD và các chính sách, quy định, quy trình, chỉ đạo trong công tác QTRRTD đã được Ban lãnh đạo phê duyệt

v) Thực hiện các báo cáo QTRRTD theo quy định - Bộ phận tái thẩm định tại Trụ sở chính

i) Xậy dựng, triển khai, thực hiện chức năng tái thẩm định/đánh giá rủi ro độc lập, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng trong phạm vi thẩm quyền quy định hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

ii) Thực hiện rà soát và quản lý thông tin cấp tún dụng ngoại lệ cần giám sát đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý

- Bộ phận QTRRTD tại đơn vị kinh doanh

i) Tham mưu, hỗ trợ Giám đốc khối/Giám đốc chi nhánh thực hiện QLRRTD tại đơn vị trên cơ sở tuân thủ các chính sách của NHCT.

ii) Nhận dạng, kiểm soát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu RRTD theo phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị

iii) Phối hợp với bộ phận QTRRTD toàn hàng và các bộ phận liên quan trong hoạt động QTRRTD đối với phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

iv) Thiết lập, phân bổ HMRR tín dụng trong khối; kiểm soát, giám sát, báo cáo việc thực hiện HMRR tín dụng cấp khối, HMRR tín dụng trong khối.

v) Giám sát chất lượng danh mục tín dụng ngoại lệ đối với các chương trình, sản phẩm tín dụng do đơn vị kinh doanh ban hành đối với phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

vi) Thực hiện các báo cáo QTRRTD theo quy định  Tuyến bảo vệ thứ hai (TBV2)

Tham mưu , giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QLRRTD toàn hệ thống, cụ thể như sau:

- Bộ phận QTRRTD

i) Xây dựng cơ chế, chính sách về tín dụng , đầu tư và QTRRTD:

+ Đầu mối xây dựng ban hành, sửa đổi bổ sung, thay thế các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng, đầu tư

+ Đầu mối xây dựng ban hành, sửa đổi bổ sung, thay thế quy định QTRRTD, chiến lược QTRRTD, chỉ tiêu RRTD trong KVRR, các HMKSRR, HMRR tín dụng, định hướng tín dụng, thẩm quyền tín dụng, quản lý DMTD, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng và các chính sách QTRRTD ở cấp độ toàn hàng, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động kinh doanh của NHCT, đạt được mục tiêu kinh doanh, an toàn trong hoạt động tín dụng.

ii) Quản lý, giám sát DMTD:

+ Đầu mối nghiên cứu, xây dựng, đề xuất và thực hiện quản lý giám sát các chỉ tiêu giám sát rủi ro HMKSRR, HMRRTD để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm HMKSRR, HMRR; đề xuất phân bổ HMKSRR, HMRR tín dụng ở cấp độ toàn hàng và cấp độ khối, phù hợp với KVRR của NHCT và thông lệ quốc tế về quản lý DMTD, đảm bảo giảm thiểu rủi ro tập trung và tối ưu hóa hiệu quả DMTD.

+ Chủ động giám sát, nhận diện RRTD, rủi ro tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng ở cấp độ toàn hàng, phối hợp với TBV1 thực hiện cảnh báo rủi ro/lưu ý đến các đơn vị liên quan.

iii) Xây dựng, triển khai các công cụ, hệ thống hỗ trợ QLRRTD: Xây dựng/kiến nghị/đề xuất điều chỉnh hoặc cải tiến công cụ, hệ thống nhằm hỗ trợ nhận

diện, đo lường, giám sát, báo cáo RRTD tại NHCT; hệ thống XHTDNB (bao gồm bộ chỉ tiêu, hệ thống CNTT hỗ trợ...).Trực tiếp triển khai, chịu trách nhiệm quản lý, hỗ trợ trong quá trình bạn hành hệ thống XHTDNB trong toàn hệ thống

iv) Xây dựng, triển khai các mô hình đo lường RRTD: Đầu mối xây dựng các mô hình đo lường RRTD, đề xuất ứng dụng kết quả XHTDNB, kết quả đo lường RRTD (PD/LGD/EAD)trong hoạt động kinh doanh và quản trị rui ro.

v) Quản lý, giám sát kết quả phân loại nợ, trích lập và phân bổ dự phòng RRTD: Tổ chức, quản lý, giám sát kết quả phân loại nợ và tính toán trích lập, phân bổ dự phòng rủi ro toàn hệ thống.

vi) Tham gia các nội dung liên quan đến RRTD trong quá trình đưa ra các quyết định có RRTD tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ NHCT.

vii) Đề xuất, tham mưu xử lý, khắc phục tồn tại, hạn chế về quản lý RRTD theo các yêu cầu, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.

viii) Giám sát chất lượng DMTD ngoại lệ đối với điều kiện tín dụng cần giám sát tại VBCS tín dụng trong từng thời kỳ.

ix) thực hiện các báo cáo QTRRTD theo quy định. - Bộ phận pháp chế, tuân thủ

i) Hỗ trợ pháp lý trong hoạt động kinh doanh, tham gia giải quyết các vụ việc mà NHCT tham gia tố tụng; Tư vấn cho các đơn vị về các vấn đề pháp phát sinh, hỗ trợ tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh; phân tích, đánh giá, chủ động kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, xử lý khi có các sự kiện rủi ro pháp lý xảy ra.

ii) Xây dựng, tổ chức triển khai VBCS. Hệ thống công cụ quản lý tuân thủ; tham mưu, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tuân thủ.

- Bộ phận quản lý, xử lý nợ có vấn đề

i) Xây dựng các quy trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, xử lý thu hồi các khoản NCVĐ

ii) Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch giao cho các đơn vị trong hệ thống về xử lý, thu hồi các khoản NCVĐ; theo dõi, giám sát tình hình diễn biến NCVĐ; phối hợp với các chi nhánh/cơ quan ngoại ngành để xử lý, thu hồi các khoản NCVĐ theo phân cấp thẩm quyền.

 Tuyến bảo vệ thứ 3 (TBV3)

- Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác QTRRTD tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác QLRRTD.

- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán các hoạt động QTRRTD bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHCT.

- Chủ động nhận dạng các RRTD trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp/ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa/giảm thiểu rủi ro trong công tác QLRRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 82 - 88)