Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 79)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

* Bộ máy quản lý:

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách nói chung và chi thường xuyên ngân sách nói riêng, người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách nói chung và chi thường xuyên ngân sách nói riêng.

* Cơ sở vật chất:

Vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. Đặc thù công việc là làm việc với những giá trị lớn, nên trang thiết bị hiện đại, tốc độ cao là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống máy móc thiết bị tại các cơ quan, đơn

vị liên quan đến công tác quản lý thu, chi NSNN đã khá lỗi thời, tốc độ chậm chạp khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các các đơn vị đã nhiều lần kiến nghị xin chi nâng cấp, nhưng vì nguồn vốn của tỉnh còn khá hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong tỉnh nên cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

* Trình độ cán bộ quản lý ngân sách:

Đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Tài chính về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực có mặt còn một số hạn chế, cán bộ trẻ chiếm 3/5 tổng số cán bộ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách dẫn đến gặp nhiều khó khăn. Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp cộng tác của các phòng ban, đơn vị có liên quan, tập thể lãnh đạo và cán bộ Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên đã phát huy ngày càng tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, sai sót giúp cho các đơn vị dự toán của tỉnh làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)