Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

1.1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các cấp, ngành, địa phương chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc. Điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, giám sát, kiểm

tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh đến chất lượng quản lý công tác chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh.

Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở mà trước hết là quy chế công khai tài chính nên chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế này trong công tác quản lý tài chính cấp tỉnh.

1.1.5.2. Các yếu tố khách quan

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

Về kinh tế: Như ta đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bố nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.

Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động

tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế những năm 2008 - 2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

+ Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

+ Cơ chế quản lý NSNN

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý NS, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong những năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả quan trọng trong quản lý hệ thống NS Quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS không ngừng tăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)