Phương pháp điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 67)

2.1.4.1. Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát.

Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi khảo sát

Với mong muốn thu thập các ý kiến, nhận định của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng về sự đồng tình đối với các nguyên nhân dẫn đến RRTD cũng như các giải pháp để có thể khắc phục hạn chế RRTD nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long” nên tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát gửi tới 50 cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam của tác giả kiểm toán để ghi nhận các ý kiến.

Một số hạn chế khi thực hiện khảo sát

Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế với mong muốn ban đầu của tác giả là có thể sử dụng phần mềm nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến RRTD, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục, hạn chế RRTD một cách tốt hơn.Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi và với tình hình thực tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long, tác giả nhận thấy:

- Về trình độ chuyên môn, do yêu cầu xét tuyển khi vào làm việc ở bộ phận tín dụng nên tất cả 50 cán bộ hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng ( bao gồm 03 phòng nghiệp vụ: Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng hỗ trợ tín dụng, Phòng bán lẻ) đều có trình độ đại học với chuyên ngành Tài chính- tín dụng và Ngoại thương của các trường đại học hàng đầu của Việt Nam: Đại học kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính và Đại học Ngoại thương.

- Về nhân tố tuổi của cán bộ tín dụng: 80% số cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 22 tuổi đến 35 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 35 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý là:( trưởng phòng, phó phòng, kiểm soát các phòng nghiệp vụ và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng). Do phần lớn cán bộ tín dụng có độ tuổi không chênh lệch nhiều nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thông thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản( chính sách giáo dục đào tạo ngày một tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế), tuy nhiên các cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, đôi khi thiếu sự chín chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có các mối quan hệ rộng rãi.

- Về dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản và số thâm niên công tác: do ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không có chính sách quy định mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng phải chuyên quản mà thông

thường sẽ dựa vào số năm công tác, và năng lực của từng cán bộ để phân công quản lý một số đơn vị. Sau một thời gian sẽ có sự phân công luân chuyển các đơn vị giữa các cán bộ. Thêm vào đó, ngân hàng đang áp dụng theo quy trình tín dụng mới, có sự phân chia rõ ràng giữa ba bộ phận ( quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ). Chính vì những nguyên nhân trên nên việc xác định dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản rất khó thực hiện. Do tình hình thực tế như đã phân tích nên tác giả rất khó có thể tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến RRTD. Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế,các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến RRTD rất khó thống kê và xác định. Trên đây là những khó khăn, hạn chế của quá trình đề xuất, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý kết quả khảo sát điều tra, và cũng là một phần hạn chế của đề tài nghiên cứu.

2.1.4.2. Kết quả thực tế

Như đã phân tích về các khó khăn, hạn chế của quá trình điều tra khảo sát, nên kết quả của việc điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được đối với các nguyên nhân dẫn đến RRTD và các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục RRTD do tác giả đề ra. Số mẫu điều tra được phát ra là 50 mẫu và tất cả các mẫu đều hợp lệ do tác giả có điều kiện thuận lợi là đang trong quá trình kiểm toán tại Vietinbank- chi nhánh Thăng Long, có điều kiện để lấy ý kiến của các cán bộ tín dụng và được tác giả hướng dẫn cách thức cụ thể khi đánh giá.

Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Bảng khảo sát đưa ra 18 nguyên nhân dẫn đến RRTD.Trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 10 là rất phổ biến. Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến RRTD, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến ( thang điểm từ 1-4), nguyên nhân

phổ biến thang điểm từ ( 5-7), nguyên nhân rất phổ biến( thang điểm từ 8-10). Từ bảng kết quả, tác giả sẽ ghi nhận 10 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo nhận định của tác giả, 10 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của Vietinbank- Chi nhánh Thăng Long, tác giả cũng đồng tình với những nguyên nhân chủ yếu này

Tình hình tài chính của KH yếu kém, thiếu minh bạch

KH cố tình lừa đảo, không có thiện chí trả nợ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả

Cơ sở dữ liệu, thông tin tín dụng không đầy đủ Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức

Cán bộ vi phạm đạo đức kinh doanh Cán bộ yếu kém về trình độ quản lý RRTD Chưa có đội ngũ chuyên gia quản lý RRTD Chưa có hệ thống đo lường RRTD

Chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng

Biểu đồ 2.1: 10 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng

(Nguồn: Nguyễn Tất Lê Ngân, 2016. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại Ngân hàng Công thương Việt Nam)

Khảo sát giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng

Bảng khảo sát đưa ra 16 giải pháp giúp hạn chế RRTD.Trong đó, mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với giải pháp giúp hạn chế RRTD, tác giả phân chia làm ba tổ: giải pháp không quan

trọng( thang điểm từ 1-4), giải pháp quan trọng( thang điểm từ 5-7), giải pháp rất quan trọng( thang điểm từ 8-10)

Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục).

