Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 112 - 113)

Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng vẫn là một chức năng rất cần thiết đối với Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long, trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng chịu tác động lẫn nhau một cách mạnh mẽ, cùng với kinh tế vĩ mô trong nước luôn biến động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước chưa được cải thiện thì Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long cần thay đổi nhận thức và thực hiện cấp bách các biện pháp sau:

- Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long cần nhanh chóng chuẩn bị các giải pháp có tính chiến lược bằng cách xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết những rủi ro đã xảy ra như thời gian vừa qua.

- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế luôn đòi hỏi Vietinbank phải đáp ứng các yêu cầu về quản trị nói chung và quản trị RRTD nói riêng theo chuẩn mực quốc tế nhằm mở ra các cơ hội để ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về quản trị trong kinh doanh ngân hàng. Thực tế hiện nay đã cho thấy, hiệp ước Basel là một thước đo chung để quản trị rủi ro mà Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long cần nghiêm túc nhận thức, xây dựng và thực hiện. Một ngân hàng tuân thủ hiệp ước Basel đồng nghĩa với việc có một bộ máy quản trị rủi ro tiên tiến, hiện đại, đảm bảo thực hiện chuẩn mực tối thiểu để đánh giá rủi ro ngân hàng phải đối mặt, đảm bảo đủ vốn, tăng hiệu quả hoạt động nói chung của ngân hàng. Để thực hiện được các mục tiêu ở trên Vietinbank cần hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. bộ máy quản trị rủi ro là một bộ máy biểu thị mối liên kết quan hệ điều hành, quản lý trực tiếp, phối hợp kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận, phòng ban của Ngân hàng. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong thực tế, bộ máy quản trị rủi ro tối

ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoàn thiện này phải được thực hiện theo một lộ trình.

Trong thời gian qua, NHCT bước đầu đã hình thành cho mình một cơ cấu, bộ máy quản trị rủi ro được tổ chức tương đối chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý. Với cơ cấu chủ yếu gồm: Ban kiểm soát; Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng; Hội đồng ALCO; Hệ thống kiểm toán nội bộ.

Mô hình nên được xây dựng dựa theo những nguyên tắc sau:

 Đơn vị/bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro.  QLRR phải bao quát được tất cả các loại rủi ro của các lĩnh vực hoạt động.  QLRR phải gắn với trách nhiệm của cơ cấu các Hội đồng QLRR được Ban điều

hành ủy quyền quản lý và kiểm soát chung các loại rủi ro.  Điều kiện cần thiết để xây dựng được mô hình tối ưu:

 Có sự phân chia rõ ràng về vai trò trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

 Có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc.

 Có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 112 - 113)