5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thời gian qua, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển khá toàn diện, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết khá tốt đời sống kinh tế xã hội; tăng dần thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ huy động ngân sách cũng được tăng lên một cách đáng kể.
Cuối năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 15,2%, vượt 3,2% so với kế hoa ̣ch đề ra đầu năm; Thu ngân sách nhà nước trong cân đối cuối năm 2016 đạt 9.562 tỷ đồng, vượt 67,98% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 7.862 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1700 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong những năm qua, sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã góp phần quan trọng vào các mục tiêu đảm bảo ổn định và an sinh xã hội. Theo số liệu cuố i năm 2016, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3.298 tỷ đồng, tăng 5,4% so cùng kỳ. Bộ mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, đời
Sản xuất công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng rất ấn tượng do Thái Nguyên là một trong những địa phương thu hút nhiều nguồn vốn FDI nhất trong cả nước cho phát triển công nghiệp (đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong năm 2015 với 3,35 tỷ USD). Cuối năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn đạt 477.485 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch cả năm, tăng 26,7% so với cuối năm 2015.
Sự phát triển mạnh mẽ của nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp trong thời gian qua là cơ sở quan trọng tạo nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh. Kết quả cụ thể được thể hiện rõ trong bảng số liệu 3.1 về tình hình thu NSNN từ năm 2014 đến 2016 của tỉnh Thái Nguyên như sau:
Bảng 3.1: Tình hình thu NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq I Tổng thu 5.077.654 7.484.844 9.735.210 147.4 130.1 138.7
1 Thu cân đối NSNN 4.914.420 7.320.081 9.562.784 149.0 130.6 139.8 - Thu nội địa 4.164.760 5.899.536 7.862.747 141.7 133.3 137.5 - Thu hải quan 749.660 1.420.545 1.700.037 189.5 119.7 154.6
2 Các khoản thu để lại
đv chi QL qua NSNN 163.234 164.763 172.426 100.9 104.7 102.8
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NS tỉnh giai đoạn 2014 - 2016 của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng 3.1 trên có thể thấy việc thực hiện thu NSNN tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đều tăng trưởng khá ổn định. Bình quân thu NSNN năm sau cao hơn năm trước là 138.7%. Đồng thời chi NSNN nói chung và đặc biệt là chi NSNN tỉnh đều tăng qua các năm. Tình hình chi NSNN cấp tỉnh từ năm 2014 đến 2016 của tỉnh Thái Nguyên được phản ánh qua số liệu ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tình hình chi NSNN cấp tỉnh tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Tổng chi 8.667.082 10.479.618 12.244.252 120.9 116.8 118.9
1 Chi đầu tư phát triển 1.697.405 2.500.120 3.171.364 147.3 126.8 137.1
Tỷ trọng 19,59% 23,86% 25,9%
4 Chi thường xuyên 5.881.663 6.315.330 6.809.504 107.4 107.8 107.6
Tỷ trọng 67,86% 60,26% 55,61%
5 Chi bổ sung quỹ dự
trữ tài chính 1.000 1.000 1.000 100.0 100.0 100.0
Tỷ trọng 0,01% 0,01% 0,01%
6 Chi chuyển nguồ n 1.087.016 1.663.168 2.262.384 153.0 136.0 144.5
Tỷ trọng 12,54% 15,87% 18,48%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NS tỉnh giai đoạn 2014 - 2016 của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên)
Từ bảng 3.2 chúng ta có thể thấy rõ. Tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên là rất lớn. Đặc biệt là chi thường xuyên NSNN, luôn chiếm từ 50% - 60% tổng chi NSNN cấp tỉnh. Đây là khoản chi quan trọng nhất, giúp cho bộ máy nhà nước của tỉnh Thái Nguyên duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.