Từ bảng kết quả này, tác giả sẽ ghi nhận 10 giải pháp được đánh giá là rất quan trọng dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên . Theo nhận định của tác giả, 10 giải pháp được chọn tuơng đối phù hợp với tình hình thực tế của Vietinbank- Chi nhánh Thăng Long, tác giả cũng đồng tình với những giải pháp chủ yếu này.

Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế RRTD

Hoàn thiện điều kiện để vận hành mô hình đo lường RRTD

Đảm bảo sự phối hợp giữa quản lý RRTD và quản lý rủi ro tác nghiệp

Thiết lập mô hình đo lường RRTD

Tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục, ngành hàng

Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm

Sử dụng chuyên gia giỏi nghiên cứu về quản lý RRTD

Đào tạo cán bộ làm công tác Quản lý RRTD Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi RRTD

Hoàn thiện mô hình quản lý RRTD phù hợp với tiến trình phát triển

Biểu đồ 2.2: 10 giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng

(Nguồn: Nguyễn Tất Lê Ngân, 2016. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại Ngân hàng Công thương Việt Nam)

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngày 1/7/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động. Là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất trên cả nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietinbank (Vietnam Bank for Industry and Trade).

Sau hơn 30 năm qua Vietinbank đã tăng trưởng nhanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt hoạt động, góp phần không nhỏ trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. Đến với VietinBank, khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long (trước đây là chi nhánh Nguyễn Trãi) là chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT Tỉnh Hà Tây được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ PGD số 5- Chi nhánh NHCT Tỉnh Hà Tây vào tháng 12/1993. Từ 01/07/2006 chi nhánh NHCT Nguyễn Trãi được nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHCT Việt Nam có địa chỉ tại số 39 Trần Phú- Quận Hà Đông- TP Hà Nội. Trụ sở chi nhánh phải đi thuê, cơ sở vật chất cũ kỹ chật chội, nguồn nhân lực có hạn chỉ 28 người, tình hình kinh doanh khó khăn. Sau 2 năm từ khi nâng cấp thành chi nhánh cấp I, năm 2008 là giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng năng nề của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế

trong nước ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trong đó có chi nhánh Nguyễn Trãi; thị trường tài chính tiền tệ có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao ... Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, Nhà nước tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng.

Với những chính sách ưu đãi của Nhà nước, của Vietinbank, Chi nhánh đã nỗ lực góp sức cùng tỉnh nhà khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Quận.

Tháng 10/2010 Chi nhánh Nguyễn Trãi chuyển địa điểm từ 39 Trần Phú- Hà Đông ra tòa nhà Vinaconex 9 Phạm Hùng- Mễ Trì Hạ- Từ Liêm- Hà Nội. Nằm tọa trên diện tích 500m2 gồm 4 tầng với cơ sở vật chất khang trang, bề thế. Tháng 4/2012 đổi tên chi nhánh từ Nguyễn Trãi thành Thăng Long. Trụ sở của chi nhánh nằm tại trung tâm giữa các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông nơi có các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, điện, hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh tại các làng nghề thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Các phòng giao dịch của Chi nhánh đặt tại Khu vực Hà Đông, Cát Linh và Khu vực Cầu Giấy.

Đến 30/09/2019, Tổng số cán bộ tại chi nhánh lên đến 85 người. Trong đó, độ tuổi của cán bộ chi nhánh từ 25-40 tuổi chiếm hơn 60%.

Trong những năm qua, Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp kinh doanh linh hoạt, triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong đó có chính sách tiếp thị, khuyến mại và chăm sóc khách hàng, chú trọng việc quảng bá thương hiệu VietinBank nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tại địa phương.

Do hạn chế về mạng lưới nên Chi nhánh tập trung khai thác khách hàng chủ yếu tại thành phố. Cơ cấu khách hàng của chi nhánh hiện nay như sau: Số khách hàng ở địa bàn thành phố chiếm 90%/tổng số khách hàng đang có quan hệ giao dịch tại Chi nhánh, trong đó khách hàng cá nhân chiếm 75% và khách hàng tổ chức chiếm 25%.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long Nam - chi nhánh Thăng Long

Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Chi nhánh, Vietinbank Thăng Long gồm 06 Phòng/Tổ trực thuộc gồm Phòng kế toán, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Tổng hợp và 06 Phòng giao dịch trực thuộc quản lý.

Nguồn(Vietinbank –CN Thăng Long)

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thăng Long trong thời gian qua

Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế quan trọng, là thủ đô nước Việt Nam đồng thời cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ quan tổ chức kinh tế, trung tâm thương mại và mật độ dân cư đông đúc. Chính điều này đã tạo điều kiện để các TCTD mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn và sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt hơn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách... mà trong những năm qua chi nhánh đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau hơn 03 năm (từ 2016 - 2018), Vietinbank Thăng Long đã đạt được được một số thành quả nhất định, như sau:

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thăng Long luôn xác định huy động vốn là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thăng Long luôn quan tâm đến việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Thăng Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền tỷ đồng % Số tiền tỷ đồng % Số tiền tỷ đồng % Tổng nguồn vốn 3,790 100 3,984 100 4,620 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 67)