Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 97 - 104)

nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

3.3.1 Kết quả đạt được

a. Kết quả hoạt động tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời gian

Bảng 3.7. Tỷ trọng dƣ nợ DNVVN của Vietinbank Thăng Long theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-

Dƣ nợ ngắn hạn toàn CN 1,904 2,164 2,363

Trong đó: Dư nợ DNVVN 214 556 160% 723 30%

- Tỷ trọng 11.2% 25.7% 30.6%

Dƣ nợ trung dài hạn toàn CN 706 923 827

Trong đó: Dư nợ DNVVN 42 151 259% 208 38%

- Tỷ trọng 5.94% 16% 25%

Tổng dƣ nợ toàn CN 2,610 3,087 3,190

Trong đó: Dư nợ DNVVN 256 707 176% 931 32%

- Tỷ trọng 9.8% 22.9% 29.2%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Biểu đồ 3.7. Cơ cấu dƣ nợ của DNVVN theo thời gian tại Vietinbank Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

214 556 723 42 151 208 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2016 2017 2018 Dƣ nợ ngắn hạn Dƣ nợ TDH

Bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy dư nợ của DNVVN liên tục tăng qua các năm: Tốc độ tăng trưởng năm 2018/2017 là 30% và tốc độ tăng trưởng năm 2017/2016 là 160%, đây là năm tăng trưởng mạnh về DNVVN của Chi nhánh. Do đó tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ khá ổn định trong năm 2017 và 2018 (~26%). Điều này cho thấy DNVVN luôn là đối tượng rất cần được quan tâm phát triển của Vietinbank Thăng Long, vì vậy Chi nhánh luôn ưu tiên phát triển các chính sách tín dụng để hỗ trợ các DNVVN. Xét theo cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời gian có thể thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chưa cao trong Chi nhánh, mới chỉ ở mức 9.8% năm 2016; 22.9% năm 2017 và cao nhất là 29% năm 2018.

Xét riêng từng loại dư nợ theo cơ cấu thời gian của DNVVN cho thấy dư nợ ngắn hạn và TDH đều tăng trưởng tốt. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của DNVVN chiếm trung bình 22% tổng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh, trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của DNVVN cũng chiếm trung bình 15.6% tổng dư nợ TDH của Chi nhánh. Tuy nhiên riêng năm 2017 tốc độ tăng trưởng của DNVVN của cả ngắn hạn và trung hạn đều rất mạnh mẽ lần lượt là 160% và 259%. Điều này cho thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc hỗ trợ các DNVVN phát triển tốt, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của DNVVN trong nền kinh tế.

 Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo loại hình doanh nghiệp tại Vietinbank Thăng Long

Bảng 3.8. Cơ cấu dƣ nợ DNVVN theo loại hình DN tại Vietinbank Thăng Long

Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-

Doanh nghiệp nhà nước 57 172 201% 244 42%

Công ty cổ phần 112 353 215% 459 30%

Công ty TNHH 86 180 109% 225 25%

Doanh nghiệp tư nhân 1 2 100% 3 50%

Tổng dƣ nợ DNVVN 256 707 176% 931 31%

(Nguồn Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

Biểu đồ 3.8. Cơ cấu dƣ nợ của DNVVN theo loại hình doanh nghiệp tạiViet- inbank Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Số liệu trong bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho thấy 4 loại hình doanh nghiệp thuộc nhóm DNVVN vay vốn tại Vietinbank Thăng Long bao gồm: DNNN, Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Qua bảng 3.8 có thể thấy dư nợ của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhóm DNVVN tăng trưởng đều và liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của năm 2017 đạt mức cao hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2018, đặc biệt là công ty cổ phần.

