Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN của một số địa phương

1.2.1.1. Thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ

Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Phú Thọ trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Hệ thống chính sách chế độ của nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán, cơ chế xin - cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc giao dự toán ngân sách, về cơ bản đã phân bổ và giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán ngân sách tỉnh ngay từ đầu năm. Các đơn vị được chủ động rút kinh phí tại Kho bạc Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tư quyết định mua sắm, phê duyệt dự toán và tổ chức mua sắm theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo phân cấp tại Quyết định số 2429/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc quy định về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ.

- Thực hiện tốt việc giao dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, phát triển sự nghiệp y tế theo nghị quyết của Đảng. Tỉnh Phú Thọ cũng đã quản lý tốt dự phòng ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Trường hợp thật đặc biệt, tỉnh cho phép điều chỉnh dự toán chi, trong quá trình thực hiện dự toán khi có nhu cầu phát sinh, cho phép bổ xung dự toán. Cách làm này đã giúp giải quyết tốt công việc phát sinh đột xuất chưa được giao trong dự toán đầu năm.

giảm chi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng, xử lý và truy thu cho ngân sách hàng tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nước được thực hiện đúng chính sách chế độ. Tỉnh đã xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.

- Tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN theo đúng các quy định của pháp luật.

- Ngoài ra tỉnh còn triển khai sâu rộng, xây dựng thành chương trình hành động về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên NSNN ở tỉnh Phú Thọ cũng tồn tại một số yếu kém:

- Việc lập dự toán chi ở một số ngành và địa phương trong tỉnh chưa kịp thời, có đơn vị cuối quý I, đầu quý II mới được giao dự toán. Vẫn còn đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm. Tình trạng thất thoát ngân sách nhất là trong lĩnh vực mua sắm trang bị tài sản đắt tiền vẫn đang là vấn đề bức xúc của địa phương.

- Việc quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản theo Quyết định số 2429/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định thẩm quyền cho thủ trưởng các đơn vị quyết định mua sắm, sửa chữa tài sản theo giá trị/một đơn vị tài sản mà không khống chế giá trị cho một gói mua sắm, sửa chữa (ví dụ quy định: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản nhà nước

gồm: Máy móc, đồ dùng, thiết bị làm việc và các tài sản khác có giá trị ban đầu dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý theo định mức, tiêu chuẩn quy định và được quyết định cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng có dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo dưới 500 triệu đồng trong phạm vi dự toán được giao). Do vậy thủ trưởng các đơn vị có thể quyết định thực hiện mua sắm nhiều tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 tài sản theo phân cấp, dẫn tới những gói thầu có giá trị rất lớn vượt quá khả năng tổ chức mua sắm của đơn vị dễ dẫn đến việc lãng phí, thất thoát kinh phí NSNN.

- Việc sử dụng ngân sách có lúc, có nơi chưa đúng quy định của pháp luật như cấp hỗ trợ kinh phí cho một số đơn vị trung ương không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN.

- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.

1.2.1.2. Thực tiễn tại tỉnh Bắc Ninh Những thành tựu đạt được:

Trong quản lý chi thường xuyên NSNN, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách theo từng tiêu chí, cụ thể như định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo số học sinh; định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo tính theo số chỉ tiêu đào tạo được giao; định mức phân bổ sự nghiệp y tế tính theo giường bệnh; chi quản lý hành chính tính theo biên chế… Riêng sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ, tài nguyên môi trường phân bổ trên cơ sở tổng mức chi do Trung ương giao và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Tỉnh Bắc Ninh cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính cho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các

đơn vị được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được ngân sách cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại. Tỉnh đã chủ động sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội). UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các sở, ban ngành quản lý nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao. Tiếp tục thực hiện phân cấp ngân sách xuống các đơn vị trường học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng ngân sách.

Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

Hạn chế tồn tại:

Tuy nhiên công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Bắc Ninh cũng vấp phải những khó khăn, hạn chế đó là trình độ quản lý tài chính của cán bô ̣ quản lý ngân sách đặc biệt là ở các đơn vị dự toán cấp II còn hạn chế. Định mức chi thường xuyên NSNN chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung dự toán vẫn còn xảy ra thường xuyên. Không phân bổ và giao hết dự toán cho các

đơn vị sự nghiệp từ đầu năm để các đơn vị chủ động thực hiện, dẫn đến hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung dự toán nhưng cuối năm vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)