5. Bố cục của luận văn
1.3. Tổng quan nghiên cứu
Trước khi đề tài này được tiến hành nghiên cứu đã có một số nghiên cứu trong nước về vấn đề quản lý chi NSNN nói chung, quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng và những vấn đề liên quan. Qua tham khảo và tổng hợp, tác giả nhận thấy, các nghiên cứu ngày càng đi sâu theo hướng bóc tách từng nội
dung trong quản lý chi NSNN để nghiên cứu. Tuy vậy, các nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh chưa nhiều. Những nghiên cứu đã công bố đạt được những kết quả tốt, có thể sử dụng để tham khảo khi hoạch định chính sách cho các địa phương cùng cấp hoặc có những điểm tương đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, các nghiên cứu đó vẫn còn những hạn chế hoặc những tồn tại chưa được giải quyết. Đó chính là “khoảng trống nghiên cứu”, là cơ hội để triển khai những nghiên cứu tiếp theo.
Những vấn đề lý luận về NSNN, kiểm soát chi NSNN, quản lý NSNN đã được hệ thống hóa trong các nghiên cứu của Ngô Phùng Hưng (2011), Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011). Các nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý NSNN, trong công tác kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước cấp quận/huyện, trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN, hạn chế hiện tượng tham ô, lãng phí gây thất thoát NSNN. Tuy vậy, nội dung chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong nghiên cứu của Ngô Phùng Hưng và Huỳnh Thị Cẩm Liên còn mờ nhạt.
Khác với Ngô Phùng Hưng và Huỳnh Thị Cẩm Liên, trong nghiên cứu của mình, Lương Ngọc Tuyền (2005) của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Những nội dung cơ bản và nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước đã được chỉ ra. Song, đáng tiếc là nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc tăng cường kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước mà chưa nhận diện và phân tích sâu sắc được những bất cập trong chi thường xuyên NSNN cấp quận/huyện, đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới những khó khăn trong công tác kiểm soát và làm giảm hiệu quả của quá trình quản lý chi NSNN tại địa bàn nghiên cứu.
Nếu như nghiên cứu của Tuyền (2005) đã chỉ ra những nội dung cơ bản và các nguyên tắc chủ yếu trong quản lý chi thường xuyên NSNN qua Kho
bạc Nhà nước thì nghiên cứu của Thân Tùng Lâm (2012) đã bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề quản lý chi thường xuyên NSNN bằng nội dung cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn cấp tỉnh và đã làm rõ thêm nội dung về công tác kiểm soát loại chi tiêu này qua khảo sát địa bàn là tỉnh Gia Lai. Bên cạnh những đóng góp đó, hạn chế trong nghiên cứu của Thâm Tùng Lâm là chưa làm rõ được nội dung chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh.
Thêm một bước phát triển về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN, Trần Quốc Vinh (2009) trong một nghiên cứu khảo sát các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN địa phương. Trần Quốc Vinh đã phân tích thực trạng quản lý NSNN và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý NSNN vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020.
Với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020”, Tô Thiện Hiền (2012) đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về NSNN, đặc biệt, tác giả đã đề cập và làm rõ được mối quan hệ biện chứng giữa cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo nguyên tắc phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ (địa phương). Đây là đóng góp mới rất quan trọng của tác giả tại thời điểm nghiên cứu, thực tiễn hiện nay cho thấy mối quan hệ dựa trên nguyên tắc phát triển kinh tế ngành, phát triển vùng lãnh thổ rất phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trong tương lai để đảm bảo mục tiêu bền vững. Tô Thiện Hiền đã đề xuất được các giải pháp quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên các góc độ khác nhau: phân cấp rõ hơn trong quản lý thu - chi giữa trung ương và địa phương; những giải pháp về quy trình thực hiện NSNN (lập dự toán, chấp hành, quyết toán); giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong tự chủ ngân sách và mở rộng quyền tự quyết của ngân sách cấp xã để ngân sách cấp xã thực sự trở thành một cấu thành quan trọng của NSNN.
