Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế TNCN đối với tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế TNCN đối với tỉnh Yên Bái

- Để phù hợp với thực tế, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các đơn vị khác thì về quản lý Thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành chính cho cả NNT và cơ quan thuế. Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tượng rủi ro cao.

- Mẫu biểu kê khai Thuế TNCN cần cải tiến đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Về phương pháp kê khai nên áp dụng phương pháp hạn chế. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các đối tượng chịu thuế phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng hợp lý trong quản lý.

- Cải thiện công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, tập trung xây dựng theo kế hoạch đảm bảo được cả về nội dung và hình thức.

- Ngành Thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua.

- Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua đến năm 2020?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Thông tin bên trong là các thông tin của các bộ phận chức năng trong công ty như phòng kế toán, thống kê, bán hàng, phân xưởng sản xuất… hoặc các tài liệu thuộc nội ngành kinh doanh…

Thông tin bên ngoài là thông tin từ các bộ phận chức năng ngoài ngành và doanh nghiệp hoặc các nguồn khác trên thị trường như: số liệu của cơ quan thống kê thành phố hoặc cả nước, số liệu của viện nghiên cứu kinh tế trung ương và thành phố, sách tham khảo, các tạp chí định kỳ hoặc báo hàng ngày…

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ:

- Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng hợp về công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế tỉnh; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Nguồn bên ngoài: các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng, các văn bản pháp lý quy định về thuế thu nhập cá nhân, quản lý thuế thu nhập cá nhân, các bài luận văn, luận án liên quan tới tình hình quản lý thuế TNCN trước đây,….

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập là những người nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Xác định cỡ mẫu thông qua công thức SLovin, cụ thể cỡ mẫu được tính như sau:

n =

N 1 + N(e)2 Trong đó:

n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)

Tổng số người nộp thuế TNCN có thu nhập từ tiền lương, tiền công tính tới năm 2016 là 1.135 người . Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 10%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:

n =

1.135 1 +1.135(0,1)2

Số người nộp thuế được chọn để phỏng vấn là: 92 người.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả sử tiến hành các phương pháp xử lý thông tin mang lại độ chính xác cao là Excel trên máy tính. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện tính toán các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động qua các năm. Tùy vào từng chỉ tiêu tác giả sử dụng các phương pháp biểu thị số liệu khác nhau.

2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt đối và số tương đối toán để phân tích, đánh giá. Từ đó xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác quản lý thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công.

- Phương pháp biểu thị số liệu: + Phương pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

+ Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

- Phương pháp phân tích thông tin:

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

+ Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.

+ Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

- Số lượng các doanh nghiệp, tổ chức được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ về thuế: Các dịch vụ hỗ trợ về thuế như tập huấn cho người nộp thuế; tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế; hướng dẫn chính sách thuế bằng văn bản, qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan thuế. Thông qua các chỉ tiêu này đánh giá được mức độ quan tâm chăm sóc, giúp đỡ pháp lý cho người nộp thuế của cơ quan thuế.

- Số doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện kê khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai mã vạch hai chiều trên tổng số doanh nghiệp, tổ chức: Đây là phần mềm của ngành thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp kê khai thuế trên ứng dụng của máy tính và được kết xuất ra văn bản giấy hoặc gửi cơ quan thuế qua mạng internet. Sau đó được cơ quan thuế tự động nhập vào ứng dụng của ngành thông qua thiết bị đọc mã vạch hai chiều.

Qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác lập dự toán thuế

- Tỷ lệ thực thu thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên số dự toán của Cục thuế

Tỷ lệ hoàn thành dự toán (%) = Số thuế thực thu x 100 Số thuế dự toán

Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác dự toán thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công lương, tiền công

- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn (nộp chậm) trên tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp Tỷ lệ số hồ sơ nộp đúng hạn (nộp chậm) (%) = Tổng số hồ sơ nộp đúng hạn (nộp chậm) x 100 Tổng số hồ sơ thuế nộp

Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý người nộp thuế, đôn đốc kê khai thuế, phản ánh ý thức của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thu nhập từ tiền lương, tiền công

- Tỷ lệ tiền nợ thuế so với số thuế thực thu:

Tỷ lệ nợ thuế (%) =

Tổng số tiền nợ thuế

x 100 Tổng số thuế thực thu

Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG,

TIỀN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái và Cục Thuế tỉnh Yên Bái

3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bái có toạ độ địa lý từ 21024’ - 22016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông, phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La và phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Diện tích toàn tỉnh là 688,627.64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc.

Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc và là trung tâm của một trong những tuyến hành lang kinh tế trọng yếu Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, Yên Bái có hệ thống giao thông tương đối đa dạng bao gồm 4 tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 70 nối Yên Bái với Phú Thọ và Lào Cai; Quốc lộ 37 nối liền 7 tỉnh, thành phố trong đó có Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La; Quốc lộ 32 đi qua 4 tỉnh, Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; và Quốc lộ đi Phú Thọ và Sơn La. Tuyến đường sắt xuyên Á Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có 02 tuyến đường thủy chính là tuyến sông Hồng và tuyến hồ Thác Bà. Với yếu tố giao thông đa dạng Yên Bái đã có cơ hội thuận lợi để tăng cường hội nhập và trao đổi kinh tế không chỉ với các tỉnh trong vùng và trung tâm kinh tế trọng điểm trong nước mà còn kết nối kinh tế ngoài nước, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

3.1.1.2. Dân số và nguồn lực

Tỉnh Yên Bái tái lập (1990) có diện tích tự nhiên 6,882.9 km2, dân số 792,710 người, trong đó dân cư sống tại thành thị 161.650 người chiếm 20,39%, khu vực nông thôn là 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh,mật độ dân số trung bình 114 người/km2. Hiện nay tỉnh có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh (chiếm 54%), Tày (chiếm 17%), Dao (chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa...

Hiện nay tỉnh có 688.627,64 ha diện tích tự nhiên, xếp thứ 8 về quy mô đất đai trong số 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc. Tỉnh Yên Bái bao gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn).

3.1.1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội

Là một tỉnh vùng núi, vị trí địa lý cách khá xa trung tâm kinh tế lớn, tuy vậy Yên Bái đã có nhiều cố gắng và nỗ lực tận dụng những ưu điểm, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều thành tựu.

Thời gian qua, Yên Bái đã có sự tăng trưởng về kinh tế khá cao và ổn định, đạt 100% chỉ tiêu kinh tế đã đạt ra trong năm 2016, trong đó có một số chỉ tiêu đã đạt được kết quả vượt chỉ tiêu như là: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 11.057 tỷ đồng (kế hoạch là 11.000 tỷ đồng); Giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 75,7 triệu USD (kế hoạch là 75 triệu USD); Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.255 tỷ đồng (kế hoạch là 1.750 tỷ đồng).

- Về Giáo dục- Đào tạo: có 154 trường mẫu giáo, 52 trường tiểu học, 36 trường Trung học cơ sở, 24 trường Trung học phổ Thông, và 153 Trường Phổ thông cơ sở. Số lượng giáo viên và học sinh hằng năm tăng ổn định, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ Thông đạt 98.12%.

- Về Y tế: tỉnh có tổng 209 cơ sở y tế, trong đó 9 Bệnh viện, 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 19 Phòng khám đá khoa khu vực, 108 Trạm y tế xã, 1 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp. Cán bộ ngành y 2,348 người, và 293 cán bộ ngành dược. 116 kỹ thuật mới được áp dụng trong điều trị và được bảo hiểm y tế chi trả.

3.1.1.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái

Với vị thuộc địa phận vùng núi Phía Bắc, tổng diện tích đất tự nhiên là

6.886,28 km2, trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 84,96% diện tích đất

tự nhiên, Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi về đất thích hợp canh tác lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế..., đứng thứ 2 trong cả nước về tỷ lệ che phủ của rừng trên 62%. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp là một trong

những thế mạnh của tỉnh với sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các

loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)