Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh và phương án phân bổ ngân sách cả năm đã được HĐND tỉnh quyết định, UBND tỉnh phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên nơi thực hiện giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

Sở Tài chính tỉnh thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ chức, đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm, dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; được người có thẩm quyền quyết định chi. Tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN, cũng đồng thời là tình hình chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Thái Nguyên từ năm 2014 - 2016.

Bảng 3.4: Tổng hợp chấp hành chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

So sá nh (%) 15/14 16/15 BQ

DT TH TH/DT DT TH TH/DT DT TH TH/DT

1 TỔNG CHI 5.129.128 5.881.663 114.7 5.660.125 6.315.330 111.6 6.082.357 6.809.504 112.0 107.4 107.8 107.6

2 Chi trợ giá chính sách 29.550 43.562 147.4 39.550 44.431 112.3 49.550 51.106 103.1 102.0 115.0 108.5 3 Chi sự nghiệp 3.666.943 4.157.838 113.4 4.012.583 4.363.615 108.7 4.270.720 4.570.720 107.0 104.9 104.7 104.8

4 SN kinh tế 538.733 677.188 125.7 640.840 751.952 117.3 770.397 785.834 102.0 111.0 104.5 107.8

5 SN Giá o dục - đào tạo 2.262.289 2.303.423 101.8 2.377.650 2.387.082 100.4 2.448.566 2.490.547 101.7 103.6 104.3 104.0

6 SN Y tế 594.374 809.450 136.2 656.580 789.523 120.2 726.967 791.647 108.9 97.5 100.3 98.9

7 SN Khoa học công nghệ 22.850 22.107 96.7 23.000 23.755 103.3 26.130 25.179 96.4 107.5 106.0 106.7

8 SN Văn hóa thể thao & Du li ̣ch 74.252 111.287 149.9 130.599 151.656 116.1 105.689 189.926 179.7 136.3 125.2 130.8

9 SN Phát Thanh truyền hình 48.099 52.745 109.7 49.262 56.485 114.7 55.651 62.419 112.2 107.1 110.5 108.8

10 SN Môi trường 126.346 181.638 143.8 134.652 203.162 150.9 137.320 225.168 164.0 111.8 110.8 111.3

11 Chi đảm bảo xã hô ̣i 157.603 207.068 131.4 164.419 208.959 127.1 202.885 210.527 103.8 100.9 100.8 100.8 12 Chi Quản lý hành chính 1.027.954 1.212.575 118.0 1.174.665 1.404.945 119.6 1.278.459 1.639.562 128.2 115.9 116.7 116.3 13 Chi Quốc phòng & An ninh 190.978 193.980 101.6 201.808 202.243 100.2 210.673 221.448 105.1 104.3 109.5 106.9 14 Chi khá c 56.100 66.640 118.8 67.100 91.137 135.8 70.070 116.141 165.7 136.8 127.4 132.1

So sánh số liệu giữa dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 (bảng 3.4), có thể thấy rằng, các đơn vị đã thực hiện khá tốt việc quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách tỉnh hàng năm. Về cơ bản, các nhiệm vụ chi được UBND tỉnh giao từ đầu năm, các đơn vị dự toán đều tổ chức thực hiện đạt và vượt kế hoạch.

Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, UBND tỉnh quyết định giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán cấp I do tỉnh quản lý và các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các văn bản về điều hành ngân sách hàng năm. Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh về cơ bản tuân thủ tốt các quy định của Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có một số tồn tại trong quá trình quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên của Ngân sách tỉnh Thái Nguyên.

Một là, dự toán chi sự nghiệp không được phân bổ và giao hết đến các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm nên đơn vị không được chủ động về kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ chi.

Hai là, việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần. Việc UBND tỉnh hay đơn vị dự toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã được HĐND, UBND tỉnh phê chuẩn từ đầu năm chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)