Vẫn về nội dung chi thường xuyên NSNN, nhưng chỉ đi sâu vào một nội dung của quản lý NSNN là hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN, Đỗ Thị Thu Trang (2012) đã có một cách tiếp cận mới, đó là tiếp cận công tác kiểm soát chi NSNN theo yêu cầu đổi mới quản lý tài chính công và kiểm soát chi tiêu, cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn nghiên cứu là tỉnh Khánh Hòa theo hướng nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Với hạn chế về thời gian, tác giả mới chỉ tiếp cận được một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, các nghiên cứu nước ngoài có liên quan chưa được tiếp cận. Tổng quan những nghiên cứu được tiếp cận cho thấy, vấn đề quản lý NSNN đã được khá nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu bởi tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Việc phân tách từng nội dung cụ thể trong quản lý NSNN nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng là xu hướng đang ngày càng phổ biến sau một giai đoạn các nghiên cứu khái quát về NSNN và chi NSNN đã được triển khai và công bố kết quả nghiên cứu. Mặc dù vậy, vấn đề quản lý chi thường xuyên NSNN tại các địa phương cấp tỉnh còn chưa được nhiều nghiên cứu đề cập và phân tích sâu, luận giải các nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp nhằm chi tiêu NSNN có hiệu quả cao hơn. Đây chính là cơ hội để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn nhằm góp phần cùng các tác giả khác hoàn thiện hơn các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực NSNN tại Việt Nam.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu này cần trả lời được các câu hỏi sau: 1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Thái Nguyên ra sao?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh?
3. Giải pháp nào cần thực thi để tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ở Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là thông tin thứ cấp. Các thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
-Những tài liệu, các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
-Các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về NSNN; -Các giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành về Quản lý kinh tế, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học vi mô, Lý thuyết tài chính - tiền tệ... ;
-Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố;
-Các báo cáo của địa phương và các cơ quan trong tỉnh có liên quan như: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2016; báo cáo quyết toán thu, chi NSNN tỉnh Thái Nguyên các năm 2014 đến 2016; báo cáo kiểm soát chi NSNN tỉnh Thái Nguyên;
-Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014, 2015, 2016...vv.
2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả quản lý chi thường xuyên NSNN giữa các năm, các thời kỳ, hoă ̣c cơ cấu các loa ̣i chi thường xuyên NSNN...
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác thu - chi NSNN của tỉnh
- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình tổng thu NSNN tỉnh. - Chỉ tiêu phản ánh về tình hình tổng chi NSNN tỉnh.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh xuyên NSNN cấp tỉnh
Trong công tác quản lý chi thường xuyên NS tỉnh, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NS tỉnh. Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND cấp tỉnh phải đánh giá cơ cấu chi NSNN. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.
Tỷ lệ tăng chi dự toán NS = DT năm (n-1) DT năm n x 100
Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán chi thường xuyên NSNN.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác Quản lý chấp hành dự toán chithường xuyên NSNN cấp tỉnh thường xuyên NSNN cấp tỉnh
+ Tổng số các khoản chi thường xuyên NSNN: Chi trợ giá chính sách, chi sự nghiệp, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính, chi quốc phòng an ninh, chi khác NS.
+ Trong chi sự nghiệp: Chi sự nghiệp Kinh tế, chi sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, chi sự nghiệp Y tế, chi sự nghiệp Khoa học công nghệ, chi sự nghiệp Văn hóa, thể thao & du lịch, chi sự nghiệp Phát thanh truyền hình, chi sự nghiệp Môi trường.
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh xuyên NSNN cấp tỉnh
+ Kết quả quyết toán ngân sách các năm. + Tỷ trọng các mục được quyết toán.
Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh được đánh giá thông qua việc thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trên: lập dự toán, chấp hành, quyết toán, kiểm tra... và quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh thường xuyên NSNN cấp tỉnh
2.3.6. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN quản lý chi thường xuyên NSNN
- Các yếu tố chủ quan: Bộ máy quản lý, cơ sở vật chất, trình độ cán bộ quản lý ngân sách.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích
đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 18.600 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có gần 17.000 ha chè kinh doanh, sản lượng chè hàng năm đạt 200.000 tấn búp tươi. Hiện, diện tích cây ăn quả của tỉnh khoảng 17,1 nghìn ha trong năm 2015, diện tích trồng mới là 528ha, tăng 71,4% so với năm 2014. Có thể phát triển các loại cây như: vải, nhãn, cam, quýt, bưởi, chanh, na, táo, chuối... (http://congbaothainguyen.gov.vn)
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Thời gian qua, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển khá toàn diện, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,