Kiến nghị với UBND tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh

- UBND tỉnh cần nghiên cứu điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi thường xuyên cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế và kinh tế. Trong phân bổ và giao dự toán cần khắc phục tình trạng giữ lại dự toán, không phân bổ hết với các nhiệm vụ chi đã xác định được đơn vị thực hiện tránh tình trạng, dự toán phải bổ sung nhiều lần trong năm và đơn vị sử dụng ngân sách không được chủ động về nguồn kinh phí.

- Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách tỉnh thường giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Do vậy, UBND tỉnh nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại Thái Nguyên là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức chú trọng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Làm tốt công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu cụ thể của Đại hội đảng bộ của tỉnh Thái Nguyên đã đề ra.

Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi ngân sách cấp tỉnh và công tác quản lý chi ngân sách cấp tỉnh. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách cấp tỉnh ở tỉnh Thái Nguyên trên các nội dung của quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh đã được phân tích ở phần lý luận.

Về đánh giá chung thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên, luận văn đã khái quát bốn thành công cơ bản và bốn hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên.

Để khắc phục những hạn chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh ngày càng tăng, cũng như để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, luận văn đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện quản lý lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Đây là giải pháp giúp cho ngân sách cấp tỉnh được quản lý, kế hoạch hóa ngay từ khâu đầu tiên đến khâu chấp hành dự toán, qua đó ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh lãng phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Lan Anh (2005), Giá o trình Lý thuyết tài chính, Nxb Hà Nô ̣i. 2. Vũ Tuấn Anh (2011), Vai trò của ngân sách trong phát triển kinh tế,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, quyển 1, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế

độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/6/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

9. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.

10. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng thi hành Luật ngân sách.

13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

14. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Đại học Ngân hành Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Nghị quyết số 12/2010/NQ- HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2010 về đi ̣nh mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015.

17. Ngô Phùng Hưng (2011), Tăng cường kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc Từ Liêm, Đề tài tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao cấp Lý luận Chính trị.

18. Kho bạc nhà nước (2008), Chiến lược phát triển kho bạc nhà nước đến năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Kho bạc nhà Nước Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát chi NSNN từ 2014 đến 2016, Thái Nguyên.

20. Kho bạc nhà Nước Thái Nguyên, Báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên từ 2014 đến 2016, Thái Nguyên.

21. Thân Tùng Lâm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Đại học Đà Nẵng.

22. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ,

23. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 về viê ̣c phê duyê ̣t quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

24. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2015), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khoá XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020, Thái Nguyên.

25. Đỗ Thị Thu Trang (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học Đà Nẵng.

26. Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016, Thái Nguyên.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Quyết định công khai quyết toán Ngân sách nhà nước từ năm 2014 đến 2016, Thái Nguyên.

29. Trần Quốc Vinh (2009), Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)