5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân đối vớ
có thu nhập từ tiền lương, tiền công
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó.
1.1.5.1. Các nhân tố từ cơ quan quản lý nhà nước a) Chính sách, pháp luật của Nhà nước:
Mọi hoạt động quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương đều được dựa trên các văn bản pháp quy về thuế từ đó làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,...và đây cũng là căn cứ để cán bộ của Cục thuế thực hiện thanh kiểm tra thuế đối với NNT, thực hiện xử phạt những trường hợp vi phạm để đảm bảo nguồn thu cho Cục thuế cũng như cho NSNN. Vì vậy, một hệ thống văn bản phát luật đảm bảo được tính: đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, công bằng sẽ tăng thêm tính khả thi của loại thuế đó, thúc đẩy được công dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng như giúp cho công tác quản lý thuế trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại nếu hệ thống văn bản này không đầy đủ, không hoàn chỉnh, khó hiểu, thiếu đi sự công bằng thì sẽ gây khó khăn không chỉ cho NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mà còn có tác động mạnh tới công tác quản lý thu thuế. Đặc biệt, đối với thuế thu nhập cá nhân, loại thuế có tác động rất lớn đến các đối tượng nộp thuế thì hệ thống văn bản pháp quy càng đòi hỏi chặt chẽ, hoàn chỉnh.
b) Khả năng kiểm soát các giao dịch kinh tế của cơ quan nhà nước nhờ hệ thống thanh toán qua ngân hàng:
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là một nền kinh tế tiền mặt, đa phần các công ty vẫn thực hiện chi trả thu nhập cho công nhân thông qua hình thức tiền mặt, chỉ một số ít công ty, cơ quan ban ngành lớn thực hiện việc thanh toán
chi trả lương cho người làm qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, đối với công tác quản lý thuế thì rất để có thể kiểm soát thu nhập của các cá nhân một cách chính xác và hiệu quả, đặc biệt là đối với những cá nhân làm một lúc nhiều công việc nhưng không thực hiện kê khai đối với cơ quan quản lý. Nếu thực hiện thay đổi cơ chế thanh toán từ tiền mặt sang thanh toán qua thẻ tín dụng ngân hàng sẽ giúp cơ quan thuế thực hiện kiểm soát nguồn thu dễ dàng hơn, đặc biệt là trong việc thu hồi nợ đọng thuế.
c) Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan thuế trong quản lý thuế
Cơ quan thuế không thể một mình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả thì rất cần sự phối hợp của các ban ngành, các cơ quan quản lý khác trong khối nhà nước. Do thuế thu nhập cá nhân là loại thuế khá đa dạng nó có liên quan tới nhiều ban ngành khác nhau như: cơ quản lý lao động, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh... vì vậy, mặc dù cơ quan thuế là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý thuế nhưng lại cần sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan trong khối quản lý nhằm quản lý tốt hơn người nộp thuế về nguồn thu và thông tin cơ bản khác có liên quan tới việc giảm trừ thuế, miễn thuế.
1.1.5.2. Các nhân tố từ phía cơ quan thuế a) Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế
Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế cần phải được tổ chức hợp lý theo quy định của pháp luật. Trong đó, nhiệm vụ của từng phòng, từng cán bộ cấn được phân công trách nhiệm rõ ràng, có tiêu chí đánh giá cụ thể về chất lượng công việc sẽ tăng tính trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng của cả Cục thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi từ trong bộ máy của cơ quan thuế phải tốt, mọi cán bộ phải có trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình dần tạo nên một bộ máy quản lý thống nhất, chặt chẽ, từ đó mới có thể quản lý tốt người nộp thuế thực trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với thuế.
b) Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế:
Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý tốt hơn và nhanh hơn, đặc biệt là trong các công tác phán đoán, phân tích các tình huống phức tạp. Bên cạnh đó sẽ giúp người nộp thuế tin tưởng vào bộ máy quản lý cũng như cơ chế quản lý thuế của nhà nước. Ngoài nhân tố trình độ chuyên môn, thì cũng cần chú trọng tới nhân tố quan trọng đó là đạo đức. Một người cán bộ trình độ chuyên môn tốt thì cũng cần phải có đạo đức, nhân phẩm tốt thể hiện ở việc: thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thuế, tôn trọng người nộp thuế và luôn giữ bản thân trong sạch không bị ảnh hưởng bởi các đối tượng xấu. Cả hai nhân tố này tác động mạnh vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế TNCN, từ cung cách quản lý, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.
c) Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả tốt thì cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò không nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại cùng những phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp công tác quản lý dễ dành hơn đặc biệt là trong việc tiếp nhận tờ khai thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, quá trình phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra đều là những công việc mang tính chất tỉ mỉ, mất thời gian và độ chính xác cao nên đòi hỏi trình độ kỹ thuật của CQT phải hiện đại. Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý thuế từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế cũng cần sự hỗ trợ tích cực từ cơ sở vật chất và các kỹ thuật hiện đại.
d) Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế và hỗ trợ người nộp thuế
Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy, tổ chức bộ máy quản lý, trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì công tác tuyên truyền cũng có tác động tới việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng. Việc ban hành các nghị định, thông tư, quyết định về thuế có được hoàn hảo hay không, có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu
sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế. Để nội dung của chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế thật phù hợp cả về nội dung và hình thức. Công tác này cần phải được thực hiện nghiêm túc từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân trong xã hội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế nếu được thực hiện tốt từ trong chính cơ quan thuế thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn. Vì người thực hiện phổ biến, tuyên truyền tới người dân chính là cán bộ thuế, do vậy cán bộ thuế cần phải năm rõ những chính sách thuế thì mới có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tới mọi người dân trong xã hội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về luật thuế của nhà nước. Qua đó, người nộp thuế có thể hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc nộp thuế và rõ ràng chỉ khi thực sự hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình thì người nộp thuế mới thực hiện tốt công tác nộp thuế. Do vậy, nếu công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc thì sẽ thúc đẩy được tinh thần trách nhiệm của người nộp thuế cũng như giúp cho công tác quản lý thuế trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
1.1.5.3. Các nhân tố từ phía người nộp thuế
NNT là nhân tố chính trong công tác quản lý thuế. Đại bộ phận người dân nhận thức về thuế còn ở mức hạn chế, chưa hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Khi người dân hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với thuế thì người nộp thuế sẽ có ý thức chấp hành luật thuế tốt hơn, sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế và hành vi trốn thuế hay nói cách khác sẽ giúp công tác quản lý thuế trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong công tác thanh tra kiểm tra thuế, và thu hồi nợ đọng thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Đối với những người nộp thuế chưa hiểu biết rõ về thuế, thường sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách đối phó, dễ có những hành động quá khích đối với cán bộ thực thi nghĩa vụ, gây ra khó khăn đối với cán bộ thực thi nói riêng và Cục thuế nói chung. Vì vậy, công tác quản lý thuế đạt
được hiểu qua tốt hơn khi có sự hợp tác từ phía người nộp thuế, hay nói cách khác khi mà người nộp thuế nhận thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình tự ý thức chấp hành pháp luật thuế.
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công tại tỉnh Yên Bái