5. Bố cục của luận văn
3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên ngân
sách cấp tỉnh
3.2.5.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý chi thường xuyên ngân sách đã được UBND tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chú trọng. Hàng năm, trong Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh đều có nội dung thanh tra lĩnh vực quản lý chi ngân sách, qua đó phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, những vi phạm trong việc sử dụng ngân sách, hạn chế tiêu cực và thất thoát, lãng phí trong sử dụng ngân sách.
Về chế độ kiểm tra của cơ quan nhà nước như Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước đối với quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh cũng được tăng cường thông qua việc thẩm tra, thẩm định phương án phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán hàng năm; thông qua việc chấp hành dự toán và chấp hành chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN; thông qua thẩm định và phê duyệt quyết toán hàng năm.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, khi Sở Tài chính phát hiện việc lập dự toán, phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán của các đơn vị lập dự toán chưa chính xác, đầy đủ hoặc KBNN trong quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN, kiểm tra phát hiện các đơn vị chi tiêu chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu hồ sơ kiểm soát chi... thì chỉ được quyền ra thông báo số kiểm tra hoặc thông báo từ chối thanh toán và trả lại cho đơn vị để bổ sung, điều chỉnh. Những vi phạm này chưa có chế tài xử phạt, do vậy, chưa tạo nên áp lực buộc thủ trưởng, kế toán trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, hạn chế tối đa vi phạm trong quản
Việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN được áp dụng riêng cho từng loại hình đơn vị dự toán. Hiện nay, KBNN Thái Nguyên thực hiện quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên theo thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước (thay thế Thông tư số 79/2003/TT-BTC, ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN). Đây được xem là văn bản gốc để thực hiện việc kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN. Khi thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ- CP, ngày 17/10/2005 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế đối với các cơ quan nhà nước và đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính ban hành thêm 2 thông tư hướng dẫn kiểm soát chi đối với 2 loại hình đơn vị dự toán trên. Đó là Thông tư số 18/2006/TT-BTC, ngày 13/3/2006 (sau này có bổ sung, sửa đổi thêm tại Thông tư 84/2007/TT-BTC ngày 17/7/2007) và Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 09/6/2006 (sau này bổ sung, sửa đổi thêm tại thông tư 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007).
Nhìn chung, trong thời gian qua, KBNN Thái Nguyên đã chấp hành tốt các quy định về quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên. Chấp hành đúng quy trình thanh toán, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ chi của các đơn vị. KBNN Thái Nguyên đã kiên quyết từ chối các khoản chi sai mục đích, sai chế độ, vượt định mức, tiêu chuẩn Nhà nước quy định hoặc không có trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Việc kiểm soát chi thường xuyên trong thời gian qua cho thấy, về cơ bản các đơn vị dự toán sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ hóa đơn, chứng từ; chấp hành định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt, từ khi thực hiện Thông tư số 68/2012/TT-BTC, ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, việc mua sắm, sửa
chữa tài sản của các đơn vị đã được quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát, lãng phí NSNN.
Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán và cho phép số dư dự toán từ nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) cuối năm không chi hết được chuyển sang năm sau đã tạo chủ động cho đơn vị dự toán trong chi tiêu và sử dụng ngân sách. Hiện tượng chi chạy kinh phí vào những ngày cuối năm đã được hạn chế tối đa. Việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kinh phí đã thúc đẩy đơn vị áp dụng các biện pháp quản lý trong chi tiêu nhằm tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
3.2.5.2. Công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Thái Nguyên đã phát hiện nhiều khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và từ chối thanh toán nhiều tỷ đồng. Số liệu kiểm soát chi NSNN và từ chối thanh toán qua KBNN Thái Nguyên trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đơn vị tính 1 Đơn vị chưa chấp hành đúng
điều kiện chi quy định 243 283 300 đơn vị
2 Số món từ chối 337 430 450 món
3 Số tiền từ chối thanh toán 11.633 23.954 22.081 triệu đồng 4 Trong đó:
- Vượt, không có dự toán 2.062 14.562 6.568 triệu đồng
- Vượt tồn quỹ NS 292 247 362 triệu đồng
- Sai số tiền bằng chữ, bằng số 533 510 337 triệu đồng
- Sai mục đích, không đúng chế độ, định mức, chứng từ không hợp lệ
8.746 8.635 14.814 triệu đồng
Trong số các khoản chi lớn KBNN tỉnh Thái Nguyên đã từ chối thanh toán cho các đơn vị, các nội dung như: Mua sắm trang, thiết bị, chi vượt dự toán, chi sai chế độ, mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn và chứng từ không hợp lệ là những nội dung các đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh thường mắc phải và đưa ra dự toán chưa hợp lý. Lý do là vì hiện tại đa phần trang, thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại của các đơn vị, cơ quan đều đã cũ, có nhiều đơn vị chưa được đổi mới trong khoảng chục năm trở lại đây.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách tỉnh qua KBNN Thái Nguyên còn một số vấn đề cần phải được UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài chính, KBNN Thái Nguyên và các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh cần quan tâm, tháo gỡ.
