5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN; kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh tại Thái Nguyên như sau:
Một là, các địa phương khác nhau có trình đô ̣ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có cơ chế phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách khác nhau nhưng đều phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN cho phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Hai là, phải chú trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi thường xuyên NSNN nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của Nhà nước).
Ba là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Bốn là, tập trung thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi thường xuyên NSNN trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN).
Năm là, việc triển khai các hoa ̣t động quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên đi ̣a bàn và phải liên tu ̣c hoàn thiê ̣n cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo mức đô ̣ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bằng các cơ chế đặc thù, theo phân cấp UBND tỉnh có thể quyết định ban hành các định mức chi tiêu cho phù hợp nhằm khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sáu là, quan tâm nghiên cứu xây dựng quy trình, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ đó; Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính; Tổng hợp, báo cáo kết quả và tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Kinh nghiệm của các địa phương khác là rất quý báu và bổ ích tuy nhiên, do cơ chế quản lý, điều hành, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong từng thời kỳ là khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của đi ̣a phương khác vào thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên phải sáng ta ̣o, hợp lý, linh hoa ̣t, tránh dập khuôn, máy móc.