Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Thái Nguyên nói riêng, song trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả nghiên cứu chỉ đề cập tới một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu hoàn chỉnh, các văn bản dưới Luật còn

Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS, định mức kinh tế kỹ thuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được 70 - 80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm ban hành. Có thể thấy như các định mức, đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng... chậm được ban hành dẫn đến hiệu quả là chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với hoạt động phục vụ công cộng này.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng NS chưa sâu sắc, chưa sâu rộng, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Thứ tư, về công tác lập dự toán chi thường xuyên NS tại một số đơn vị của tỉnh còn bị coi nhẹ, trình độ đội ngũ cán bộ và lập dự toán chưa chuyên sâu, chưa có bộ phận chuyên trách ở một số đơn vị cho lĩnh vực lập dự toán. Lập dự toán còn chưa bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Số liệu dự toán chủ yếu là ước thực hiện năm trước để lập dự toán cho năm kế hoạch, tình hình giá cả tăng, chế độ chi tiêu thay đổi... gây khó khăn cho bộ phận NS tỉnh trong việc tổng hợp.

Thứ năm, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên NS: bổ sung dự toán chi từ nguồn dự phòng cho tiết kiệm chi và chi khác NS tỉnh còn nhiều, từ đó tạo tính ỷ lại cho một số đơn vị dự toán trong công tác lập dự toán hàng năm. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số lãnh đạo các đơn vị còn chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu NS, còn tư tưởng vận dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi thường xuyên NS. Phân cấp quản lý NS còn nhiều tồn tại, chưa phù hợp gây tác động không nhỏ đến quá trình quản lý chi thường xuyên NS tỉnh, làm NS tỉnh ở thế bị động.

Thứ sáu, về quyết toán chi thường xuyên NS: đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các đơn vị chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc, trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều giữa các đơn vị, vì ở nhiều đơn vị, không có kế toán NS chuyên trách mà phải kiêm nhiệm nên chưa phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán vào các chương trình kế toán máy, cuối năm công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán thường chậm trễ, dẫn đến công tác lập báo cáo quyết toán NS tỉnh không đảm bảo thời gian.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên NS thực hiện chưa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ chức phối hợp, hình thức xử lý chưa nghiêm minh, xử phạt chưa đúng mức. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên NS chưa thực sự chặt chẽ, chưa xử phạt triệt để, có những sai phạm được phát hiện nhưng đối tượng vi phạm chưa thực hiện qua nhiều năm nên tỉnh vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm, tuy có phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách áp dụng đã cũ nhưng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý chưa thực sự sâu sát.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Phương hướng tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Thái Nguyên thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)