Một là, nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phí không thường xuyên, kinh phí hoạt động sự nghiệp không được UBND tỉnh giao hết cho các đơn vị dự toán ngay từ đầu năm. Điều đó đã làm cho các đơn vị dự toán không chủ động trong việc triển khai các nội dung liên quan đến mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và các nội dung chi thuộc các nguồn kinh phí trên. Mặt khác, số dư nguồn kinh phí này cuối năm không chi hết muốn chuyển sang năm sau, đơn vị phải có văn bản đề nghị và phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Quy định như vậy đã dẫn tới tình trạng đơn vị dự toán tổ chức mua sắm, sửa chữa tài sản bị dồn nhiều vào những ngày cuối năm. Quy trình mua sắm, sửa chữa thường không đảm bảo quy định. Đặc biệt, đối với những gói thầu mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng phải thực hiện chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu sẽ không đủ thời gian để tiến hành các bước theo quy định. Tình trạng đơn vị chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ thầu hoặc mua sắm trực tiếp còn khá phổ biến. Thời gian trên hồ sơ mua sắm thường không đảm bảo lô gíc và hợp lý như ngày phê duyệt dự toán mua sắm, báo giá đơn vị gửi đến, ngày ra quyết định lựa chọn nhà thầu, ngày ký hợp đồng và bàn giao thanh lý hợp đồng chỉ trong vòng có vài ngày, thậm chí trong cùng một ngày.
Hai là, thực hiện Thông tư 33/2006/TT-BTC, ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu chi tiền mặt qua KBNN, KBNN Thái Nguyên đã tăng cường công tác kiểm soát chi, đôn đốc các đơn vị dự toán tăng cường áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như mở tài khoản cá nhân để trả lương, thu nhập qua tài khoản ATM; các khoản chi mua sắm, sửa chữa, dịch vụ của đơn vị khi ký hợp đồng với các doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản mở tại ngân hàng phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản... Tuy nhiên, do thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM của các ngân hàng trên địa bàn chưa phát triển, các đơn vị còn rút và tạm ứng nhiều tiền mặt về quỹ để chi lương, chi thanh toán các khoản cho cá nhân và cả các khoản mua sắm vật tư văn phòng, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định hay sửa chữa tài sản cố định.
Ba là, đội ngũ cán bộ làm kế toán tại các đơn vị chưa được đào tạo bồi dưỡng bài bản, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ giữ chức danh kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) tại các đơn vị chưa được đào tạo, cấp chứng chỉ theo đúng quy định của luật kế toán, nên chứng từ chi NSNN gửi đến kho bạc thường có nhiều sai sót như sai nội dung chi, sai mục lục ngân sách, thiếu dấu, chữ ký; thiếu hồ sơ kiểm soát chi...
Bốn là, các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn đã được giao quyền tự chủ trong quản lý và sử dụng kinh phí. Theo quy định, đơn vị phải lập Quy chế chi tiêu nội bộ gửi Kho bạc làm căn cứ kiểm soát chi và trích lập các quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều đơn vị chưa ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ gửi Kho bạc làm căn cứ kiểm soát. Có đơn vị đã xây dựng Quy chế những quy định về phân phối, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên không đầy đủ, không rõ ràng, quy định về trích lập các quỹ, phân phối thu nhập từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi còn chung chung, gây khó khăn trong việc kiểm soát chi, hạch toán trích lập các quỹ và quyết toán kinh phí của đơn vị.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên