Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái và Cục Thuế tỉnh Yên Bái
3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bái có toạ độ địa lý từ 21024’ - 22016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông, phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La và phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Diện tích toàn tỉnh là 688,627.64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc và là trung tâm của một trong những tuyến hành lang kinh tế trọng yếu Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, Yên Bái có hệ thống giao thông tương đối đa dạng bao gồm 4 tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 70 nối Yên Bái với Phú Thọ và Lào Cai; Quốc lộ 37 nối liền 7 tỉnh, thành phố trong đó có Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La; Quốc lộ 32 đi qua 4 tỉnh, Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; và Quốc lộ đi Phú Thọ và Sơn La. Tuyến đường sắt xuyên Á Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có 02 tuyến đường thủy chính là tuyến sông Hồng và tuyến hồ Thác Bà. Với yếu tố giao thông đa dạng Yên Bái đã có cơ hội thuận lợi để tăng cường hội nhập và trao đổi kinh tế không chỉ với các tỉnh trong vùng và trung tâm kinh tế trọng điểm trong nước mà còn kết nối kinh tế ngoài nước, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
3.1.1.2. Dân số và nguồn lực
Tỉnh Yên Bái tái lập (1990) có diện tích tự nhiên 6,882.9 km2, dân số 792,710 người, trong đó dân cư sống tại thành thị 161.650 người chiếm 20,39%, khu vực nông thôn là 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh,mật độ dân số trung bình 114 người/km2. Hiện nay tỉnh có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh (chiếm 54%), Tày (chiếm 17%), Dao (chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa...
Hiện nay tỉnh có 688.627,64 ha diện tích tự nhiên, xếp thứ 8 về quy mô đất đai trong số 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc. Tỉnh Yên Bái bao gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn).
3.1.1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội
Là một tỉnh vùng núi, vị trí địa lý cách khá xa trung tâm kinh tế lớn, tuy vậy Yên Bái đã có nhiều cố gắng và nỗ lực tận dụng những ưu điểm, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều thành tựu.
Thời gian qua, Yên Bái đã có sự tăng trưởng về kinh tế khá cao và ổn định, đạt 100% chỉ tiêu kinh tế đã đạt ra trong năm 2016, trong đó có một số chỉ tiêu đã đạt được kết quả vượt chỉ tiêu như là: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 11.057 tỷ đồng (kế hoạch là 11.000 tỷ đồng); Giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 75,7 triệu USD (kế hoạch là 75 triệu USD); Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.255 tỷ đồng (kế hoạch là 1.750 tỷ đồng).
- Về Giáo dục- Đào tạo: có 154 trường mẫu giáo, 52 trường tiểu học, 36 trường Trung học cơ sở, 24 trường Trung học phổ Thông, và 153 Trường Phổ thông cơ sở. Số lượng giáo viên và học sinh hằng năm tăng ổn định, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ Thông đạt 98.12%.
- Về Y tế: tỉnh có tổng 209 cơ sở y tế, trong đó 9 Bệnh viện, 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 19 Phòng khám đá khoa khu vực, 108 Trạm y tế xã, 1 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp. Cán bộ ngành y 2,348 người, và 293 cán bộ ngành dược. 116 kỹ thuật mới được áp dụng trong điều trị và được bảo hiểm y tế chi trả.
3.1.1.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái
Với vị thuộc địa phận vùng núi Phía Bắc, tổng diện tích đất tự nhiên là
6.886,28 km2, trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 84,96% diện tích đất
tự nhiên, Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi về đất thích hợp canh tác lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế..., đứng thứ 2 trong cả nước về tỷ lệ che phủ của rừng trên 62%. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp là một trong
những thế mạnh của tỉnh với sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các
loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.
Yên Bái là tỉnh có diện tích và chất lượng quế lớn đứng thứ nhất trong toàn nước, với diện tích 30.000 ha, trồng tập trung ở các huyện Văn Yên (16.000 ha), huyện Trấn Yên (6.600 ha), huyện Văn Chấn (5.000 ha). Sản lượng hàng năm thu hoạch khá cao từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm. Ngoài ra, nơi đây còn là vùng có lợi thế lớn về chăn nuôi các loại trâu, bò, dê.. nhờ có diện tích đồng cỏ lớn và tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng.
Yên Bái có 3 hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm
Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Do đặc điểm
sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nhờ vậy Yên Bái trở thành một tiềm năng về thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.Sông Chảy chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với đặc điểm độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã được xây dựng thành Nhà máy thủy điện Thác Bà là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, hồ Thác Bà có diện tích trên 19,000 ha thích hợp để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thủy sản.
Vì là thuộc vùng đồi núi, rừng và đất rừng là một trong những tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 466.680 ha, trong đó 42.36% là đất rừng sản xuất. Nhờ vào sự phong phú và đa dạng của thực vật, gồm nhiều loại và họ khác nhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu... tỉnh Yên Bái dễ dàng thúc đẩy kinh tế trong nhiều lĩnh vực.
Nhờ vào địa lý và khí hậu tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng
… Tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ
lượng khoảng 200 triệu tấn, quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Những điều này đã thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào tỉnh, giúp cho ngành khai thác khoáng sản trong tỉnh phát triển. Ngoài ra, khoáng sản vật liệu xây dựng lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường.
Lợi thế địa hình đã giúp Yên Bái sỡ hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như là: Khu du lịch danh thắng hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ được bao bọc bởi dãy núi hùng vĩ;Hang động kỳ thú như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền, núi Chàng Rể và được gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi”,... là những tiềm năng về lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học quy mô lớn.
Khu vực miền tây (huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ) có cánh đồng Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai vùng Tây Bắc. Các danh lam thắng cảnh và điểm du lịch độc đáo như Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m - nơi có chè San Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, suối nước nóng Bản Bon - nguồn nước nóng thiên nhiên với độ nóng 35c - 45c; Vùng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp trong danh mục khu di tích - danh thắng cấp Quốc gia và được báo chí Mỹ ca ngợi là có vẻ đẹp ngoạn mục và tinh tế nhất trên thế giới; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện Văn Yên; hồ Đầm Vân Hội thuộc huyện Trấn Yên; khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải... rất thích hợp với việc phát triển các khu nghỉ sinh thái, hệ thống các nhà nghỉ đơn lập kiến trúc vùng cao, các khu sinh cảnh.
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời phục vụ cho du lịch văn hóa - tâm linh, như Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Khu chùa - Đền Hắc Y - Đại Cại, Đền Thác Bà, Động Hương Thảo, Chùa Ngọc Am... cùng
với văn hóa ẩm thực của các dân tộc và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú như múa xòe, múa khèn, hát giao duyên... là yếu tố thu hút khách du lịch cũng như nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Với những tiềm năng kinh tế có sẵn và nguồn đầu tư từ những doanh nghiệp cho thấy tình hình kinh tế tại Tỉnh Yên Bái phát triển khá ổn định. Với sự phát triển ổn định này sẽ giúp cho người dân tăng thu nhập cũng như những nguồn thu về thuế sẽ tăng mạnh hơn. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế này cũng đòi hỏi phải có cơ chế quản lý thuế hợp lý, đặc biệt là quản lý thuế thu từ cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, khi mà lượng cá nhân lao động tăng do sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan khối nhà nước. Cơ chế quản lý thuế hợp lý sẽ giúp tăng nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn.