Để đánh giá quản trị RRTD, có rất nhiều các chỉ tiêu, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ có thể đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như sau:
Thứ nhất: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ
Công thức: Tốc độ tăng trưởng dư nợ =
Dư nợ năm t- Dư nợ năm (t-1)
x 100% Dư nợ năm (t-1)
Thông thường cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế cho thấy quản trị RRTD của NHTM đạt hiệu quả. Tuy nhiên khi tăng trưởng tín dụng tăng lên, các ngân hàng có xu hướng mở rộng hạn mức tín dụng vì khi đó việc định giá giá trị tài sản thế chấp có thể tăng lên trong chu kỳ tăng giá tài sản, và thường thì chu kỳ giá tài sản có xu hướng đi cùng chu kỳ tín dụng. Khi tín dụng được mở rộng, điều này đặt ra cơ chế phản hồi làm tiếp tục tăng giá
trị tài sản thế chấp và khuếch đại chu kỳ giá tài sản (Kiyotaki và Moore, 1997). Kết quả là, các ngân hàng sau cùng đã tài trợ cho khách hàng vay mà lẽ ra không thể tài trợ trước đó, nhưng sự gia tăng trong việc định giá tài sản thế chấp cho phép NH làm như vậy. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có sự suy giảm về giá trị tài sản, các ngân hàng lập tức bị gánh nặng với các khoản nợ xấu.
Thứ hai : chỉ tiêu cơ cấu dư nợ
Một NHTM có quản trị RRTD hiệu quả sẽ có cơ cấu dư nợ tín dụng hợp lý, giảm thiểu được các loại rủi ro trong ngân hàng đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cơ cấu dư nợ tín dụng có nhiều cách tính, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn đề cập đến cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng và cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của khoản vay.
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn) hoặc phân theo các đối tượng khách hàng (Thể nhân, các tổ chức kinh tế). Chỉ tiêu này còn cho thấy mức độ biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.
Thư ba: Chỉ tiêu nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NH. Nếu tỷ lệ nợ xấu qua các năm có xu hướng giảm dần điều này cho thấy hoạt động quản trị RRTD của NHTM có chiều hướng tốt lên, còn nếu tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh qua các năm điều đó cho thấy hoạt động quản trị RRTD của NH cần được xem xét lại. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu qua các năm thì việc đánh giá hoạt động quản trị RRTD không chính xác vì một hoạt động quản trị RRTD của NH tốt nhưng có nhiều yếu tố khách quan như sự suy giảm mạnh của nền kinh tế làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu để đánh giá chứ không sử dụng một chỉ tiêu đơn lẻ nào.
Trong quá trình đánh giá tỷ lệ nợ xấu của NHTM cần phải so với các chi nhánh NHTM trong cùng hệ thống NH. Đây là chỉ tiêu đánh giá quản trị RRTD của chi nhánh này so với chi nhánh khác trong cùng một hệ thống NH. Để từ đó có những đánh giá chính xác về hoạt động quản trị RRTD của NH. Nếu tỷ lệ nợ xấu của NHTM so với chi nhánh NHTM khác thấp hơn điều đó cho thấy quản trị RRTD của NHTM tốt hơn và ngược lại. Ngoài ra, cần phải so sánh tỷ lệ nợ xấu của NHTM so với toàn hệ thống NH. Có thể tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NH tăng lên là do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Do vậy, để đánh giá tốt hơn quản trị RRTD của NHTM cần so sánh với hệ thống NHTM. Nếu tỷ lệ nợ xấu của NHTM thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống NH, điều đó cho thấy quản trị RRTD của NHTM hiệu quả hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành. Còn nếu tỷ lệ nợ xấu của NHTM cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống thì NHTM nên xem xét và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn trong quản trị RRTD của mình.
Thứ tư : Chỉ tiêu doanh số thu nợ sau khi đã xử lý rủi ro
Khi xảy ra RRTD, NHTM sẽ xử lý thông qua hai hình thức: Xử lý trực tiếp bằng cách dùng dự phòng RRTD đã trích lập và xử lý thông qua thị trường bằng việc phát mại TSBĐ, bán nợ, khởi kiện, xóa nợ.
