5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và
thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội và các quyết định của UBND tỉnh về chi tiêu hành chính, tạo môi trường chi tiêu NS lành mạnh có hiệu quả. Người nào ra quyết định chi sai, lãng phí thì người đó phải chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý và cấp trên.
Tiết kiệm hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc quản lý chi thường xuyên NS. Vì chi thường xuyên NS có quy mô rộng phức tạp, lợi ích của khoản chi này mang lại thường gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, nên sử dụng nguồn lực NS phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí.
Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi thường xuyên NS và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi NS đó.
UBND tỉnh chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai tài chính.