Ở biểu 3.8 cho thấy tỷ trọng dư nợ của các loại hình doanh nghiệp trong tổng dư nợ của DNVVN. Dư nợ của đối tượng Công ty cổ phần luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân năm 2016 đến 2018 đạt 48.3% tổng dư nợ DNVVN và có xu hướng tăng lên. Còn lại là các đối tượng DNNN và công ty TNHH chiếm tỷ trọng khá lớn lần lượt là 24% và 27%. Việc tăng dần tỷ trọng vào công ty cổ phần và công ty TNHH là phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay, do các công ty cổ phần và công ty TNHH

22% 44% 34% 0% 24% 50% 26% 0% 26% 49% 24% 1% DNNN Công ty CP

giữ vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, là những nhà thầu phụ, nhà cung cấp cho các quá trình sản xuất kinh doanh của những tổ chức kinh tế lớn, giúp sự lưu thông trong nền kinh tế được đẩy mạnh. Đồng thời, cơ cấu cho vay đa dạng, có tính ổn định cao giúp ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay DNVVN.

 Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế

Bảng 3.9. Cơ cấu DNVVN theo ngành kinh tế tại Vietinbank Thăng Long

Đơn vị: Tỷ đồng

Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Số tiền +/- Số tiền +/-

Nông lâm ngư nghiệp 5 2% 19 3% 27 3%

Công nghiệp chế biến 30 12% 53 7.5% 85 9%

Xây dựng 70 27% 186 26% 264 28%

Thương mại 132 52% 395 56% 492 53%

Dịch vụ 15 6% 46 6.5% 51 6%

khác 4 1% 8 1% 12 1%

Tổng dƣ nợ DNVVN 256 100% 707 100% 931 100%

(Nguồn Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Có thể xét thấy về tổng thể, dư nợ của DNVVN theo các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng đều qua các năm. Theo đó, ngành thương mại và xây dựng là hai ngành tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của DNVVN tại Vietinbank Thăng Long. Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong ngành thương mại trung bình trong 3 năm chiếm ~ 53% tổng dư nợ DNVVN và xây dựng là ~ 27%. Còn các ngành khác thì có xu hướng tăng nhẹ. Cơ cấu DNVVN tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại, xây dựng, công nghiệp chế biến là được đánh giá phù hợp với đặc điểm của đối tượng khách hàng nà và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay.

 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Bảng 3.10. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Thăng Long.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 56.2 55.8 60.7

2. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNVVN 16.9 20.9 27.5

3. Dư nợ bình quân DNVVN 233 685 913

(2)/(1) 30% 37.4% 45%

(2)/(3) 7.25% 3.05% 3.01%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.9. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNVVN tại Vietinbank Thăng Long

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long

Thông số ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.9 cho thấy lợi nhuận đóng góp từ hoạt động tín dụng của DNVVN vào lợi nhuận chung của Chi nhánh luôn tăng qua các năm từ 2016 đến 2018. Phần đóng góp trung bình trong 3 năm khoảng 37% vào tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận/dư nợ bình quân DNVVN năm 2017 (3.05%) và 2018 (3.01%) giảm đáng kể so với năm 2016 (7.25%) do ảnh hưởng của cơ chế chính sách của nền kinh tế. Kết quả là

61.7 67.1 53.5 16.9 20.9 27.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2016 2017 2018 DNVV N

trung bình 3 năm 2016, 2017, 2018, 1 đồng dư nợ DNVVN đem lại cho Chi nhánh 4.4% lợi nhuận.

 Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN:

Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) của DNVVN tại Vietinbank Thăng Long 3 năm vừa qua luôn duy trì ở mức 2%. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh luôn chú trọng đúng mức đến các chính sách tín dụng, các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu. Với chủ trương như vậy, tình hình nợ xấu của các DNVVN tại Chi nhánh luôn ở mức có thể chấp nhận được.