Doanh số thu nợ sau khi xử lý rủi ro là một chỉ tiêu định lượng xác định dựa trên tổng các khoản nợ xử lý thông qua phát mại TSBĐ, bù đắp bằng dự phòng RRTD đã trích lập, được đưa ra ngoại bảng để theo dõi nhưng sau đó ngân hàng thu hồi lại được. Doanh số thu nợ sau khi đã xử lý rủi ro cho biết khả năng kiểm soát các khoản vay sau khi đã xử lý. Doanh số thu nợ đối với khoản cho vay này càng cao cho thấy công tác kiểm soát các khoản vay của NHTM càng tốt.
Thứ năm, chỉ tiêu nợ xấu có khả năng mất vốn
Nợ có khả năng mất vốn theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN là nợ nhóm 5 bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn ;… Tỷ lệ nợ xấu có khả năng mất vốn = Dư nợ nhóm 5 x 100% Tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5
Khi khoản nợ xấu có khả năng mất vốn càng cao (hay tỷ lệ nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ càng cao) cho thấy công tác quản trị RRTD vẫn còn nhiều bất cập
Thứ sáu, chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đựơc hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xẩy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết. Việc trích lập dự phòng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 5: 100%
Theo đó, tỷ lệ trích lập càng cao tại mỗi nhóm cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng tăng đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro tín dụng đối tại Ngân hàng đang chưa tốt, và ngược lại, tỷ lệ trích lập thấp đối với mỗi nhóm cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đang tốt.
Thứ bảy, chỉ tiêu xóa nợ:
Xóa nợ là những khoản cho vay không còn nguồn để thu hồi nợ, sau một thời gian khi khoản vay đã được xử lý rủi ro mà ngân hàng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp khác nhau nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì được phép xóa nợ. các khoản nợ này là nợ khoanh và thường là các khoản cho vay chính sách và được nhà nước cho phép xóa nợ.
Tỷ lệ xóa nợ = Tổng số nợ được xóa x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn. Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro của toàn bộ những khoản nợ khoanh, nợ xấu và hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút. Trong trường hợp tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ càng lớn thì ngân hàng có thể bị thua lỗ và dẫn đến phá sản.
1.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của NH. Để bảo đảm và nâng cao chất lượng tín dụng, NH cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của NH và người vay tiền.
1.4.1.2. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là quy trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
1.4.1.3. Nội dung quản trị RRTD
Nội dung quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro, các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
1.4.1.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ cần phải được xem như hệ thống „Đề kháng của cơ thể‟. Cơ thể càng to lớn thì hệ thống này càng phải hiệu quả thì mới bảo vệ được cơ thể trước những rủi ro bệnh tật luôn luôn tồn tại thường trực. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt với đội ngũ kiểm tra viên nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp sẽ phát hiện nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề giúp hạn chế RRTD của ngân hàng.
1.4.1.5. Trình độ cán bộ tín dụng
Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một Ngân hàng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng nói chung, NH cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt là trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan.
1.4.1.6. Công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng
Công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản lý, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng
được nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.
1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
1.4.2.1. Nhân tố khách hàng
Việc sử dụng vốn của khách hàng, ý thức trả nợ của khách hàng: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh, phương án tiêu dùng cụ thể, khả thi. Song thực tế, do số lượng sản phẩm phục vụ đời sống cá nhân và hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp còn bị giới hạn so với nhu cầu thực tế, hoặc đang trong giai đoạn bị hạn chế, siết chặt hoặc cố ý lừ đảo, hoặc bắt buộc phải sử dụng vốn sai mục đích để đáp ứng nhu cầu mà các chủ thể đi vay sử dụng vốn không đúng mục đích ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Năng lực kinh doanh, tạo nguồn thu nhập, giá trị tài sản bảo đảm : Khách hàng vay vốn có năng lực tài chính mạnh, dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả thì khả năng xảy ra rủi ro thấp, khi xảy ra rủi ro, tổn thất đối với ngân hàng được giảm thiểu. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, song năng lực trả nợ không được thẩm định kỹ càng, hoặc các biến cố khác làm cho năng lực trả nợ bị suy giảm, khi đó khách hàng không thể đảm bảo tiến độ trả nợ, cho vay phát sinh.
1.4.2.2. Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng * Môi trường kinh tế
Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của NH và ngược lại.
* Môi trường chính trị
Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh NH. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như : chiến tranh, bạo động , biểu tình, bãi công,… có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hóa đình trệ,…) Và như vậy, những món tiền DN vay NH sẽ khó hoàn trả được đầy đủ và đúng hạn
* Môi trường pháp lý
Một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sách nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý mạnh mẽ sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh do- anh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.
* Môi trường tự nhiên
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và