Bảng 3.11. Tình hình nợ xấu của DNVVN tại Vietinbank Thăng Long

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Tổng dư nợ tại CN 2,610 3,087 3,190

Trong đó: - Dư nợ DNVVN 256 707 931

- Tỷ trọng 9.8% 22.9% 29.2%

2. Dư nợ xấu tại CN 11 482 466 Trong đó: - Dư nợ xấu DNVVN 11 10 9

- Trỷ trọng 100% 2% 2%

3. Tỷ lệ nợ xấu toàn CN 0.42% 15% 14.6%

4. Tỷ lệ nợ xấu DNVVN 4.29% 1.41% 1.02%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Vietinbank Thăng Long)

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của DNVVN có sự cải thiện khá rõ rệt trong năm 2017 và 2018 với tỷ lệ trung bình là 1.2%. Dư nợ của DNVVN chỉ chiếm trung bình 20.6% tổng dư nợ toàn ngân hàng và tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng này của năm 2016 là 100% so với nợ xấu toàn chi nhánh. Tuy nhiên đến năm 2017,2018 nợ xấu của nhóm ngành này đã không còn phát sinh thêm nữa. Chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ xấu của nhóm ngành này, đến năm 2017 và năm 2018 tỷ trọng nợ xấu của nhóm ngành này so với nợ xấu toàn Chi nhánh đã giảm đáng kể còn khoảng 2%. Chi nhánh hoạt động cho vay DNVVN vẫn chứa đựng rủi ro khá cao, do đó Chi nhánh cần tiếp tục đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro để đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b. Đánh giá chung về kết quả đạt được của hoạt động tín dụng DNVVN tại Vietinbank Thăng Long trong 3 năm 2016 – 2018:

Vietinbank Thăng Long luôn xác định DNVVN là đối tượng khách hàng chính. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển của Chi nhánh qua nhiều năm luôn đưa ra những chính sách ưu đãi để góp phần hỗ trợ cho hoạt động của DNVVN. Tương tự các DNVVN khi tiếp cận nguồn vốn cũng giúp Chi nhánh phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm, đem lại nhiều nguồn thu hơn cho Chi nhánh. Cùng với sự hợp tác “đôi bên cùng có lợi” đó, Chi nhánh Thăng Long đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng thể hiện qua những mặt chủ yếu sau:

Về dư nợ tín dụng:

Năm 2018 là một năm khá khó khăn đối với các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Do sự thay đổi cơ chế chính sách của nền kinh tế và các yếu tố tác động khác, các NHTM cạnh tranh rất gay gắt để thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Mặc dù lãi suất huy động gia tăng không ngừng, nhưng các NHTM vẫn trong tình trạng “khát vốn” để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong tình hình căng thẳng như vậy, dưới sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam Chi nhánh đã vượt qua kho khăn bằng việc đưa ra các chính sách lãi suất linh hoạt và kết quả là đạt mức tăng trưởng nguồn vốn huy động rất khả quan trong năm 2018. Với nguồn vốn huy động tốt, Chi nhánh đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công các công trình, đầu tư máy móc thiết bị, kho tàng nhà xưởng nhằm tăng năng lực sản xuất hoặc thi công của các doanh nghiệp. Từ chỗ tập trung cho vay với một số ngành trọng yếu về thương mại và dịch vụ, Chi nhánh đã hướng nguồn vốn huy động ngày càng nhiều vào đối tượng DNVVN theo chính sách khách hàng được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của thị trường. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét ở mức tăng trưởng dư nợ của DNVVN trong những năm qua.

 Về nợ xấu:

Với đặc điểm của DNVVN là hạn chế về nguồn tài chính, số lượng phát sinh các khoản vay phát sinh của DNVVN tại Vietinbank Thăng Long là khá lớn. Tuy nhiên, hệ thống kế toán của các DNVVN còn nhiều bất cập, số liệu không đầy đủ và chính xác. Đồng thời lại hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau dẫn đến không dự đoán đúng thời gian nguồn tiền về để trả nợ Chi nhánh. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập và xử

lý thông tin cũng như ra quyết định cho vay. Vì vậy, Vietinbank Thăng Long luôn chủ trương đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ và tích cực thu hồi các khoản nợ xấu của đối tượng này. Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN này được duy trì ở mức tương đối thấp (Trung bình 3 năm 2016 – 2018 ~ 1.2%) cho thấy nỗ lực của Chi nhánh trong việc nâng cao và kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả của công tác QTRR tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thăng long​ (Trang 97 - 104)